Cụm từ “trôn Việt Nam” là gì mà hot rần rần giới trẻ mùa Tết 2024?
Cụm từ “ trôn Việt Nam” xuất hiện khắp các mạng xã hội và gây sốt trong cộng đồng giới trẻ. Nhiều người thắc mắc trào lưu này có nghĩa là gì mà được hưởng ứng như thế.
Đầu năm 2024, trên mạng xã hội xuất hiện một loạt bài đăng có sử dụng cụm từ “trôn Việt Nam”. Thậm chí, từ khoá này còn trending trong cộng đồng giới trẻ và đi đến đâu cũng nghe mọi người nhắc đến. Trên thực tế, đây là một từ phiên âm tiếng Việt xuất phát từ tiếng nước ngoài. Netizen trẻ xứ Việt sử dụng như một cách trêu đùa hài hước dành cho nhau.
Giới trẻ Việt đu trend “trôn Việt Nam”
Thực tế, “trôn Việt Nam” xuất phát từ chữ ‘”troll” trong tiếng Anh, mang nghĩa là một tình huống bị chơi khăm. Cụm từ “trôn Việt Nam” được bắt nguồn từ chương trình thực tế đường phố nổi tiếng của nước ngoài mang tên “Just For Laughs Gags”.
Trong chương trình này, một số người sẽ thực hiện các trò đùa hoặc chơi khăm, tạo ra những tình huống ngớ ngẩn, hài hước hoặc doạ cho người qua đường hoảng sợ. Sau khi những người qua đường tin vào trò đùa này thì chủ nhân của trò đùa sẽ tiết lộ sự thật rằng đây chỉ là một trò chơi khăm đùa vui mà thôi rồi chỉ về phía camera ẩn được đặt ở xung quanh đó.
Khắp MXH đều tràn ngập cụm từ “trôn Việt Nam”
Trên mạng xã hội Tiktok, nhiều Tiktoker Việt Nam đã thực hiện các trò đùa chơi khăm để trêu ghẹo người khác, sau đó quay lại phản ứng hài hước của họ. Cuối cùng, các Tiktoker sẽ chỉ về phía camera ẩn và nói với người kia rằng “trôn Việt Nam” để báo hiệu đó chỉ là một trò đùa, đừng căng thẳng hay lo sợ quá. Những video này thu hút hàng triệu lượt xem trên Tiktok và phổ biến khắp các mạng xã hội khác.
Video đang HOT
Không chỉ riêng Tiktok mà trên mạng xã hội Facebook, nhiều bài đăng của các fanpage cũng sử dụng từ “trôn Việt Nam” như để báo hiệu về một trò đùa gây cười. Những tấm ảnh được photoshop theo phong cách hài hước hoặc chèn những câu thoại oái ăm cùng với cụm từ “trôn Việt Nam” khiến ai cũng bật cười. Nhiều người cho biết, đối với họ thì “trôn Việt Nam” cũng giống như các cụm từ “dui dui dẻ dẻ” hay “flex/flexing” từng gây sốt một thời trên mạng. Tất cả những cụm từ này có một điểm chung là ngôn ngữ mạng của giới trẻ, cụ thể là gen Z và nếu không cập nhật trend thì sẽ không hiểu.
Gen Z bất chấp định kiến học chăm sóc người cao tuổi, theo đuổi lối đi riêng
Dù vấp phải những phản đối của nhiều người nhưng một cô gái 23 tuổi vẫn quyết định đi học chăm sóc người cao tuổi và có cách khởi nghiệp khá lạ.
Điền Xán Xán khởi nghiệp bằng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi
Theo tờ Chinanews ngày 26.4, cô gái gen Z có tên là Điền Xán Xán (23 tuổi) từng học ngành điều dưỡng tại Trường cao đẳng nghề và kỹ thuật Thường Đức (Trung Quốc).
Theo Điền Xán Xán: "Thuở còn sinh viên, em đã biết dưỡng lão là một ngành nghề có tiềm năng phát triển rất lớn nên em muốn thử sức".
Sau khi tốt nghiệp, cô gái này tiếp tục sang Nhật Bản, là nơi có môi trường đào tạo lĩnh vực điều dưỡng và dưỡng lão rất tốt trên thế giới, để học kiến thức chăm sóc người cao tuổi chuyên nghiệp hơn.
"Lúc ấy, nhiều người không hiểu cho lý tưởng của em, kể cả bố mẹ. Em phải dành thời gian khá dài để giải thích cho bố mẹ hiểu về mục tiêu của mình và vạch ra cả tương lai cho họ thấy. Nhờ đó, bố mẹ mới chấp nhận cho em", Điền Xán Xán nhớ lại.
Sở dĩ Điền Xán Xán bị phản đối bởi với nhiều người, thì giới trẻ phải làm những công việc năng động, hoặc nên trở thành nhân viên văn phòng 9 giờ đi làm, 6 giờ về. Có những quan điểm cho rằng người trẻ không nên chọn những công việc chăm sóc người già...
Tuy nhiên Điền Xán Xán có lối đi riêng khi nhìn thấy tiềm lực to lớn của thị trường dưỡng lão. Cô gái gen Z quyết định chọn cái ngành bị đánh giá là "già cỗi và nhàm chán".
Gen Z có lối đi riêng
Cách đây 2 năm, Điền Xán Xán trở về và nhanh chóng làm quản lý bộ phận điều dưỡng tại một trung tâm dưỡng lão. Cơ hội tiếp xúc với người cao tuổi càng nhiều, cô gái nhanh chóng nhận ra những hạn chế hiện tại của viện dưỡng lão truyền thống.
"Mỗi cụ ông, cụ bà sẽ có tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh và câu chuyện khác nhau nên phải áp dụng những dịch vụ khác nhau. Một số người có thể tự chăm sóc bản thân, chỉ muốn sống an ổn tại ngôi nhà của mình mà không cần đến bất kỳ trung tâm dưỡng lão nào. Vì thế chúng ta cần các dịch vụ chăm sóc tại nhà hơn. Nhiều người già mất đi năng lực tự chủ cơ thể và khó tự chăm sóc bản thân, do đó cần dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp hơn. Người già chỉ có thể ngồi hoặc nằm yên một chỗ lại cần được chăm sóc 24/24 giờ...", Điền Xán Xán chia sẻ.
Vào tháng 2.2022, Điền Xán Xán quyết định nghỉ việc và khởi nghiệp bằng cách mở ra "Dịch vụ điều dưỡng cấp tốc Ding-dong". Đây là một nền tảng dịch vụ chăm sóc cho người già tại nhà trực tuyến và ngoại tuyến.
Mô hình khởi nghiệp đầy ý nghĩa của cô gái này chiếm được cảm tình ở Trung Quốc
Chỉ sau một thời gian ngắn, "Dịch vụ điều dưỡng cấp tốc Ding-dong" đã thu hút 28 nhân viên điều dưỡng trẻ. Điền Xán Xán nói: "Em rất hạnh phúc vì có nhiều người trẻ tuổi tham gia vào ngành công nghiệp bị gắn mác già cỗi này".
Tháng 8.2022, "Dịch vụ điều dưỡng cấp tốc Ding-dong" đã hợp tác với Trung tâm chăm sóc sức khỏe Ái Cố Gia để thực hiện mô hình dưỡng lão "1 N".
Theo đó, "1" là bệnh viện, tập trung vào nhóm người cao tuổi cần được chăm sóc 24/24, được đón từ nhà đến cơ sở. Còn "N" là dịch vụ tư vấn và chăm sóc tại nhà của Điền Xán Xán dành cho nhóm người già muốn được dưỡng lão tại gia.
Đến cuối năm 2022, "Dịch vụ điều dưỡng cấp tốc Ding-dong" đã phục vụ 630 người cao tuổi, và con số này vẫn đang tăng lên theo từng ngày.
Hiện tại, mô hình khởi nghiệp đầy ý nghĩa của cô gái này chiếm được cảm tình ở Trung Quốc.
Phương Oanh bị mỉa mai nặng nề vì yêu shark Bình, nữ diễn viên có màn đáp trả không ngờ tới Bị anti-fan vào tận trang cá nhân để công kích, Phương Oanh không ngại đối đáp nhưng cách phản pháo của cô lại ngoài tưởng tượng của cộng đồng mạng. Sau nhiều sóng gió, Phương Oanh và shark Bình hiện vẫn đang trong giai đoạn yêu đương ngọt ngào. Cặp đôi thường xuyên chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ trong cuộc sống,...