Cục Ngoại Tuyến trao quà cho học sinh biên giới
Sáng 2-12, Đại tá Cáp Văn Nam – Phó Cục Trưởng Cục Ngoại tuyến, Bộ Công An cùng đoàn công tác đã có chuyến thăm và tặng quà cho các em học sinh Trường Tiểu học Hồng Vân tại xã biên giới Hồng Vân (H. A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Những món quà ý nghĩa của cán bộ chiến sĩ Cục Ngoại tuyến và các mạnh thường quân gửi tặng các em học sinh xã biên giới Hồng Vân.
Thay mặt Cục Ngoại tuyến, Đại tá Cáp Văn Nam trao 3,5 tấn gạo, 350 cặp, 3.000 cuốn vở, 350 chai nước tương, 350 chai dầu ăn cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại đây.
Cô Dương Thị Trúc – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Vân cho biết, hiện nay nhà trường có tổng số 342 em học sinh đều là đồng bào dân tộc Pa Cô, Tà Ôi. Trong đó, có 209 em nằm trong diện hộ nghèo; 45 em nằm trong diện hộ cận nghèo. “Đợt bão lũ lớn thời gian qua đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống của bà con tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, đặc biệt trong số đó có các em học sinh đang học tại Trường Tiểu học Hồng Vân nằm tại xã biên giới xa xôi của H. A Lưới. Trước những khó khăn của các em, Cục Ngoại tuyến đã vận động cán bộ chiến sĩ, các mạnh thường quân ủng hộ tiền, các nhu yếu phẩm nhằm hỗ trợ học sinh đang học tập tại đây. Hy vọng, những món quà đến tay các bạn nhỏ lần này sẽ phần nào giúp các em vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập, cố gắng trở thành những người có ích trong xã hội”, Đại tá Cáp Văn Nam chia sẻ.
Thủ tướng: Không để dịch Covid-19 lây lan vòng 3
Ngày 2/12, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1699/CĐ-TTg về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.
Công điện nêu rõ, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, bùng phát trở lại trong mùa Đông tại nhiều quốc gia với số trường hợp mắc liên tục gia tăng.
Video đang HOT
Ở trong nước, sau 88 ngày liên tiếp không phát hiện ca mắc mới trong cộng đồng, đã ghi nhận trường hợp lây nhiễm từ người nhập cảnh trong thời gian cách ly tại TP.HCM; đã có tình trạng lơ là, chủ quan, thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch.
Bình tĩnh ứng phó với mọi tình huống
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, UBND tỉnh, thành tiếp tục thực hiện nghiêm chiến lược kiểm soát chặt chẽ nguồn lây từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để, điều trị hiệu quả ở trong nước; tăng cường cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, bình tĩnh ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Các tỉnh, thành phố, trước hết là các thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện yêu cầu 5K trong phòng, chống dịch, trước hết là đeo khẩu trang bắt buộc, khử khuẩn tại các khu vực cách ly, các khu dân cư tập trung, nơi công cộng.
Các cơ sở lưu trú, trường học, khám chữa bệnh thường xuyên tự đánh giá việc thực hiện các yêu cầu, hướng dẫn phòng, chống dịch, công khai kết quả tự đánh giá trên hệ thống bản đồ chống dịch.
Chủ tịch UBND tỉnh, thành trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, quyết liệt đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra; xử lý trách nhiệm người đứng đầu các nơi vi phạm, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Đối với trường hợp lây nhiễm dịch Covid-19 tại TP.HCM, Thủ tướng yêu cầu UBND TP.HCM chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, mạnh mẽ, thần tốc truy vết mọi đối tượng Fl, F2 của các ca lây nhiễm mới phát hiện, với tinh thần cao nhất, đạt kết quả tối đa, không để lây lan vòng 3.
Việc để xảy ra lây nhiễm là vụ việc vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng, chống dịch, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân liên quan, báo cáo kết quả lên Thủ tướng. Bộ Y tế, UBND TP.HCM có trách nhiệm giám sát xử lý vụ việc vi phạm này.
Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ: Quốc phòng, Công an tiếp tục tăng cường quản lý biên giới, quản lý chặt chẽ hoạt động nhập cảnh, ngăn chặn triệt để các trường hợp nhập cảnh trái phép.
Thủ tướng cho phép tiếp tục các chuyến bay chở nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao và thân nhân nhập cảnh Việt Nam và chở lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài phục vụ việc thực hiện mục tiêu kép, phục hồi kinh tế. Các chuyến bay đến Việt Nam phải bảo đảm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Bộ Ngoại giao làm đầu mối xem xét, giải quyết việc người Việt Nam ở nước ngoài về nước; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, có phương án đưa người Việt Nam về nước phù hợp với khả năng tiếp nhận, quản lý trong nước và yêu cầu phòng, chống dịch.
Đồng thời chỉ đạo cơ quan đại diện ở nước ngoài xem xét, chỉ cho phép các trường hợp thật sự cần thiết về nước (kể cả về nước trong dịp Tết Nguyên đán) và gửi danh sách người được về nước cho Bộ Công an, Giao thông vận tải để thực hiện các việc liên quan đến hoạt động nhập cảnh và tổ chức chuyến bay.
Các bộ ngành, địa phương hỗ trợ công dân Việt Nam bị mắc kẹt tại nước ngoài; giải quyết nhanh các thủ tục tại các sân bay để kịp thời đưa công dân ta đến các cơ sở cách ly theo kế hoạch, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Bộ Quốc phòng chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở cách ly tập trung.
Không áp dụng giãn cách xã hội tràn lan
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo thực hiện việc bán vé cho người nhập cảnh bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tránh lợi dụng nâng giá, trục lợi, xử lý nghiêm các vi phạm; hạn chế các chuyến bay chở người nhập cảnh cách ly tại Hà Nội; thực hiện nghiêm việc cách ly đối với tổ bay, tiếp viên bảo đảm đúng các yêu cầu phòng, chống dịch.
Mọi trường hợp nhập cảnh đều phải cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly do quân đội quản lý và cơ sở cách ly dân sự đủ điều kiện do các địa phương quản lý, yêu cầu đúng quy trình, quy định, thời gian cách ly. Các Bộ, cơ quan liên quan, UNND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, giám sát chặt chẽ các cơ sở cách ly người nhập cảnh, phòng ngừa lây chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Tiếp tục dừng các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người khi không cần thiết; trường hợp tổ chức thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn... theo đúng quy định.
Các cấp, các ngành, địa phương khi tổ chức các sự kiện, hoạt động có tiếp xúc với người đến từ nước ngoài, nhất là từ các nước có nguy cơ cao phải hỏi ý kiến của cơ quan y tế.
Trường hợp xảy ra lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, cần thực hiện giãn cách xã hội đối với các khu vực có nguy cơ cao và được khoanh vùng hợp lý, không áp dụng giãn cách xã hội tràn lan ở phạm vi rộng ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục bảo đảm năng lực cho hệ thống y tế cả về tinh thần đề cao cảnh giác và luôn sẵn sàng đi đầu, ứng phó mọi tình huống dịch bệnh, nâng cao năng lực khám, điều trị, khả năng truy vết, xét nghiệm nhanh, trước mắt là nhằm bảo đảm an toàn cho các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, đặc biệt là Đại hội Đảng toàn quốc. Bộ Y tế chỉ đạo toàn ngành thực hiện chế độ công tác với tinh thần sẵn sàng ứng phó mọi tình huống dịch bệnh.
Bộ Y tế sớm có phương án về việc hợp tác với nước ngoài sản xuất, mua vắc xin của nước ngoài, nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước, báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét, quyết định.
Xây dựng lực lượng Công an nhân dân tinh nhuệ, hiện đại Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh yêu cầu trên khi phát biểu tại Hội nghị đánh giá kết quả công tác năm 2020, bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2021 của Đảng bộ Công an Trung ương và những nội dung, định hướng lớn để xây dựng lực lượng Công an nhân dân chính...