Cục Cảnh sát đề nghị đặt tên chung cho taxi công nghệ
Theo Đại tá Lê Xuân Đức – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an – khi sửa Nghị định 86 cần bổ sung quy định quản lý hoạt động của xe chở người 4 bánh gắn động cơ ứng dụng phần mềm điện tử và cần có tên gọi, đề nghị ban soạn thảo đặt tên để dễ quản lý, xử phạt.
Vấn đề nói trên được Phó Cục trưởng Cục CSGT đưa ra tại cuộc họp lấy ý kiến sửa đổi Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải sáng 13/7.
Cần xác định tên gọi thay Uber, Grab
Theo Đại tá Lê Xuân Đức, để một Nghị định đi vào cuộc sống, từ khi xây dựng lấy ý kiến đến nay, Bộ Công an đã tham gia ban soạn thảo. Vấn đề đại diện Cục CSGT quan tâm là tên gọi của loại hình xe kinh doanh vận tải sử dụng phần mềm công nghệ điện tử.
“Cần bổ sung quy định quản lý hoạt động của xe chở người 4 bánh gắn động cơ ứng dụng phần mềm điện tử, khó nhất là đặt tên gì. Đề nghị ban soạn thảo đặt tên là gì để xử phạt. Phải làm rõ khái niệm taxi công nghệ và taxi truyền thống.” – Phó Cục trưởng Cục CSGT nhấn mạnh.
Đại tá Lê Xuân Đức – Phó Cục trưởng Cục CSGT
Lý giải thêm, ông Đức cho rằng quan trọng phải đặt tên thống nhất thế nào là taxi, vì còn có sự khác nhau về cách thu tiền, cách quản lý. Phải đặt tên chung nhất vì sẽ còn 1 loạt các hãng khác ra đời chứ không chỉ Grab và Uber, trên cơ sở đó đưa ra phương pháp quản lý.
Đối với kiến nghị về việc đổi biển màu vàng cho xe kinh doanh vận tải, Đại tá Lê Xuân Đức cho rằng, 1 taxi ra đường đầy đủ biển hiệu, mào, dán trên kính thì biển số màu vàng hay biển số màu khác có dễ quản lý hơn không? Nếu đổi đồng loạt thì sẽ tốn bao nhiêu tiền của người dân và thêm thủ tục hành chính. Theo ông Đức, vấn đề chính là quản lý mô hình taxi.
Video đang HOT
Ngoài ra, Phó Cục trưởng Cục CSGT đề nghị khi sửa đổi Nghị định cần bổ sung thêm quy định về việc tịch thu giấy phép kinh doanh của các đơn vị kinh doanh vận tải với xe hết niên hạn, sử dụng lái xe đang bị cấm hành nghề. Bổ sung quy định thu hồi phù hiệu, biển hiệu, đình chỉ khai thác tuyến của xe dừng đỗ trên đường cao tốc, lái xe sử dụng chất ma tuý khi điều khiển xe, đón trả khách trên cao tốc… Cùng đó, cần bổ sung thêm quy định về nhân viên phục vụ trên xe phải có kĩ năng phục vụ, biết xử lý tình huống.
Lào, Campuchia “trật tự” hơn Việt Nam
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, việc sửa đổi Nghị định 86 phải lấy Luật giao thông đường bộ để “soi” vào Nghị định, bởi nếu đưa những điều trái luật sẽ là vi hiến.
Thứ trưởng Bộ GTVT đưa ra quan điểm, cần đưa vào Nghị định sửa đổi những gì có thể tạo hành lang pháp lý, quản lý và tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Về vấn đề thay đổi màu biển xe, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho hay: “Ngay cả Lào và Campuchia họ trật tự hơn mình rất nhiều, nếu đổi ngay là tốn kém nên cần có lộ trình. Tất cả các nước đều có sự phân biệt để quản cho dễ, sau này cũng để dùng camera quản lý.”.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp sáng 13/6
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, 1 văn bản không thể thoả mãn 100% yêu cầu của các đối tượng. Ban soạn thảo tiếp thu một cách đầy đủ nhưng cũng không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu.
Bộ trưởng GTVT cho biết Bộ sẽ có Tờ trình trình lên Chính phủ về Nghị định 86 sửa đổi trong tháng 7, trong đó đảm bảo chặt chẽ đúng quy định, tất cả những điều chỉnh phải đúng quy định pháp luật, cái gì luật cho phép điều chỉnh tối đa, chưa cho phép thì giữ lại để đề xuất khi sửa luật, vì vậy trước khi trình Chính phủ phải rà soát thật kỹ.
Ông Thể cũng đề cập tới việc sửa đổi điều kiện kinh doanh giữa grab và taxi là như nhau, các điều kiện phải tương đồng để đảm bảo công bằng. Taxi truyền thống phải thích nghi nếu không sẽ bị thị trường đào thải, các doanh nghiệp taxi truyền thống nên ứng dụng công nghệ vì đây là tất yếu.
Người đứng đầu ngành GTVT cũng lưu ý, Uber, Grab ứng dụng công nghệ là tất yếu, nhưng hoạt động ở Việt Nam thì phải hoạt động theo pháp luật của Việt Nam, vì thế trong Nghị định 86 sửa đổi phải bổ sung quy định về tăng cường công tác quản lý, việc này nhằm tạo “sân chơi” công bằng cho cả taxi điện tử và taxi truyền thống tại Việt Nam.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Tàu của Cục CSGT xuất hiện trong clip cát tặc lộng hành
Trao đổi với PV Dân trí chiều ngày 5/7, Đại tá Đỗ Thanh Bình - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) - thừa nhận, tàu xuất hiện trong clip cát tặc lộng hành trên sông Hồng (Hà Nội) là Thủy đoàn 1 thuộc Cục, tàu này thực hiện nhiệm vụ hậu cần kỹ thuật.
Như Dân trí đã thông tin, sáng 5/7, bên lề kỳ họp HĐND TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - đã công bố đoạn video một số tàu đang thản nhiên khai thác cát lậu cách tàu của cảnh sát đường thủy mang số hiệu CSĐT - TDI 03 chỉ hơn 10 m. Video này được ghi lại trên sông Hồng, đoạn qua địa phận huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
Tàu Thủy đoàn 1 thuộc Cục CSGT xuất hiện trong clip "cát tặc" lộng hành (ảnh: Quang Phong)
Phó Cục trưởng Cục CSGT cho biết, ngay khi nhận được thông tin chính thống và xem hình ảnh clip được đăng tải, Cục CSGT đã có cuộc họp để làm rõ và xác định "đó là tàu Thủy đoàn 1 của Cục CSGT".
Theo Phó Cục trưởng Cục CSGT, Thủy đoàn 1 đi làm nhiệm vụ trên sông Hồng theo Kế hoạch số 68, ngày 19/3/2018, về tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội và phối hợp phòng ngừa đấu tranh với tội phạm trên tuyến đường thuỷ nội địa năm 2018.
Trong đề xuất bố trí phương tiện và lực lượng số 99, ngày 12/4/2018 được Cục CSGT phê duyệt, tàu Thủy đoàn 1 thực hiện nhiệm vụ hậu cần kỹ thuật, khi đi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát thì lực lượng CSGT sử dụng các xuồng.
"Tàu này đi làm nhiệm vụ hậu cần kỹ thuật, không phải là tàu tuần tra kiểm soát, tức là nơi nghỉ ngơi của lực lượng CSGT sau khi hết ca. Thời gian thực hiện nhiệm vụ của Thủy đoàn 1 là từ 16/5 đến 30/6. Tuy nhiên, tàu này đã rút sớm từ ngày 26/6 để hỗ trợ công tác đảm bảo an toàn giao thông trên sông Đuống." - Đại tá Đỗ Thanh Bình thông tin.
Khi PV Dân trí đề cập việc tàu Thủy đoàn 1 chỉ làm công tác hậu cần nhưng lại xuất hiện trong clip cát tặc lộng hành là điều khó hiểu, ông Đỗ Thanh Bình cho biết Cục đã tổ chức đoàn đi kiểm tra xác minh và sẽ báo cáo lãnh đạo các cấp theo quy định về vấn đề này.
"Nếu phát hiện tàu Thủy đoàn 1 vi phạm, Cục CSGT sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định, không loại trừ bất kỳ trường hợp vi phạm nào." - Phó Cục trưởng Cục CSGT nhấn mạnh.
Lãnh đạo Cục CSGT cũng cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có ý kiến kịp thời về sự việc, đồng thời khẳng đinh Cục luôn lắng nghe và tiếp thu phản ánh của người dân và báo chí trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Được biết từ đầu năm đến nay, Cục CSGT đã chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường và lực lượng chức năng của TP Hà Nội xử lý 3 vụ việc trên sông Hồng.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Lãnh đạo Bộ GTVT đồng thuận phương án "hạ nhiệt" BOT Ninh Lộc Chiều 10/5, Thứ trưởng Bộ GTVT - ông Lê Đình Thọ cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa liên quan đến tình hình kẹt xe tại trạm BOT Ninh Lộc (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa). Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ tại buổi làm việc Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Đình Thọ...