Cục trưởng yêu cầu gỡ bỏ ngay và dừng tiết lộ thông tin của trẻ em ở ‘Tịnh thất Bồng Lai’
“Chúng tôi yêu cầu phải gỡ bỏ và dừng việc tiết lộ những thông tin liên quan tới đời sống cá nhân của trẻ em ở đây”, Cục trưởng Cục Trẻ em nói.
Ngày 12/1, Cục Trẻ em cho biết đã có công văn gửi Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đề nghị kiểm tra, xử lý các tài khoản, fanpage chia sẻ hình ảnh trẻ em trong vụ “ Tịnh thất Bồng Lai”.
“Các em là nạn nhân và cần được bảo vệ. Chúng tôi yêu cầu phải gỡ bỏ và dừng việc tiết lộ những thông tin liên quan tới đời sống cá nhân của trẻ em ở đây. Trách nhiệm tìm hiểu thông tin là thuộc về các cơ quan pháp luật, cơ quan điều tra để xử lý các vi phạm theo quy định pháp luật”, báo Thanh niên ghi lời ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em.
Ngoài gửi công văn đến cơ quan quản lý đề nghị có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định tại luật Trẻ em, Cục Trẻ em cũng kêu gọi cộng đồng, người dùng mạng xã hội ngừng chia sẻ thông tin chi tiết, hình ảnh rõ mặt, tên, tuổi, giữ bí mật đời tư cho các em trong vụ “Tịnh thất Bồng Lai” nói riêng và các vụ xâm hại, bạo hành nói chung.
Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Nguyễn Thị Nga, Phó cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động – thương binh và xã hội) – cho biết trên mạng xã hội những ngày gần đây, nhiều người đăng tải, chia sẻ các thông tin, hình ảnh, tên tuổi của các em nhỏ tại “tịnh thất Bồng Lai”.
Không dừng lại, nhiều tài khoản mạng xã hội còn lan truyền một bản giám định ADN khẳng định ông Lê Tùng Vân (90 tuổi, ngụ Long An) là cha các bé.
Video đang HOT
Theo bà Nga, những hành vi trên vi phạm khoản 11, điều 6 Luật trẻ em: “Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em”.
Việc tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ từ 7 tuổi trở lên hoặc cha mẹ, người giám hộ cũng là hành vi nghiêm cấm, vi phạm quy định về bảo vệ trẻ em, có thể bị xử phạt hành chính đến 30 triệu đồng, bị buộc thu hồi, gỡ bỏ.
Bên cạnh đó, điều 21 Luật trẻ em cũng nêu rõ “trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em”.
“Đề nghị cộng đồng xã hội hãy giữ bí mật riêng tư cho trẻ em trong vụ tịnh thất Bồng Lai”, bà Nga nhấn mạnh.
“Tịnh thất Bồng Lai” là nhà riêng của bà Cao Thị Cúc, tại xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Gần 10 năm trước, bà Cúc đưa nhiều tượng Phật, đồ thờ cúng về nhà, biến nơi này thành cơ sở thờ tự bất hợp pháp.
Năm 2015, ông Lê Tùng Vân (90 tuổi, ngụ quận 6, TP HCM) chuyển đến đây sống cùng với bà Cúc. Hộ này hiện có 8 trẻ em, trong đó 6 trẻ sống với mẹ ruột và 2 trẻ được nhận nuôi 3 năm nay. Cơ quan chức năng xác định việc lập hồ sơ nhận con nuôi còn nhiều tình tiết chưa đảm bảo quy định pháp luật, nên xã Hòa Khánh Tây chưa đồng ý.
Nuôi dạy hơn 1.000 trẻ mồ côi vì Covid-19: Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu 6 vấn đề
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa gửi văn bản tới UBND các tỉnh thành về việc nuôi dạy hơn 1.000 trẻ em mồ côi do dịch Covid-19, nêu ưu tiên để trẻ được sống trong môi trường gia đình.
Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra 6 đề nghị để các địa phương có kế hoạch giải quyết nơi ăn, chốn ở và cuộc sống của các trẻ em thiệt thòi do mất bố, mất mẹ hoặc mất cả bố mẹ vì Covid-19.
Đáng chú ý về thông tin nuôi dưỡng tập trung đối với các trẻ nhỏ được dư luận đặc biệt quan tâm, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các địa phương: "Ưu tiên bố trí, hỗ trợ để trẻ em được chăm sóc ở môi trường thay thế bởi người thân, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc để trẻ em được sống trong môi trường gia đình và bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em".
Bộ LĐ-TB&XH có văn bản đề nghị các địa phương hướng giải quyết các trường hợp trẻ em mồ côi vì dịch Covid-19.
"Việc trẻ em được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội chỉ là biện pháp sau cùng", Bộ LĐ-TB&XH đề nghị.
Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu các địa phương nhanh chóng cập nhật số lượng, danh sách, hoàn cảnh cụ thể, điều kiện chăm sóc từng trường hợp trẻ em có cha, mẹ mất do đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, cần lắng nghe nguyện vọng của trẻ em và người giám hộ của trẻ em để có biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp.
Bộ LĐ_TB&XH yêu cầu các địa phương phải thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp xã hội đối với nhóm trẻ em này theo quy định của Nhà nước về trẻ em, trong đó có Nghị định số 20/2021/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; chính sách hỗ trợ cho trẻ em tại Nghị quyết số 68/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
"Các địa phương cần ban hành chính sách, kế hoạch về hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trước mắt và lâu dài đối với nhóm trẻ em này tại các tỉnh, thành phố có số lượng lớn trẻ em mồ côi do đại dịch Covid-19", văn bản của Bộ LĐ-TB&XH nêu.
Rất nhiều trẻ em đáng thương, mất cha, mẹ cần được các cấp chính quyền tập trung giải quyết để các em vượt qua nỗi đau mất mát quá lớn
Lãnh đạo Bộ nhấn mạnh, các địa phương cần phối hợp với các cơ quan liên quan để trợ giúp pháp lý cho các em theo quy định của pháp luật để bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em không bị xâm hại do các em không có sự giám hộ của cha, mẹ.
Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu các địa phương hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đề xuất dự án, kế hoạch, hoạt động hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trước mắt và lâu dài nhóm trẻ em này.
Điều kiện là các hoạt động phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật đối với việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chăm sóc thay thế cho trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa.
Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các bên liên quan, chăm sóc, nuôi dưỡng, bao gồm cả việc bảo đảm quyền học tập của các em theo đúng các quy định của pháp luật về trẻ em, pháp luật về giáo dục, trong đó có quy định về giáo dục hòa nhập.
Trước đó, như báo Dân trí đưa tin hơn 1.500 trẻ em tại TPHCM được xác nhận là mất cha hoặc mẹ, trong đó có nhiều trẻ em mất cả cha lẫn mẹ. Ngay sau khi thông tin, doanh nhân Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT đã đề xuất lập trường nội trú, nhận nuôi 1.000 trẻ em mồ côi, nêu kế hoạch đưa các cháu bé tới Đà Nẵng nuôi dưỡng đến khi các cháu trưởng thành.
Xung quanh đề xuất này, trao đổi với phóng viên Dân trí , đại diện cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH), nhiều nhà nghiên cứu về trẻ em đã đưa ra quan điểm hướng đến việc ổn định nhanh cuộc sống cho các em, cũng như giảm bớt thiệt thòi, mất mát cho các trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.
Cộng đồng muốn tử hình 'dì ghẻ' vụ bé V.A: Khoa học chỉ ra bản năng vốn có của con người Tại sao tội ác với một đứa trẻ lại gây căm phẫn đến mức như vậy, thể hiện đặc biệt rõ ràng qua vụ "dì ghẻ" Nguyễn Võ Quỳnh Trang hành hạ khiến bé V.A 8 tuổi tử vong. Vụ án bé V.A 8 tuổi bị "dì ghẻ" Nguyễn Võ Quỳnh Trang hành hạ, tử vong đến nay vẫn chưa thôi khiến dư...