Cục Trồng trọt giảm gần 60% thời gian cho doanh nghiệp làm hồ sơ qua một cửa quốc gia
Mới kết nối hệ thống một cửa quốc gia từ tháng 5/2021, đến nay Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã tiếp nhận 80 hồ sơ, hơn 70 hồ sơ đã được xử lý nhanh gọn giúp giảm gần 60% thời gian cùng nhiều chi phí, thủ tục giấy tờ cho người dân, doanh nghiệp.
Cán bộ văn phòng Cục Trồng trọt giải quyết, xử lý hồ sơ trực tuyến ngày càng chuyên nghiệp. Ảnh: Trần Quang
Giải quyết 5 thủ tục hành chính theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Khải Hòa – Phó Chánh văn phòng Cục Trồng trọt cho biết, từ tháng 5/2021 đến nay hệ thống một cửa quốc gia tại Cục đã tiếp nhận 80 hồ sơ và đã xử lý trên 70 hồ sơ.
“Thay vì tiếp nhận và xử lý trực tiếp như trước đây, hiện công việc này đã được Cục xử lý nhanh qua trực tuyến.Qua đó giúp doanh nghiệp, người dân giảm được trên 60% thời gian (khoảng 10/15 ngày làm việc so với trước) và 10% các thủ tục, giấy tờ liên quan, nhất là tại các cửa khẩu”, ông Hòa khẳng định.
Bà Trần Thị Hòa – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, khi Luật Trồng trọt đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19/11/2018, Cục Trồng trọt đã tham mưu trình Bộ NNPTNT và cơ quan có thẩm quyền ban hành 6 Nghị định và 1 Chỉ thị; đồng thời trình Bộ NNPTNT ban hành 61 thông tư.
Theo đó, Cục triển khai thực hiện và giải quyết 5 TTHC theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
Bên cạnh đó, Cục Trồng trọt đã xây dựng website www.cuctrongtrot.gov.vn đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của ngành và các thông tin chỉ đạo sản xuất; Hệ thống văn phòng điện tử www.newvpdt.mard.gov.vn và www.vpdt.mard.gov.vn được Cục Trồng trọt triển khai thực hiện hiệu quả; Hệ thống quản lý chất lượng của Cục đã được công bố phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015.
Về kết quả ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa hành chính, lãnh đạo Cục Trồng trọt cho hay: Các chương trình, kế hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ NNPTNT đã được Cục Trồng trọt kịp thời triển khai thực hiện như: triển khai họp trực tuyến, thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, cơ chế một cửa quốc gia cho 5 TTHC và hệ thống xử lý văn bản qua văn phòng điện tử.
Bộ NNPTNT triển khai 29 thủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốc gia mang lại nhiều lợi ích thiết thực
Video đang HOT
“Cục đang đề xuất tiếp tục áp dụng DVCTT cấp độ 3, 4 cho các TTHC khác có tần suất thực hiện cao”, bà Hòa khẳng định.
Qua đó đã xây dựng được hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm quản lý, dữ liệu chuyên ngành, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Cục; Số đơn vị có mạng WAN, LAN, số đơn vị kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước:
Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network): Hệ thống mạng LAN, internet hoạt động ổn định, tất cả công chức, viên chức thuộc Văn phòng Cục Trồng trọt được trang bị máy tính kết nối internet bằng cáp quang – FTTH với tốc độ truy nhập internet cao để làm việc và tra cứu thông tin; máy chủ phục vụ việc cập nhật dữ liệu và Webserver.
Hệ thống văn phòng điện tử tại địa chỉ www.vpdtnew.mard.gov.vn được Cục Trồng trọt triển khai thực hiện hiệu quả; Số đơn vị sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành: 100% các đơn vị thuộc Cục có tài khoản Văn phòng điện tử và triển khai áp dụng từ ngày 15/3/2020; Tỷ lệ văn bản được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử: kể từ ngày 01/01/2020, 100% văn bản được phát hành trên Văn phòng điện tử; Tỷ lệ cán bộ, công chức được cấp tài khoản hộp thư điện tử công vụ: 100%.
Cũng theo bà Hòa, Cục còn phối hợp với Trung tâm tin học hoàn thành và chính thức sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên môi trường mạng tại địachỉ:https://dvc.mard.gov.vn/Pages/default.aspx từ năm 2017.
Theo đó, ngày 20/3/2020, Trung tâm Tin học thống kê đã có Công văn số 44/TH về việc chuẩn hóa, tích hợp dịch vụ công của Bộ lên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Trong đó, Cục Trồng trọt có 05 TTHC được tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia bao gồm: Thủ tục cấp Bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng; Thủ tục đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng; Thủ tục Hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng; Thủ tục phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng; Thủ tục cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng.
Trong giai đoạn 2020 -2030, Cục Trồng trọt sẽ tập trung vào những nội dung cụ thể về thể chế; TTHC; tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hiện đại hóa hành chính. Ảnh: Cán bộ văn phòng Cục Trồng trọt làm thủ tục trực tuyến. Ảnh: Trần Quang
Tăng cường nguồn lực thực hiện hiệu quả chương trình cải cách hành chính
Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đã đạt được, bà Hòa cũng chỉ ra các tồn tại, hạn chế như việc triển khai các hoạt động như kiểm tra việc thi hành pháp luật, rà soát văn bản pháp luật, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nên việc xây dựng thể chế còn có nhiều hạn chế vì kính phí triển khai công tác xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật còn thấp nên khó khăn cho việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi.
Điều đáng nói là việc thực hiện các TTHC của Văn phòng Bảo hộ giống có quá nhiều TTHC; cơ sở hạ tầng kém (đường truyền, máy tính và các máy văn phòng khác) do vậy nhiều khi không đáp ứng yêu cầu.
Các văn bản pháp lý được xây dựng từ lâu do vậy nhiều vấn đề cần sửa đổi khung pháp lý. Hơn nữa, việc thiếu kinh phí tổ chức đào tạo, tập huấn cho người sử dụng từ Văn phòng bảo hộ giống cây trồng đến các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp đơn…
Nói về nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn 2020 -2030, lãnh đạo Cục Trồng trọt cho biết, Cục sẽ tập trung vào những nội dung cụ thể về thể chế; TTHC; tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hiện đại hóa hành chính.
Cụ thể về thể chế, Cục Trồng trọt sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành cho phù hợp với các quy định trong nước và cam kết với quốc tế.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung, chuẩn hóa, đơn giản hóa các thủ tục hành chính phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật; Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các TTHC.
Về hiện đại hóa hành chính, Cục sẽ tiếp tục triển khai Hệ thống văn phòng điện tử tại địa chỉ www.vpdtnew.mard.gov.vn tiến tới tiếp nhận, phát hành và lưu giữ hoàn toàn trên môi trường điện tử; Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên môi trường mạng đối với các TTHC thuộc Cục Trồng trọt.
Tiếp tục thực hiện giải quyết TTHC trên cổng thông tin một cửa quốc gia đối với các thủ tục đã kết nối và triển khai xây dựng mới đối với các thủ tục đang có kế hoạch xây dựng, áp dụng trên cổng thông tin một cửa quốc gia.
Do đó, lãnh đạo Cục Trồng trọt kiến nghị với Bộ NNPTNT, Chính phủ về nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định, chế độ, chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tế để đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian tới.
Cục Trồng trọt cũng đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan hành chính nhà nước để thực hiện tốt hơn nữa các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn tới. Đồng thời tăng cường nguồn lực để thực hiện hiệu quả chương trình cải cách hành chính giai đoạn tới.
Tháo gỡ khó khăn trong thu hoạch, vận chuyển lúa
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện tình hình thu hoạch lúa Hè Thu và lúa sớm Thu Đông vẫn có tiến triển tốt.
Những khó khăn trong thu hoạch, lưu thông, vận chuyển đã và đang được các địa phương tích cực tháo gỡ.
Nông dân Đồng Tháp thu hoạch lúa. Ảnh: Chương Đài/TTXVN
Theo Cục Trồng trọt, vụ Hè Thu 2021 các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống được 1,509 triệu ha. Đến nay, các tỉnh, thành đã thu hoạch được 1,38 triệu ha với năng suất 5,7 tấn/ha. Sản lượng ước đạt 7,87 triệu tấn. Diện tích còn lại của vụ Hè Thu chỉ khoảng 128.000 ha và dự kiến từ nay đến đầu tháng 10 sẽ thu hoạch xong.
Toàn vùng cũng đã xuống giống vụ Thu Đông được 562.000 ha trong kế hoạch 700.000 ha. Một số diện tích sớm đã cho thu hoạch được 67 ngàn ha với năng suất 5,2 tấn/ha.
Theo ông Nguyễn Như Cường, sau cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thu hoạch, tiêu thụ lúa Hè Thu đầu tháng 8 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các tỉnh, thành phía Nam tình hình thu hoạch, tiêu thụ lúa đã tốt lên.
Các địa phương đã thành lập các tổ đội sản xuất, điều phối máy gặt đập có thể di chuyển thu hoạch lúa giữa các địa phương khá thuận lợi. Điều này, giúp cho giá lúa thời gian qua đã nhích lên và ổn định. Do dịch COVID-19 nên giá lúa tăng chưa đạt như kỳ vọng.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng cho biết, tình hình thu hoạch, tiêu thụ lúa đã ổn định hơn. Nhưng với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, việc bốc xếp hàng tại các cảng ở TP Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực. Lượng bốc xếp hàng hóa giảm đi rất nhiều so với trước khi dịch COVID-19.
Doanh nghiệp phải đóng hàng tại kho rồi vận chuyển bằng đường bộ hoặc đóng hàng tại các cảng ở miền Tây. Việc đóng hàng này phát sinh chi phí rất cao, năng lực bốc xếp hàng giảm nên khả năng xuất khẩu giảm.
Hiện việc lưu thông trên các tuyến đường đã được tháo gỡ nhưng lại khó khăn ở nhân lực bốc xếp hàng hóa. Ngay cả tại các nhà máy, do phải thực hiện giãn cách, hay phải theo phương án "3 tại chỗ" nên nguồn nhân lực chưa nhiều, ông Đỗ Hà Nam cho hay.
Ông Đỗ Hà Nam cũng cho biết, việc triển khai thu mua gạo dự trữ quốc gia vừa qua cũng không đẩy giá lúa lên được nhiều. Với các doanh nghiệp thu mua tạm trữ cũng khó triển khai được mạnh mẽ bởi nguồn tài chính của doanh nghiệp hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa được tăng hạn mức vay trong khi hàng tồn kho tại doanh nghiệp vẫn cao.
Hiện nhiều địa phương đang nỗ lực thu hoạch xong lúa Hè Thu còn lại trong tháng 9. Điển hình như Tiền Giang đã cơ bản thu hoạch phần lớn diện tích lúa Hè Thu. Địa phương này đang khẩn trương thu hoạch nhanh gọn toàn bộ diện tích lúa còn lại, tập trung ở các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía Tây của tỉnh.
Các huyện, thị trong tỉnh Tiền Giang đều tạo điều kiện thuận lợi như cấp giấy đi đường cho nông dân, người điều khiển các phương tiện cơ giới và nhân công, thương lái qua chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 để ra đồng phục vụ thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ lúa hàng hóa, không để ảnh hưởng hoặc ùn ứ nông sản nhưng vẫn đảm bảo quy định chống dịch như tuân thủ thông điệp 5K, test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2...
Tại Bạc Liêu, 2 tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng đã đưa hàng trăm máy gặt đập liên hợp sang hỗ trợ nông dân Bạc Liêu thu hoạch lúa Hè Thu. Cộng với máy của địa phương là trên 460 máy đang hoạt động. Bạc Liêu sẽ thu hoạch dứt điểm gần 59.000 ha lúa Hè Thu vào ngày trong tháng 9.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung giữ ở mức ổn định. Cụ thể, giá lúa thường tại ruộng cao nhất là 4.900 đồng/kg, giá bình quân là 4.820 đồng/kg. Giá lúa thường tại kho cao nhất 7.150 đồng/kg, trung bình là 6.050 đồng/kg.
Với nỗ lực góp phần đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ lúa gạo hàng hóa vụ Hè Thu 2021, đặc biệt là lúa tươi tại ruộng cho bà con nông dân, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã cung cấp danh sách các thương nhân đủ điều kiện kinh doanh, xuất khẩu gạo theo địa bàn tỉnh, thành phố. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho hoạt động tiêu thụ lúa Hè Thu trong dân giữa tình hình dịch COVID -19 đang diễn biến hết sức phức tạp.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đề nghị UBND các địa phương tăng cường việc hỗ trợ cho khối doanh nghiệp ngành lương thực trong việc kết nối vùng sản xuất và đảm bảo khâu vận chuyển lúa tươi từ đồng về nhà máy sấy kịp thời theo từng địa bàn sản xuất lúa.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo tháng 8/2021 đạt 499.033 tấn, trị giá 243,306 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 17,39% về số lượng và giảm 19,87% về trị giá. Lũy kế xuất khẩu gạo Việt Nam từ đầu năm đến hết tháng 8 đạt 3,986 triệu tấn, trị giá 2,129 tỷ USD. so với cùng kỳ số lượng giảm 13,42% và giá trị giảm 5,48%.
Tin vui: Tây Ninh có thêm 4 giống mì kháng được bệnh khảm lá Mới đây, 4 giống mì HN1, HN36, HN80, HN97 trồng thử nghiệm ở Tây Ninh đã được đoàn khảo sát của Bộ NNPTNT đánh giá cao về mức độ kháng bệnh và sức chống chịu được bệnh khảm lá. Tây Ninh lại có thêm 4 giống mì kháng bệnh khảm lá Như vậy, ngoài 2 giống mì HN3 và HN5 đã được Cục...