Cuisine De Saigon: Trải nghiệm ẩm thực Sài Gòn đặc sắc tại Tân Sơn Nhất
Có lúc nào bạn kéo vali ra sân bay, cầm tấm vé in dòng chữ “Nơi đi: SGN”, chưa kịp rời xa là đã thấy nhớ Sài Gòn?
Nếu bạn đang trong khoảnh khắc “Sài Gòn chưa xa đã nhớ…” thì hãy ghé nhà hàng Cuisine De Saigon. Bạn sẽ thêm yêu và lưu luyến Sài Gòn bởi phong vị món ăn và không gian đậm chất Sài Gòn nơi đây.
Phong vị nguyên bản Sài Gòn
Thực vậy, đến Cuisine De Saigon bạn sẽ tha hồ chọn lựa những món ăn gắn liền với người Sài Gòn: cơm tấm Sài Gòn, hủ tíu sa tế, mì hoành thánh xá xíu, bánh mì xíu mại… Ẩm thực Sài Gòn không chỉ là các món ăn sáng hay những bữa ăn chính mà còn thu hút bởi những món ăn vặt, tráng miệng hấp dẫn: bột chiên, chè sâm bổ lượng, chè đậu đỏ… như “thức quà” của ký ức một thời mê mẩn hàng quán.
Cuisine De Saigon lưu lại dấu ấn khó quên về văn hóa Sài Gòn trong lòng mỗi hành khách
Bên cạnh đó, những thức uống thời thượng không còn xa lạ của giới trẻ Sài Gòn cũng hiện diện trong thực đơn như các loại trà thảo mộc với đủ vị chanh tươi sả tắc, gừng mật ong, rễ tranh mía lau, sâm ngũ vị…
Nếu cần kể tên một trong những món Sài Gòn đặc trưng “phải thử” của nhà hàng thì cơm tấm Sài Gòn là lựa chọn đầu tiên. Cơm tấm được nấu từ hạt gạo tấm rồi dùng mỡ hành, sườn nướng, nước mắm chua ngọt làm bạn đồng hành, nâng đỡ mùi vị của nhau. Hương cơm tấm là hương dịu nhẹ của mùi gạo pha lẫn mùi thơm của mỡ xào hành và sự ngọt mềm của miếng sườn nướng vừa cháy cạnh và miếng chả mềm mịn.
Video đang HOT
Hay món hủ tíu sa tế được chế biến khá công phu vừa có vị ngọt thanh của nước dùng, đậm vị của các gia vị trộn lẫn và sự phong phú của nhiều nguyên liệu cùng hòa quyện đủ làm ấm lòng thực khách.
Đại sứ văn hóa ẩm thực Việt Nam Võ Quốc trực tiếp thiết kế thực đơn cho Cuisine De Saigon.
Gọi tên miền nhớ…
Để tìm lại kỷ niệm ấu thơ, thực khách có thể gọi món bột chiên thơm giòn ăn kèm đu đủ bào chua ngọt, miền ký ức sẽ ùa về vì người Sài Gòn nào mà tuổi thơ ít nhiều chẳng có lần cùng bạn bè ngồi quán bột chiên. “Tôi dường như thấy lại mình và đám bạn ruột ngày xưa khi thử món bột chiên của nhà hàng. Ký ức về những ngày hì hục đạp xe đạp tới hẻm Cheo Leo để ăn một dĩa bột chiên và “bà tám” đủ chuyện của học trò”, bà Thu Thủy (quận 3, TP.HCM) chia sẻ.
Đặc biệt, khi đến với Cuisine De Saigon thực khách sẽ ấn tượng vì mỗi món ăn đều được chăm chút đẹp mắt, bày biện tinh tế. Khi món ăn mang đến, cái đẹp của món ăn được thưởng lãm bằng mắt, mũi hít hà mùi thơm trước khi vị ngon, ngọt ngào lan tỏa trên từng gai vị giác. Toàn bộ món ngon nơi đây do Đại sứ văn hóa ẩm thực Việt Nam Võ Quốc thiết kế thực đơn và chăm chút tỉ mỉ cả việc trình bày từng món.
Món ngon trứ danh: cơm tấm Sài Gòn!
Không gian cũng là một điểm thu hút của nhà hàng. “Sự kết hợp tinh tế của gam màu pastel với phong cách trang trí tân cổ điển và các vật dụng xinh xắn tạo nên phong cách rất “chất”, rất Sài Gòn retro và rất phù hợp để chụp một tấm ảnh đẹp”. Anh Hoàng Hải (Hà Nội) vừa cười vừa lướt điện thoại “khoe” những tấm ảnh vừa check-in tại nhà hàng.
Không chỉ là đi và sống, trên mỗi hành trình của hành khách, SASCO hướng đến du lịch bền vững, xây dựng chuỗi dịch vụ như một điểm nhấn thể hiện bản sắc văn hóa địa phương. Đó cũng là cách làm dịch vụ đáng quý của những người có tâm, có tầm với sự trân trọng bản sắc văn hóa đất nước.
Theo Aguoidothi.
Hấp dẫn món cơm bò nướng, bánh canh tép
Bạn đã từng nghe nói đến món ăn dân dã nhưng không kém phần độc đáo và cầu kỳ là cơm bò nướng Tân Châu hay bánh canh tép Thoại Sơn? Nếu chưa thưởng thức, hãy cùng chúng tôi trải nghiệm sự hấp dẫn của những món ăn này!
Cơm bò nướng Tân Châu
Món ăn lôi cuốn thực khách với vị lạ mà quen khiến ai đã ăn 1 lần sẽ nhớ mãi không quên. Để thưởng thức món ăn này "đúng điệu", ấp Hòa Thanh (xã Châu Phong, TX. Tân Châu) là một trong những địa điểm thực khách khó lòng bỏ qua. Trong chuyến công tác về TX. Tân Châu, tôi được người bạn mời dùng thử món ăn được cho là đặc sản của vùng đất này. Cơm bò nướng - món ăn này không lạ vì trước đó, tôi đã được thưởng thức ở nhiều nơi. Nghĩ bụng... ăn cho biết hương vị mỗi nơi như thế nào! Vậy là chúng tôi dừng lại tại quán cơm bò nướng của bà Sáu Lụa. Theo lời người dân địa phương, đây là quán cơm bò nướng ngon nhất nhì ở đây. Vừa dừng xe, hương bò nướng thơm phức theo từng làn khói cuộn tròn nghi ngút bay cứ như muốn mời gọi, níu chân từng thực khách. Chưa thấy dĩa cơm bò được bày trí thế nào hay mùi vị ra sao, nhìn cách người bạn đi cùng tấm tắc khen miếng thịt bò được nướng khéo trên bếp than hồng cũng làm cái bụng đói của tôi "sôi" sùng sục.
Theo bà Sáu Lụa (chủ quán cơm bò nướng tại xã Châu Phong), nguyên liệu chính của món ăn là miếng thịt bò tươi (không tẩm ướp gia vị) được nướng liu riu trên bếp than hồng. Nhìn cách người bán khéo léo cắt miếng thịt vừa chín tới đang chảy mỡ, dù chưa ăn nhưng chúng tôi có thể cảm nhận vị ngọt, tươi ngon của miếng bò nướng thơm lừng. Dĩa bò nướng càng hấp dẫn khi có thêm mớ lòng bò nướng giòn giòn, dai dai thơm nứt mũi. Súp ăn kèm lại càng tuyệt hơn. Đó là tô cháo bò với đầy đủ huyết, đồ lòng và thịt bò còn đang cuộn khói. Thế nhưng, sự "kỳ diệu" của cơm bò nướng nằm ở chén nước chấm độc đáo.
"Nước mắm chua ngọt được cho thêm ít hành, tỏi, gừng (ngâm giấm) thái mỏng và vài trái ớt hiểm xanh. Cơm bò nướng có ngon hay không, phụ thuộc rất nhiều vào nước chấm. Và đó là công thức riêng của mỗi người bán làm nên sự độc đáo trong món cơm bò nướng" - bà Sáu Lụa nhấn mạnh. Nếu thịt bò nướng là "nhạc trưởng" thì nước chấm là "linh hồn" làm nên thương hiệu cho món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn. Mỗi phần cơm bò nướng có giá 50.000 đồng, nhưng đảm bảo "bao no" đến tận trưa. Lưu ý, nếu đến quán trễ, thực khách sẽ tiếc nuối vì không thưởng thức được món ăn độc đáo này. Bởi, món ăn rất "hút" khách.
Bánh canh tép Thoại Sơn
Ngoài cơm bò nướng, bạn sẽ rất bất ngờ với độ ngon của món bánh canh tép Thoại Sơn! Món ăn này là "đặc sản" trên vùng đất ông Thoại. Nếu có dịp về thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn), thực khách dễ dàng bắt gặp món ăn dân dã này. Tuy món bánh canh tép mới nhìn sơ khá dễ chế biến và dường như đã có mặt ở nhiều nơi nhưng để thưởng thức đầy đủ hương vị độc đáo thì chúng ta nên ghé ngay nơi nó được "khai sinh". "Ở thị trấn Núi Sập, hiện chỉ có vài quán bán bánh canh tép "đúng điệu" nhất. Tuy ở đây nhưng muốn ăn, chúng tôi phải đợi đến trưa vì món bánh canh này không bán vào buổi sáng"- chị Thủy Tiên (31 tuổi, ngụ thị trấn Núi Sập) cho hay. Nước lèo của bánh được nấu bằng xương heo - khô mực - tôm khô nên có vị ngọt tự nhiên. Không ăn kèm với thịt như các loại bánh canh khác, bánh canh ở đây dùng tép ram. Vị mặn của tép ram và nước lèo ngọt thanh được hòa quyện khéo léo, thêm tý vị chua của chanh và cay nồng của ớt đã làm nên hương vị đặc trưng của món bánh canh tép Thoại Sơn.
Theo người bán chia sẻ, để tép ram vẫn giữ được độ giòn nhưng không bị cứng, đòi hỏi phải canh lửa vừa phải và lượng dầu vừa đủ. Tất nhiên, nếu hỏi thăm về công thức thì người bán sẽ khéo léo từ chối vì đó là "bí quyết" riêng của mỗi người. Đó là lý do vì sao con tép vẫn còn nguyên vỏ khi ram, nhưng thịt rất thấm và không bị khô, còn vỏ bọc bên ngoài vẫn giòn rụm. Bánh canh tép thường ăn kèm da heo, huyết để tăng thêm hương vị cho món ăn.
"Tôi ở TP. Long Xuyên, mỗi lần có dịp vô đây tôi đều ghé ăn tô bánh canh tép ở thị trấn Núi Sập. Dù đã ăn nhiều nơi nhưng theo tôi cảm nhận, bánh canh tép nơi này bán là ngon nhất. Không chỉ vậy, tôi còn mua về cho người thân cùng thưởng thức. Nếu muốn, người ăn có thể kêu thêm hột vịt lộn cho vào bánh canh tép khi ăn, dù lạ miệng nhưng vẫn không mất đi vị đặc trưng của món ăn này" - chị Ánh Thư (32 tuổi) chia sẻ. Một tô bánh canh tép 13.000 đồng, thực khách không chỉ được no lòng mà còn thấy vui khi phát hiện thêm một món ăn thú vị.
Theo Angiang
Độc đáo văn hóa ăn bốc kiểu hoàng gia Khantoke trong mâm gỗ ở Thái Lan Ăn bốc trong mâm gỗ là trải nghiệm hấp dẫn cho du khách khi du lịch xứ chùa vàng.Bữa ăn không cố định thực đơn các món nhưng chủ yếu là các món ăn truyền thống của Thái Lan. Khantoke chính là bữa ăn đặc biệt, sử dụng cách ăn bốc trong mâm gỗ kiểu hoàng gia ở Thái Lan. Bữa tối này...