Cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Đã hết thời ‘bùng nổ’ số lượng
Thay vì phát triển mạnh về số lượng như giai đoạn trước, thời gian gần đây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng triển khai cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4.
Với các dịch vụ công thiết yếu cho người dân, doanh nghiệp.
Chuyên gia khuyến nghị, các địa phương có thể chọn ra từ Danh mục chung cho các tỉnh, thành phố những dịch vụ công mà người dân, doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu lớn để cung cấp trực tuyến mức độ cao
Trong hơn 3 năm trở lại đây, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến để giải quyết các thủ tục hành chính đã được các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh, thể hiện rõ qua số lượng dịch vụ công trực tuyến được các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp không ngừng gia tăng.
Cụ thể, theo thống kê, tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được các cơ quan, đơn vị cung cấp trong các năm 2016, 2017, 2018 lần lượt là 828, 1.396 và 1.578 dịch vụ. Số liệu của Bộ TT&TT cho hay, tính đến quý III năm nay, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã cung cấp 1.720 dịch vụ. Trong khối các cơ quan thuộc Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan có cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 do địa phương cung cấp trong 3 năm từ 2016 – 2018 tăng rất mạnh, từ 11.409 dịch vụ trong năm 2016 lên 22.7.7 dịch vụ vào năm 2017 và đạt 47.774 dịch vụ vào năm 2018. Trong năm nay, tính đến hết quý III, các tỉnh, thành phố đã cung cấp 46.660 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Mặc dù các dịch vụ công trực tuyến đã phát triển với số lượng lớn, song trên thực tế tỷ lệ dịch vụ có phát sinh hồ sơ trực tuyến còn thấp, hiệu quả đạt được chưa cao. Cụ thể, theo thống kê, năm 2018, số lượng dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 49,85% với Bộ, ngành và với địa phương là 12,84%.
Video đang HOT
Số liệu thống kê mới nhất của Bộ TT&TT cho thấy, quý III/2019, trong 1.720 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các Bộ, ngành, có 821 dịch vụ có phát sinh hồ sơ trực tuyến, đạt 47,73%. Với các địa phương, số lượng dịch vụ có phát sinh hồ sơ trực tuyến chỉ là 8.062 dịch vụ, trong tổng số 46.660 dịch vụ đã được các tỉnh, thành phố cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4, đạt 17,27%.
Đáng chú ý, đánh giá về chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, Văn phòng Chính phủ cho rằng, việc lựa chọn, xây dựng các dịch vụ công để thực hiện thủ tục hành chính còn mang tính tự phát, hình thức và quan tâm đến số lượng. Thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến là những thủ tục đơn gian, chủ yếu là khai báo và không hoàn thành toàn bộ quy trình trực tuyến.
Bên cạnh đó, còn có tình trạng cung cấp các dịch vụ công chồng chéo giữa các Bộ, ngành và địa phương, dẫn đến tình trạng 1 dịch vụ công thực hiện thủ tục hành chính do cả Bộ và cả địa phương cung cấp. Ví dụ như: thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe, Hà Nội và TP.HCM triển khai xây dựng hệ thống riêng, không sử dụng hệ thống do Bộ GTVT cung cấp…
Mặt khác, giao diện của các trang, cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn khó tìm kiếm, không thân thiện với người sử dụng, không có cơ chế tự động hỗ trợ người sử dụng khi nhập số liệu, hoạt động không ổn định dẫn đến khó khăn cho người dùng khi sử dụng dịch vụ, thiếu các hướng dẫn để định hướng người dùng.
Việc đánh giá sự hài lòng đối với dịch vụ công trực tuyến cũng chưa được coi trọng hoặc triển khai tùy hứng, tùy mức độ quan tâm của từng đơn vị hoặc còn mang nặng tính hình thức, chưa quan tâm đến trải nghiệm của người dùng, dẫn đến các dịch vụ công trực tuyến không được cải tiến, thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.
Cũng theo đánh giá của Văn phòng Chính phủ, việc triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến chưa bảo đảm khả năng tích hợp, liên thông của hệ thống thông tin, khả năng sử dụng chung thông tin về quản lý, điều hành, phối hợp công tác và những thông tin khác một cách đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan nhà nước.
“Điều này dẫn tới những lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong thực hiện thủ tục hành chính như công nhận và sử dụng lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử, hỗ trợ lưu trữ thông tin đều đạt hiệu quả rất thấp trong thực tế”, Văn phòng Chính phủ nêu.
Thời gian gần đây, khi xây dựng Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để các bộ, ngành, địa phương thực hiện trong các năm 2018 – 2019, Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý đến vấn đề hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Điều này thể hiện qua việc các dịch vụ được đưa vào Danh mục là kết quả rà soát, tổng hợp của các bộ, ngành, địa phương để chọn triển khai cung cấp trực tuyến mức cao với những dịch vụ công có số lượng giao dịch lớn, thực sự thiết yếu với người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong trao đổi với ICTnews, ông Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch Công ty cổ phần Công nghệ DTT cũng nhấn mạnh đến việc các bộ, ngành, địa phương phải tìm ra được những dịch vụ công mà người dân, doanh nghiệp thực sự có nhu cầu.
Bàn về các dịch vụ đã được chọn đưa vào Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 để các bộ, ngành, địa phương thực hiện trong các năm 2018 – 2019, ông Trung cho rằng, để lựa chọn thì cần có điều tra, khảo sát cụ thể về nhu cầu của người dân, doanh nghiệp với các dịch vụ công. Mặt khác, các dịch vụ triển khai cung cấp trực tuyến mức độ cao tại các bộ, ngành, địa phương không nên thực hiện theo hướng “đổ đồng”, mà cần xuất phát từ thực tế của người dân, doanh nghiệp tại địa phương.
“Hiện nay Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 được ban hành cho tất cả các địa phương, trong khi không phải địa phương nào cũng có nhu cầu giống nhau về một dịch vụ công. Thời gian tới, tôi nghĩ rằng chính những cơ quan cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại địa phương phải thực sự hiểu được dịch vụ nào cần, sẽ mang lại hiệu quả cho địa phương mình và đề xuất ưu tiên triển khai. Các địa phương có thể chọn ra từ Danh mục chung những dịch vụ công mà người dân, doanh nghiệp trên địa bàn mình có nhu cầu cao để cung cấp trực tuyến mức độ cao”, ông Trung đề xuất.
Theo ICTNews
Bộ Thông tin và Truyền thông: Nhà mạng chuyển mang giữ số phải đạt 80%
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã đã yêu cầu nhà mạng phải giải quyết bức xúc của người dân khi chuyển mạng giữ số và phải nâng chỉ tiêu dịch vụ này đạt 80%.
Ảnh minh họa
Bộ TT&TT cho biết, tỷ lệ chuyển mạng giữ số thành công tính từ khi cung cấp dịch vụ này đến hết quý III/2019 đạt 77,3%. Tuy nhiên, hiện tượng các nhà mạng từ chối yêu cầu chuyển mạng sai làm giảm tỷ lệ chuyển mạng thành công trong quý III vẫn còn khá cao với tổng số của 4 nhà mạng là 27.774 thuê bao.
Trong số các nhà mạng thì Vietnamobile chưa nâng được tỷ lệ chuyển mạng thành công theo chỉ đạo của Bộ TT&TT lên trên 70% (tỷ lệ hiện đạt 60%).
Trước những bức xúc của người dân khi nhiều doanh nghiệp viễn thông cố tình gây khó dễ cho thuê bao chuyển mạng, Cục Viễn thông đã yêu cầu các nhà mạng dừng ngay hành vi cản trở việc chuyển mạng của người dùng di động. Song song với đó, các nhà mạng phải cải tiến việc cập nhật thông tin sao cho tường minh, dễ hiểu với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Đồng thời, Bộ TT&TT yêu cầu nhà mạng phải giải quyết bức xúc của người dân khi chuyển mạng giữ nguyên số, các nhà mạng phải nâng chỉ tiêu chuyển mạng giữ nguyên số lên 80%.
Tính đến ngày giữa tháng 7, sau hơn 8 tháng triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ số, theo thống kê từ Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, đã có 812.836 thuê bao di động chuyển mạng giữ số qua lại giữa các nhà mạng Vinaphone, Viettel, Mobifone và Vietnamobile.
Cụ thể, Mobifone có 123.908 thuê bao đăng ký chuyển đến, 151.296 thuê bao chuyển đi, trong đó tỷ lệ thuê bao chuyển đến thành công đạt 83,3%, tỷ lệ chuyển đi thành công đạt 72,9%. Đây là nhà mạng có tỷ lệ thuê bao chuyển đến thành công đạt cao nhất.
Nhà mạng Viettel có 361.763 số thuê bao đăng ký chuyển đến, 342.688 thuê bao đăng ký chuyển đi, tỷ lệ thành công của thuê bao chuyển đến là 75,3%, tỷ lệ thành công của thuê bao chuyển đi là 85,6%. Đây là nhà mạng có số thuê bao chuyển đến và chuyển đi nhiều nhất tính tới thời điểm này.
Nhà mạng Vinaphone có 322.671 thuê bao đăng ký chuyển đến, 260.027 thuê bao đăng ký chuyển đi, tỷ lệ thành công của thuê bao chuyển đến đạt 81%, trong khi tỷ lệ thành công của thuê bao chuyển đi chỉ đạt 78,3%.
Theo Kinh Tế Đô Thị
Không còn tăng trưởng bùng nổ, Trung Quốc đang mất đi một thế hệ người làm công nghệ Từng bị vắt kiệt sức lực với lịch làm việc 996, giờ đây người làm ngành công nghệ Trung Quốc đang phải đối mặt với việc sa thải cũng như cắt giảm thu nhập và ưu đãi. Terry Hu lần đầu cảm nhận được vấn đề ở nơi làm việc của mình - một startup về game tại Bắc Kinh - khi ông...