Cục Đường sắt lấy ý kiến địa phương mở lại tàu khách
Cục Đường sắt Việt Nam lấy ý kiến 22 tỉnh, thành phố về việc khai thác lại nhiều đoàn tàu khách, dự kiến từ 7/10.
Đại diện Cục Đường sắt cho hay, giai đoạn một (từ 7/10 đến 17/10), trên tuyến Hà Nội – TP HCM dự kiến chạy lại đôi tàu SE7/SE8 và SE5/6. Giai đoạn hai (từ 18/10 đến 27/10) sẽ chạy thêm đôi tàu SE3/4.
Trên tuyến Hà Nội – Vinh chạy lại đôi tàu NA1/2 từ 8/10. Tuyến Hà Nội – Hải Phòng chạy lại đôi tàu LP5/6 hàng ngày trong giai đoạn một, sau đó thêm đôi tàu LP3/8 chạy hàng ngày và đôi tàu HP2/LP7 vào cuối tuần trong giai đoạn hai.
Trên tuyến Đà Nẵng – Sài Gòn chạy lại đôi tàu SE21/SE22 từ 15/10.
Tuyến Nha Trang – Sài gòn chạy lại đôi tàu SNT1/2 và tuyến Phan Thiết – Sài Gòn chạy lại đôi tàu SPT1/2 từ 1/11.
Từ 1/12, ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy lại toàn bộ tàu khách theo biểu đồ. Ngoài ra, chạy thêm một số chuyến tàu trên tuyến TP – Nha Trang, Phan Thiết khi hành khách có nhu cầu.
Hành khách đi tàu tại ga Hà Nội trước đợt dịch thứ 4. Ảnh: Giang Huy.
Đáng chú ý, Cục Đường sắt Việt Nam vẫn xin ý kiến lãnh đạo chính quyền thủ đô, đề nghị tàu dừng đón, trả khách tại ga Hà Nội, mặc dù trước đó thành phố đã có ý kiến tiếp tục dừng vận chuyển khách đến ga Hà Nội.
Video đang HOT
Sau khi có ý kiến của các địa phương, Cục Đường sắt Việt Nam sẽ công bố lịch chạy tàu khách và đánh giá lại sau mỗi giai đoạn.
Hành khách đi tàu phải tuân thủ 5K, khai báo y tế, có kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh. Người đã tiêm một liều vaccine sau 3 tuần hoặc đã tiêm đủ liều, F0 khỏi bệnh trong 6 tháng thì không cần xét nghiệm.
Ngày 30/9, Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn khôi phục vận tải hành khách công cộng tại địa phương nới lỏng giãn cách sau Chỉ thị 16. Việc triển khai cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định, riêng lĩnh vực hàng không, đường sắt do Bộ Giao thông Vận tải quyết, có sự đồng thuận của địa phương nơi đi, nơi đến.
Hiện tàu khách vẫn dừng chạy trên tất cả tuyến đường để phòng dịch Covid-19, chỉ có tàu hàng hoạt động.
Vận tải hành khách đường sắt thích ứng với tình hình mới
Theo hướng dẫn tạm thời tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt vừa được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành, các chuyến tàu được phép hoạt động trở lại từ ngày 1/10.
Bộ GTVT đưa ra 4 cấp độ nguy cơ để áp dụng tổ chức chạy tàu khách.
Khởi động kế hoạch chạy tàu
Theo kế hoạch khởi động vận tải hành khách bằng đường sắt của Bộ GTVT, để Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) được phép hoạt động trở lại, hành khách phải đảm bảo xét nghiệm SARS-CoV-2 có kết quả âm tính trong vòng 72 giờ.
Bốn cấp độ nguy cơ Bộ GTVT đặt ra đối với ngành Đường sắt gồm: Cấp 1 - nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2 - nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; cấp 3 - nguy cơ cao tương ứng với màu cam và cấp 4 - nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Theo kế hoạch, tại các địa phương, vùng có nguy cơ rất cao (cấp 4), ga đường sắt được hoạt động để tiếp nhận hành khách và phải đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch. Đối với các địa phương, vùng có nguy cơ cao (cấp 3), các phương tiện giao thông công cộng đường sắt được hoạt động dưới hoặc bằng 50% công suất (chuyến, lượt hoặc số chỗ trên phương tiện). Tại địa phương, vùng có nguy cơ thấp (cấp 1) và trung bình (cấp 2) được hoạt động bình thường.
Vận tải hành khách đường sắt thích ứng với tình hình mới.
Tuy nhiên, theo Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT), căn cứ vào tình hình dịch COVID-19 tại các địa phương và trên cơ sở thống nhất ý kiến của UBND các địa phương có ga đường sắt, Cục sẽ quyết định áp dụng thực hiện số đôi tàu hoạt động, ga dừng đón, trả khách trên hành trình.
Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam, VNR hướng dẫn bắt buộc đối với người lao động ngành Đường sắt phải tuân thủ "Thông điệp 5K"; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; đáp ứng quy định về xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng PCR hoặc test kháng nguyên nhanh khi có ho, sốt, khó thở hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan. Tại địa phương, vùng có nguy cơ trung bình (cấp 2) và nguy cơ cao (cấp 3): phải xét nghiệm SARS-CoV-2 hàng tuần (7 ngày/lần); không yêu cầu xét nghiệm đối với người đã tiêm 1 liều vaccine sau 3 tuần hoặc đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng.
Tại địa phương, vùng có nguy cơ rất cao (cấp 4) phải được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả) bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh.
Đối với hành khách, ngành Đường sắt yêu cầu phải tuân thủ "Thông điệp 5K"; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; xét nghiệm SARS-CoV-2 có kết quả âm tính trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả) bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh. Không yêu cầu xét nghiệm đối với người đã tiêm 1 liều vaccine sau 3 tuần hoặc đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng.
Ngoai ra, tại các nhà ga đường sắt, Bộ GTVT yêu cầu bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR; tổ chức điểm xét nghiệm bằng test kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng. Trường hợp phát hiện lái tàu, nhân viên phục vụ trên tàu, hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý.
Hành khách mua vé trước được giảm giá
Cũng theo kế hoạch chạy lại tàu khách từ ngày 1/10, hành khách sẽ được giảm giá vé cho các hành trình xa ngày.
Cụ thể , Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn (VNR) sẽ áp dụng chính sách giá vé tàu mới đối với hành khách mua vé tàu xa ngày và cận ngày khi tàu khách chạy trở lại, dự kiến từ ngày 1/10. Đối với hành khách mua vé đi trên các đoàn tàu khách Thống nhất, khu đoạn do Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn quản lý trước ngày tàu chạy từ 2 ngày trở xuống, giá bán sẽ tăng so với giá vé cùng thời điểm. Với vé tàu có cự ly vận chuyển dưới 1.000 km, tăng 7%; với vé tàu có cự ly vận chuyển từ 1.000 km trở lên, tăng 5%.
Ngược lại, hành khách mua vé tàu xa ngày đi tàu sẽ được giảm giá vé tùy theo mác tàu và cự ly vận chuyển. Với vé các tàu SE3/4, SE7/8 có cự ly vận chuyển từ 900 km trở lên và các tàu SE21/22, SE25/26 có cự ly vận chuyển từ 600 km trở lên: Giảm 20% khi mua trước ngày đi tàu từ 20 - 29 ngày; giảm 30% khi mua trước từ 30 - 39 ngày; giảm 40% khi mua trước từ 40 ngày trở lên. Tuy nhiên, chính sách giảm giá này không áp dụng đối với loại chỗ giường nằm khoang 4 tàu SE3.
Trước đó, VNR dự kiến 2 phương án tổ chức chạy tàu khách từ ngày 1/10, khi các địa phương dần nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch.
Phương án 1: Đối với tàu Thống nhất chạy tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, trong tháng 10 sẽ tổ chức chạy lại 3 đôi tàu. Từ 1/10 tổ chức chạy tàu khách SE7/SE8; từ ngày 7/10 chạy tàu SE3/4; từ ngày 14/10 chạy tàu SE5/6.
Phương án 2, dự kiến từ ngày 1/10 tổ chức chạy tàu khách SE7/8; từ ngày 14/10 chạy tàu SE3/4; từ ngày 21/10 chạy tàu SE5/6.
Đối với tàu trên các tuyến theo phương án 1, dự kiến: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng từ ngày 1/10, tổ chức chạy thường xuyên tàu LP5/LP6; từ ngày 8/10 chạy tàu LP3/LP8; chạy thêm đôi tàu LP7/HP2 vào các ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần. Tuyến Hà Nội - Vinh dự kiến từ ngày 8/10 chạy thường xuyên đôi tàu NA1/2. Tuyến Hà Nội - Đà Nẵng dự kiến từ ngày 8/10 chạy thường xuyên đôi tàu SE19/20. Tuyến phía Nam, dự kiến chạy một số tàu khách khu đoạn Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Phan Thiết, Sài Gòn - Đà Nẵng.
Đối với tàu các tuyến theo phương án 2, dự kiến: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng từ ngày 8/10 chạy thường xuyên tàu LP5/LP6; từ ngày 15/10 chạy thêm tàu LP3/LP8; từ ngày 15/10 chạy thêm đôi tàu LP7/HP2 vào các ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần. Tuyến Hà Nội - Vinh dự kiến từ ngày 15/10 chạy thường xuyên đôi tàu NA1/2. Tuyến Hà Nội - Đà Nẵng dự kiến từ ngày 15/10 chạy thường xuyên đôi tàu SE19/20. Tuyến phía Nam dự kiến tổ chức chạy một số đoàn tàu khu đoạn Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Phan Thiết, Sài Gòn - Đà Nẵng vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11.
Ngành Đường sắt cũng sẽ tiếp tục tổ chức chạy các đoàn tàu chuyên biệt vận chuyển công dân từ TP Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam... trở về địa phương khi các địa phương có nhu cầu.
Đăng ký phương tiện đường sắt trên cổng dịch vụ công từ ngày 1/10 Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ban hành Thông tư 13/2021/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 1/10/2021, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2018 quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt. Theo Thông tư này, từ ngày 1/10, chủ sở...