Cục Khoáng sản đề nghị Quảng Nam xử lý nghiêm vấn nạn khai thác vàng trái phép
Cục Khoáng sản Việt Nam đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm phải khẩn trương phục hồi môi sinh, môi trường khu vực khai thác khoáng sản trái phép, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội.
Cục Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản vàng trái phép, nhất là tại huyện Phước Sơn, trong đó có các điểm tại xã Phước Thành, Phước Lộc, Phước Đức; tại huyện Tiên Phước gồm khu vực các xã Tiên Lập (điểm Hố Bứa, Bãi Cháy, Hố Sơn), xã Tiên An (điểm thôn 1.2 và Vườn Dẻo); xã Tiên Phong (điểm núi Vú); tại huyện Phú Ninh gồm các khu vực Núi Kẽm, Hố Gần, Hố Ráy, Thác Trắng, xã Tam Lãnh.
Cục Khoáng sản Việt Nam đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm phải khẩn trương phục hồi môi sinh, môi trường khu vực khai thác khoáng sản trái phép, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội.
Video đang HOT
UBND tỉnh Quảng Nam có trách nhiệm khẩn trương hoàn chỉnh phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh, trong đó có khoáng sản vàng.
Theo đánh giá của Cục Khoáng sản Việt Nam, ngày 26/9/2022, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (trước đây) đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam tăng cường sự phối hợp trong công tác quản lý khoáng sản vàng trên địa bàn tỉnh này.
Sau đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã có nhiều văn bản chỉ đạo chính quyền các huyện Phú Ninh, Phước Sơn, Đông Giang, Công an tỉnh tổ chức kiểm tra, truy quét các tụ điểm khai thác khoáng sản vàng trái phép.
Nhờ đó, tình trạng khai thác khoáng sản vàng trái phép trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng có lúc, có nơi vẫn đang diễn biến phức tạp.
Quảng Ninh thu ngân sách nhà nước 56.500 tỷ đồng
Năm 2022 mặc dù gặp nhiều khó khăn, bất ổn do tình hình thế giới và khu vực, nhưng tỉnh Quảng Ninh đã thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 56.500 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2021.
TKV thu nộp NSNN trên địa bàn tỉnh trên 14.000 tỷ đồng, chiếm 33% tổng thu NSNN cả tỉnh. Trong ảnh: Sản xuất than tại Công ty Tuyển than Cửa Ông (Ảnh Báo Quảng Ninh)
Với nhiều cách làm hiệu quả, Quảng Ninh đã hoàn thành những mục tiêu, kế hoạch đề ra. Trong tổng số thu NSNN năm 2022, thì có 42.000 tỷ đồng thu nội địa, đạt 100% kế hoạch năm và thu XNK đạt 14.500 tỷ đồng, tăng 45% so với kế hoạch.
Một số doanh nghiệp trọng điểm của tỉnh có số thu NSNN lớn được kể đến như: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, cả năm nộp trên 14.000 tỷ đồng, chiếm 33% tổng thu NSNN cả tỉnh; Tổng Công ty Đông Bắc nộp cả năm trên 2.000 tỷ đồng, chiếm 4,8% tổng thu NSNN cả tỉnh; các nhà máy nhiệt điện nộp cả năm gần 1.700 tỷ đồng, chiếm 3,9% tổng thu NSNN cả tỉnh; các công ty xăng dầu nộp thuế bảo vệ môi trường, cả năm nộp 1.255 tỷ, chiếm 3% tổng thu NSNN cả tỉnh.
Còn đối với thu hoạt động XNK, mặc dù chính sách biên mậu phía Trung Quốc thắt chặt do thực hiện chiến lược "Zero Covid", tuy nhiên, tỉnh Quảng Ninh đã sớm nhận diện, có những biện pháp hiệu quả, kịp thời nên kết quả thu đạt được tương đối lớn (14.500 tỷ đồng, tăng 45% so với kế hoạch năm).
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng 13/13 địa phương đã rất nỗ lực để hoàn thành số thu mà tỉnh giao đầu năm. Kết thúc năm, các địa phương của tỉnh đã thu nộp cho NSNN đạt gần 16.000 tỷ đồng. Trong đó, thu tiền sử dụng đất đạt gần 8.000 tỷ đồng, thu thuế, phí đạt gần 7.900 tỷ đồng.
Thanh tra nhiều đơn vị lĩnh vực đa cấp, điện lực, hóa chất Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Quyết định số 2528/QĐ-BCT phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2023. Sản xuất than ở Công ty than Mạo Khê (Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam). Ảnh tư liệu: Nguyễn Đán/TTXVN Theo đó, Bộ Công Thương sẽ thực hiện thanh tra 216 đơn vị, doanh nghiệp...