Cúm gia cầm xuất hiện ở nhiều tỉnh thành
Từ đầu năm đến nay, 14 tỉnh, thành phố xuất hiện cúm gia cầm H5N1 và H5N6 với 40 ổ dịch, phải tiêu hủy hơn 100.000 con.
Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch bắt đầu xuất hiện rải rác tại các tỉnh thành Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Phú Yên, Long An… và đầu tháng 1, chủ yếu xảy ra tạ i hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa được tiêm phòng vaccine cúm.
Tiêu hủy gia cầm bị mắc cúm. Ảnh: Ngọc Oanh.
Để khẩn trương kiểm soát dịch cúm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bố trí nguồn lực, kinh phí để giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đánh giá hiệu lực các loại vaccine cúm gia cầm hiện có tại Việt Nam, các loại nhập khẩu để kịp thời có khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng.
Bộ Y tế được giao triển khai các hoạt động phòng, chống chủng virus cúm gia cầm có khả năng lây sang người; giám sát phát hiện sớm trường hợp nghi nhiễm và các loại cúm gia cầm khác trên người, chủ động giám sát tại cộng đồng, không để dịch lây lan… Bộ cần khuyến cáo người dân về các biện pháp phòng, chống dịch cúm lây từ gia cầm sang người.
Bộ Công Thương được yêu cầu tăng cường công tác quản lý thị trường, ngăn ngừa nhập lậu gia cầm; xử lý nghiêm hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối.
Người dân được khuyến cáo không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, phải nấu chín, không ăn tiết canh.
Từ năm 2004 đến 2014, Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp cúm A/H5N1 lây truyền từ gia cầm sang người, tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, hiện chưa ghi nhận cúm A/H5N1 lây từ người sang người.
Quảng Ninh tiêu hủy gần 1.000 con gà nhiễm cúm gia cầm H5N6
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành tiêu hủy gần 1.000 con gà bị nhiễm cúm gia cầm H5N6 của gia đình ông Nguyễn Văn Xuân ở thôn 7, xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên.
Đàn gà nhà ông Xuận bị tiêu hủy do nhiễm cúm H5N6
Theo đó, đàn gà nhà ông Xuân có khoảng 2.000 con nuôi được 7 tuần tuổi. Gà có dấu hiệu bỏ ăn, yếu và chết từ ngày 15/12. Đến ngày 18/12 chỉ còn hơn 900 con. Khi cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy thì hộ ông Xuân không chứng minh được xuất xứ nguồn gốc của giống gà, không có giấy tờ kiểm dịch và không tiêm vaccine phòng bệnh.
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh đã công bố ổ dịch cúm gia cầm H5N6 của hộ gia đình ông Xuân. Đồng thời khử trùng toàn bộ vùng có dịch và vùng giáp ranh. Đặt biển cảnh báo tại các điểm ra vào ổ dịch, kiểm soát chặt các hoạt động buôn bán, vận chuyển giết mổ gia cầm.
Đến hiện tại, ổ dịch tại hộ ông Nguyễn Văn Xuân là ổ dịch thứ 4 trên toàn tỉnh Quảng Ninh. Tính từ đầu năm đến nay, tổng số gà bệnh tiêu hủy do nhiễm cúm gia cầm H5N6 là 6.000 con.
Chủ động phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi sau mưa lũ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa về việc tổng vệ sinh, sát trùng, phòng, chống dịch bệnh động vật sau mưa, lũ. Ảnh...