Cúm A trái mùa, làm sao để chẩn đoán chính xác bệnh?
Số ca mắc cúm A trái mùa đang gia tăng và việc chẩn đoán đúng bệnh có vai trò rất quan trọng. Hai chủng virus cúm phổ biến nhất ở Việt Nam là cúm A và B, virus H1N1 nằm trong chủng cúm A. Sự khác biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh thông thường là tác nhân gây bệnh khác nhau, virus cúm thường gây triệu chứng bệnh nghiêm trọng và kéo dài hơn.
Virus cúm A dễ gây thành dịch nhỏ đến lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu bùng phát vào thời tiết đông xuân. Virus cúm B chỉ thấy ở người, nhưng ít gây thành dịch giống virus cúm C, triệu chứng bệnh cũng khá nhẹ.
Các bệnh do virus nói chung và virus cúm A nói riêng khả năng lây lan rất nhanh chóng qua đường hô hấp hoặc dịch tiết. Hơn nữa, chủng virus cúm A có thể lây từ động vật sang người, chủ yếu là các loài gia cầm, chim và động vật có vú. Vì thế, ngăn chặn sự lây lan virus cúm A rất quan trọng.
ThS.BSNT Nguyễn Tiến Tùng – Chuyên khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa Medlatec cho biết, số người tới xét nghiệm cúm tại bệnh viện ngày càng tăng. Trung bình từ đầu tháng 7 đến ngày 18/7, gần 5.000 người tới xét nghiệm cúm và 2.377 ca là nhiễm cúm A. Chẩn đoán chính xác cúm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh.
Xét nghiệm cúm A phải lấy máu.
Theo BS Tùng, thông thường, việc chỉ định làm xét nghiệm cúm được chia thành các nhóm dưới đây.
Video đang HOT
Trường hợp nghi ngờ: Có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm long đường hô hấp.Trường hợp xác định mắc bệnh: Có biểu hiện lâm sàng cúm, xét nghiệm dương tính khẳng định nhiễm virus cúm A (H1N1).Người lành mang virus: Không biểu hiện lâm sàng nhưng xét nghiệm có cúm A (H1N1).
Chẩn đoán cúm có nhiều loại xét nghiệm với độ nhạy, độ đặc hiệu khác nhau, có thể thay đổi tùy theo loại sinh phẩm và kỹ thuật thực hiện xét nghiệm.
Xét nghiệm kháng nguyên nhanh phát hiện sự hiện diện của kháng nguyên virus trong mẫu (cho kết quả chính xác trong 4 ngày kể từ khi có triệu chứng), thời gian trả kết quả nhanh (15 phút), chi phí thấp, có thể phát hiện cả cúm A và cúm B, độ nhạy (70%).
Xét nghiệm RT-PCR, độ đặc cao (>95%), độ nhạy cao (>99%), có thể được sử dụng để đồng thời loại và phân loại virus.
Xét nghiệm nuôi cấy virus, độ đặc hiệu cao (> 95%), cho phép mô tả đặc điểm của các loại virus mới, cho phép giám sát độ nhạy kháng virus và sự trôi dạt kháng nguyên. Đồng thời, người bệnh được chỉ định làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để xem bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ.
Ngoài ra, với trường hợp chẩn đoán thể bệnh, người bệnh cần được khám lâm sàng, đo độ bão hòa Oxy (SpO2), chụp X-quang tim phổi và chụp CT phổi.
Sau khi được chẩn đoán chính xác căn nguyên, thể bệnh, người bệnh được tư vấn kê đơn điều trị sớm để tránh biến chứng.
Cúm A thường tiến triển và tự khỏi sau một tuần, nhưng một số trường hợp tiến triển nặng thành viêm phổi, bội nhiễm hoặc biến chứng nặng hơn như suy đa tạng. Người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh tim mạch, hô hấp mãn tính, người mắc bệnh suy giảm miễn dịch,… là nhóm dễ biến chứng do cúm.
Nhiều trẻ nhập viện do cúm A: Bác sĩ chỉ cách chăm sóc trẻ nhanh khỏi bệnh
Các bác sĩ lưu ý cha mẹ cách chăm sóc khi trẻ bị sốt cúm A.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới trẻ em, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lây qua đường hô hấp với biểu hiện trẻ sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh hiện nay ở nước ta chủ yếu do các chủng virus cúm A và cúm B. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho, khạc.
Trường hợp trẻ bị mắc cúm, cha mẹ cần lưu ý những điều này.
Hạ sốt cho trẻ: Cha mẹ cần nới rộng quần áo trẻ, chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn. Người lớn cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, 4- 6h uống nhắc lại 1 lần nếu trẻ có sốt 38,5 độ; đồng thời vệ sinh đường hô hấp.
Vệ sinh mũi miệng: Phụ huynh dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng; không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ virus vẫn bám lại trên khăn. Hàng ngày, cha mẹ nhỏ dung dịch nước muối sinh lý vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn.
Đồng thời, cha mẹ thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng với nước sạch (vệ sinh cả bàn tay người chăm sóc và cả cho trẻ), tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt như cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước. Trẻ còn bú mẹ nên tăng cường bú.
Cách ly trẻ tương đối: Người lớn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ lành, hướng dẫn che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy. Mang khẩu trang khi chăm sóc trẻ. Tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió, để tránh nhiễm lạnh.
Các chuyên gia khuyến cáo, tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả để phòng cúm. Trẻ bị cúm cần được cách ly và người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm. Ngoài ra, các gia đình cần chú ý đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng....
Bác sĩ thăm khám cho một bệnh nhi nhiễm cúm A. (Ảnh: Suckhoedoisong)
Bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc cho biết gần đây số trẻ đến khám với các triệu chứng của cúm A tăng lên. Tháng 9-12 hàng năm mới đến mùa cúm A, cúm B và ở mùa này trẻ ít ốm và bệnh thường nhẹ, nhưng năm nay lại khác, sau mắc COVID-19 miễn dịch trẻ giảm nên ốm liên tục.
Không chỉ trẻ nhỏ, các bác sĩ lưu ý, nếu ai có triệu chứng cúm và thuộc nhóm nguy cơ cao, bị bệnh nặng hoặc lo lắng về bệnh thì cần đến cơ sở y tế để được tư vấn.
Người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm gồm: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Người lớn trên 65 tuổi, phụ nữ có thai, những người có hệ miễn dịch yếu, người mắc các bệnh mãn tính. Ngoài ra, những người rất béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên cũng thuộc nhóm này
Những người nguy cơ cao bị biến chứng thường biểu hiện khởi phát cơn hen, vấn đề tim mạch, nhiễm trùng tai trong đó viêm phổi là biến chứng nghiêm trọng nhất. Đối với người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính, viêm phổi có thể gây tử vong.
Bệnh nhân cúm A tăng bất thường Nhiều bệnh nhân nhập viện sốt cao, đau nhức toàn thân với các triệu chứng của cúm A - bệnh gây nguy cơ viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Xuất hiện các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, nhức mỏi toàn thân, anh Nguyễn Văn T. (41 tuổi, trú Hà Nội) nghĩ là cúm thường và chỉ nhập...