Cúm B có nguy hiểm?
Bệnh cúm B chỉ nguy hiểm với những người bị suy giảm hệ miễn dịch, bệnh nhân khác sẽ tự khỏi sau vài ngày.
Cúm B do virus lành tính gây ra cảm cúm thông thường ở người, lây qua đường hô hấp. Người mắc bệnh có các triệu chứng như sốt (có thể sốt cao, đột ngột), viêm đường hô hấp trên, ho, sưng đau họng, ít khi xuất hiện các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản.
Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết, cúm B là loại bệnh thời khí, hoạt động theo mùa. Điều kiện thời tiết chuyển giao như hiện nay rất thuận lợi cho virus cúm B phát triển. Thời gian ủ bệnh từ 1-3 ngày và diễn biến bệnh từ 3-5 ngày. Đối tượng nhiễm bệnh là tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch và những người mắc bệnh mạn tính khác.
“Bệnh không nguy hiểm. Đa phần người mắc sẽ tự khỏi sau khi được nghỉ ngơi, tuy nhiên không vì thế mà chủ quan với cúm B”, lương y Sáng cho biết.
Bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời, nhất là với những người hệ miễn dịch yếu. Khi mắc cúm, người bệnh sẽ dễ dàng mắc thêm các bệnh khác, hoặc gặp biến chứng bệnh ở thể nặng, gây nguy hiểm.
Virus cúm B là virus lành tính, nhưng vẫn de dọa tính mạng nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Biến chứng nặng nhất của cúm B chính là suy hô hấp, biểu hiện rõ nhất là khi người mắc cúm đã quá 3 đến 5 ngày mà vẫn tiếp diễn, kèm triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc ra đờm đặc có lẫn máu. Người bệnh sẽ tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Video đang HOT
Ngoài suy hô hấp, người mắc cúm B phải đối mặt với cúm ác tính nếu để lâu dài. Triệu chứng bệnh ban đầu giống như bệnh cúm thông thường, sau đó xuất hiện những biểu hiện do viêm phổi cấp tính dẫn tới thiếu ôxy máu và tử vong.
Phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu, cơ thể có nhiều biến đổi, suy giảm hệ miễn dịch. Nếu nhiễm cúm B, người mẹ có khả năng sinh non hoặc sảy thai.
Cách phòng tránh cúm B
Đây là bệnh khó phòng, khó cách ly, bởi chúng phát tán theo mùa trên diện rộng, lây qua đường hô hấp. Người hàng ngày giao tiếp với người mắc cúm thì rất dễ mắc bệnh, nhất là trong các môi trường tập thể, trường học, hoạt động xã hội…
Vì thế, lương y Sáng khuyên ngoài việc tiêm phòng cho trẻ, cần có những biện pháp cách ly khi trẻ bị nhiễm bệnh như không cho trẻ đến trường học, trường mầm non để lây sang những trẻ khác. Trong vùng có dịch, tất cả cần đeo khẩu trang khi đi đường cũng như khi tiếp xúc với người bệnh. Mỗi gia đình nên thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân như: đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng sau khi ho, hắt hơi hoặc khi tiếp xúc với người bệnh.
Khi có các triệu chứng sốt, ho, đau họng, người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Cảnh báo trẻ còi xương từ trong bụng mẹ
Thiếu vitamin D khiến trẻ suy giảm hệ miễn dịch, còi xương, chậm vận động hay mới 16 tuổi đã loãng xương. Có bé còi xương từ trong bụng mẹ.
Trẻ quấy khóc vì thiếu vitamin D (Ảnh minh họa)
Còi xương từ trong bụng mẹ vì thiếu vitamin D
Ôm cậu con trai 2 tháng tuổi đi khám dinh dưỡng, chị Nguyễn Thanh L. (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: "Không hiểu lý do gì mà cháu hay quấy khóc, đêm ngủ thì vật vã, chốc lát đã tỉnh giấc. 2 tháng mà chỉ lên có 1kg nên gia đình lo lắng đành cho con đi khám dinh dưỡng xem sao". Sau khi khám, bác sĩ chẩn đoán con chị L. còi xương do thiếu vitamin D và tình trạng này từ khi còn trong bụng mẹ.
TS. BS. Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay: "Theo báo cáo đánh giá hàng năm, tỷ lệ còi xương vẫn cao khoảng 40% và lý do cha mẹ đưa con đến khám do xuất hiện các triệu chứng thiếu vitamin D như quấy khóc, vật vã, ngủ kém, rụng tóc, chậm vận động... thậm chí chiếm đến 60%".
BS. Nga cho biết đã gặp nhiều trường hợp còi xương từ trong bụng mẹ. Nguyên nhân là do thai phụ ra nắng bịt kín và trong quá trình mang thai tập trung bổ sung dưỡng chất nhưng lại bỏ quên bổ sung vitamin D nên trẻ thiếu vitamin D từ trong bụng mẹ. Do vậy, trẻ bị còi xương từ trong bào thai dẫn đến khi sinh ra đã bị còi xương. Vì thế, nhiều trẻ xương sọ bị mềm và mới đặt nằm đã bị bẹp (đầu như cá trê) gia đình cứ trách nhau là bắt con nằm nhiều mà không biết rằng thực ra những trẻ này bị còi xương quá sớm.
Hay có những trường hợp ra đời một thời gian gia đình không lưu ý lấy ánh nắng khiến cho trẻ thiếu vitamin D dẫn đến trẻ rối loạn dưỡng hóa xương và vừa kém hấp thụ canxi vừa thải canxi của xương do vậy càng làm thêm vấn đề trầm trọng của xương.
Thiếu vitamin D ở trẻ nhỏ dẫn đến còi xương, chậm phát triển, hệ lụy miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh hô hấp. Tương tự, các bác sĩ Viện Dinh dưỡng cũng đã từng gặp các cháu 16, 17 tuổi đã mắc loãng xương nặng.
"Chúng tôi đã gặp nhiều trẻ đến khám bị còi xương trong một thời gian dài sau 1 tuổi bị biến dạng xương như bướu trán, gồ lên, lồng ngực gồ, chân vòng kiềng chậm biết đi...", BS. Nga cho biết.
Còn PGS., BS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi cho biết: "Ở bệnh viện hơi khác một chút, trẻ đến viện khám vì một bệnh khác như chữa mãi về viêm phổi, hen không thuyên giảm, thì phát hiện trẻ đồng thời thiếu vitamin D. Trong bệnh hô hấp, nếu thiếu vitamin D trẻ dễ bị viêm phổi, viêm đường hô hấp, khó chữa bệnh hen".
Bổ sung vitamin D sao cho đúng?
TS. BS. Phan Bích Nga cho biết: "Vitamin D có vai trò với cơ thể không chỉ là vitamin thông thường mà thậm chí còn như một hormone. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng xương, răng, tác động đến sự phát triển của cơ thể ở tuổi đang lớn mà còn với hệ miễn dịch. Ở trẻ hay bị viêm đường hô hấp (viêm phế quản) thì hàm lượng vitamin D thấp. Qua nghiên cứu, nếu bổ sung vitamin D với liều phòng và trong thời gian dài mấy năm tuổi thơ giúp cho khi trưởng thành sẽ giảm nguy cơ tỉ lệ mắc bệnh không chỉ ung thư, tim mạch".
Vitamin D có đặc điểm tan trong chất béo, trong dầu mỡ nên bao giờ cũng bổ sung trong chế độ ăn dầu mỡ. Vitamin D2 từ thực vật, D3 từ động vật và có tác dụng giống nhau.
Theo BS. Dũng, ở trẻ sơ sinh, vitamin D rất quan trọng. Trẻ sinh non do thiếu vitamin D từ trong bụng mẹ và khi ra đời cũng bị thiếu vitamin D nên cần bổ sung để phát triển. Trong 3 năm đầu trẻ cần lượng vitamin D nhiều hơn. Trẻ thiếu vitamin D gây thiếu canxi mà thiếu canxi cấp tính trong máu dễ gây co giật... Do đặc điểm Vitamin D chủ yếu lấy từ phơi nắng, còn nguồn thực phẩm tự nhiên thấp. Ví như trong 100ml sữa chỉ có 30-50 đơn vị. Trong đó, liều khuyến nghị cho trẻ dưới 1 tuổi để phòng còi xương là 400 đơn vị (UI). Như vậy, một ngày trẻ phải dùng tối thiểu 400ml sữa, nhưng với điều kiện hàm lượng sữa mẹ phải đủ vitamin D. Tuy nhiên, hiện tỉ lệ hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ ở nước ta thường rất thấp...
Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, khuyến nghị theo Tổ chức Y tế thế giới với liều dự phòng 400 UI vitamin D/ngày an toàn; Trẻ trên 1 tuổi là 600UI vitamin D/ngày. Liều này có thể áp dụng cho trẻ đến tuổi trưởng thành. Còn từ 50 tuổi trở lên có thể 800 UI/ngày đến không quá 1.000 UI, nếu liều cao có thể ngộ độc.
Tuy nhiên, theo cảnh báo của BS. Dũng, việc bổ sung vitamin D cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi nếu dùng hàng ngày từ 10.000-15.000 UI thì sẽ bị ngộ độc nhưng tùy cơ địa có khi dùng 2.000-3.000 UI cũng đã có dấu hiệu ngộ độc với dấu hiệu kích thích thần kinh. Ngoài ra, có thể gây lắng cặn ở thận, thành mạch máu có thể gây xơ vữa ảnh hưởng tim mạch, đau cơ đau khớp, mất thăng bằng, ảnh hưởng thần kinh...
Theo baogiaothong
Ung thư hạch cướp đi sinh mạng hơn 2.000 người Việt mỗi năm Hơn 3.500 người phát hiện mắc u lympho mỗi năm, nhiều thứ 11 trong các loại ung thư. U lympho ác tính thường gặp trong nhóm bệnh huyết học ác tính ở người lớn, bao gồm u lympho ác tính không Hodgkin và u lympho ác tính Hodgkin. Trong đó, u lympho ác tính không Hodgkin thường gặp hơn và nhiều gấp 5...