Cục An ninh mạng: Phối hợp với Microsoft để đảm bảo an ninh mạng và phòng chống tội phạm mạng
Qua việc ký kết thỏa thuận An ninh Chính phủ với Microsoft; Chính phủ, doanh nghiệp và người dân Việt Nam sẽ có một môi trường mạng an toàn, bảo mật và bền vững hơn.
Ngày 19/12 vừa qua, Cuc An ninh mang va phong, chông tọi pham sư dung cong nghẹ cao, thuọc Bọ Cong an đã ky kêt thoa thuạn tham gia chuong trinh An ninh Chinh phu ( Government Security Program – GSP) vơi tạp đoan Microsoft.
Chương trình GSP được hình thành trên mục tiêu xây dựng niềm tin qua tính minh bạch, bằng cách cho phép chính phủ và các tổ chức quốc tế sử dụng công nghệ của Microsoft để bảo vệ bộ máy chính phủ, doanh nghiệp và người dân.
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao ký kết thỏa thuận An ninh Chính phủ với tập đoàn Microsoft.
Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với nhanh với Đại tá PGS.TS Đỗ Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao để hiểu rõ thêm về thoả thuận GSP, cũng như những lợi ích mà Việt Nam có được khi tham gia vào chương trình này.
Thưa ông, việc tham gia GSP sẽ đem lại những lợi ích cụ thể nào cho Chính phủ trong việc đảm bảo an ninh mạng?
Chương trình An ninh chính phủ là một thỏa thuận hợp tác rất quan trọng giữa Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao với Tập đoàn Microsoft trong lĩnh vực an ninh mạng. Hợp tác này sẽ góp phần giúp lực lượng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và nâng cao hiệu quả của công tác bảo đảm an ninh mạng trên nhiều khía cạnh:
- Thứ nhất, hai bên sẽ trao đổi thông tin về các lỗ hổng bảo mật, tình hình lây nhiễm virus, mã độc có liên quan đến Việt Nam, qua đó lực lượng an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ ứng phó sự cố an ninh mạng, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cũng như phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng.
- Thứ hai, Microsoft giúp chúng tôi đào tạo lực lượng chuyên trách về bảo vệ an ninh mạng của Bộ Công an có đầy đủ năng lực chuyên môn kỹ thuật phục vụ công tác tư vấn, kiểm tra, đánh giá, thẩm định an ninh mạng cho các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia và các ban, bộ, ngành, địa phương.
- Thứ ba, Hai bên phối hợp triển khai các dịch vụ điện toán đám mây bảo đảm an ninh, bảo mật, hướng tới việc triển khai ngày càng nhiều các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, trước mắt là các hệ thống thông tin của lực lượng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên nền tảng điện toán đám mây, qua đó cải thiện hiệu suất hoạt động, tiết kiệm chi phí đầu tư hạ tầng, nhân sự vận hành cũng như chi phí bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Video đang HOT
- Thứ tư, Microsoft sẽ hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an ninh mạng tại Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong đó có Luật An ninh mạng.
Hiện nay nhiều tổ chức ở Việt Nam vẫn sử dụng những phiên bản phần mềm cũ có nhiều lỗ hổng bảo mật. Việc tham gia GSP có thúc đẩy việc nâng cấp phần mềm ở các tổ chức này không?
Các phiên bản phần mềm, hệ điều hành cũ như Windows XP, Windows Server 2003, Office 2003, Office 2007 hiện đã không còn được Microsoft cung cấp miễn phí các bản vá bảo mật. Các phiên bản hệ điều hành cũ này chủ yếu được sử dụng cho các hệ thống đặc thù, như: ICS/SCADA, hệ thống core banking cũ của một số ngân hàng nhưng không thể cập nhật do không tương thích với các phần mềm ứng dụng, hoặc đơn vị chủ quản không muốn cập nhật, chỉ giữ lại phục vụ yêu cầu tra cứu dữ liệu cũ. Đa số các hệ thống cũ này được cách ly với Internet để giảm bớt rủi ro bảo mật.
Trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác GSP, nếu có các nội dung hỗ trợ trực tiếp cho việc nâng cấp các phần mềm cũ thì sẽ vá được các lỗ hổng bảo mật, làm tốt đảm bảo an ninh, an toàn mạng cho các cơ quan, tổ chức. Hơn nữa, hoạt động hợp tác GSP giữa Microsoft Việt Nam và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao bao gồm các nội dung tuyên truyền tới cộng đồng, triển khai các ứng dụng, dịch vụ đám mây của Microsoft và tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng. Do đó có tác dụng nâng cao nhận thức và thúc đẩy các hoạt động ứng dụng công nghệ mới, thay thế các phần mềm cũ và loại bỏ các phần mềm không có bản quyền.
Bên cạnh đó, thông qua hợp tác này, chúng tôi cũng sẽ tăng cường công tác đấu tranh với các loại tội phạm mua bán phần mềm lậu, hành vi vi phạm bản quyền phần mềm mềm tại Việt Nam.
Sự hỗ trợ từ Microsoft có lợi thế gì khi ở Việt Nam đã có khá nhiều Security Lab như BKAV, CMC, chưa kể các Security Lab từ nước ngoài?
Trong lĩnh vực an ninh mạng, việc cập nhật các thông tin liên quan như thông tin về lỗ hổng bảo mật, thông tin về hoạt động tấn công, các chiến dịch tấn công… là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Các công ty trong nước như BKAV, CMC đều có các thế mạnh, lợi thế riêng của mình và Microsoft cũng như các hãng bảo mật nước ngoài cũng vậy.
Microsoft có những chuyên gia hàng bảo mật hàng đầu thế giới, với lượng thông tin khổng lồ về hoạt động tấn công mạng trên toàn cầu, hãng cũng là nơi cập nhật sớm nhất các lỗ hổng bảo mật trên các nền tảng của mình. Vì vậy, quan điểm của chúng tôi là tăng cường hợp tác công tư, trong đó phối hợp với nhiều đối tác cả trong và ngoài nước để phục vụ tốt nhất cho công tác đảm bảo an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng.
Chương trình GSP cho phép Chính phủ có thể xem mã nguồn của một số sản phẩm Microsoft như Windows hay Office. Liệu việc này có ý nghĩa gì?
Trong chương trình hợp tác GSP, việc Microsoft cho phép cơ quan chức năng được trực tiếp kiểm tra mã nguồn các sản phẩm phần mềm của Microsoft tại Trung tâm minh bạch của Microsoft (Transparency Center). Việc này góp phần giúp cơ quan an ninh của các quốc gia đánh giá về mức độ bảo đảm an ninh, an toàn của sản phẩm, xây dựng niềm tin, loại trừ, giải đáp các nghi ngại nếu có khi sử dụng các sản phẩm của Microsoft.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa chúng tôi và Microsoft vừa ký kết, chúng tôi chưa hợp tác về nội dung này. Tuy nhiên, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có thể xem xét phối hợp với Microsoft trong thẩm định, đánh giá an ninh các sản phẩm của Microsoft trong trường hợp cần thiết, phục vụ bảo đảm an ninh cho các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Xin cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn!
Theo GenK
Doanh nghiệp nhỏ đối phó với vấn đề an ninh mạng như thế nào?
An ninh mạng là vấn đề đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên số ngày nay. Vấn đề này đã được các doanh nghiệp lớn đặc biệt quan tâm nhưng doanh nghiệp nhỏ lại đang bỏ ngỏ.
Những tiến bộ trong công nghệ đám mây và phần mềm trong 5 năm qua được chứng minh là một lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ, cho phép họ cung cấp nhiều trải nghiệm và dịch vụ khách hàng. Chỉ cần một chủ sở hữu cũng có thể hoạt động trên quy mô toàn cầu.
Ngày nay, chỉ riêng ở Mỹ, có 30,2 triệu doanh nghiệp nhỏ, chiếm 99,9% tổng số doanh nghiệp tại nước này. Internet đã trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và các công ty này có lợi thế trong việc triển khai công nghệ một cách nhanh chóng vì họ thường không phải làm việc với các hệ thống lớn hoặc kiến trúc kế thừa.
Tuy nhiên, bên cạnh những hữu ích của Internet, nó cũng có mặt tối, khiến các doanh nghiệp nhỏ rất dễ bị tội phạm mạng tấn công. Không giống như doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) thường không có cơ sở hạ tầng cần thiết, nhân viên được đào tạo hoặc các biện pháp bảo vệ để chống lại tấn công mạng.
Một cuộc tấn công mạng có thể xảy ra với bạn?
Một quan niệm sai lầm phổ biến khi tin rằng là một doanh nghiệp nhỏ, bạn không hấp dẫn đối với các loại tội phạm mạng. Điều này đã được thể hiện qua con số thực tế tại Mỹ. Theo báo cáo từ Verizon, trong năm 2018, 58% tất cả nạn nhân của tội phạm mạng là các doanh nghiệp nhỏ và chỉ có 14% trong số đó được chuẩn bị đầy đủ để tự vệ. Chi phí trung bình của một cuộc tấn công mạng đối với một doanh nghiệp nhỏ là 200.000 USD, số tiền lớn đối với doanh nghiệp. Trên thực tế, hãng bảo hiểm Hiscox cho biết vì chi phí tấn công mạng cao, 60% các công ty nhỏ đã ngừng hoạt động trong vòng 6 tháng sau khi trở thành nạn nhân.
Mặc dù có 66% doanh nghiệp nhỏ nói rằng họ lo ngại về an ninh mạng, SMB lại yếu kém trong nhiều lĩnh vực như không có chiến lược an toàn mạng, không có một cá nhân chịu trách nhiệm về an ninh mạng, không đào tạo nhân viên đúng cách để giúp tránh hoặc giảm thiểu tấn công và không duy trì bảo hiểm thích hợp chống lại rủi ro không gian mạng, đặc biệt là chính sách dành riêng cho tấn công mạng.
Đúng là các doanh nghiệp nhỏ có thể ít phải đối mặt với một mối đe dọa dai dẳng (APT) hoặc một cuộc tấn công nhắm mục tiêu cao; tuy nhiên, chúng là mục tiêu chính cho các cuộc tấn công "lưới kéo" dựa trên phạm vi rộng hơn. Ransomware có lẽ là mối đe dọa nguy hiểm nhất mà các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt. Đúng như tên gọi của nó, được đánh dấu bởi kẻ tấn công ăn cắp và /hoặc mã hóa các tệp dữ liệu và yêu cầu tiền chuộc để khôi phục chúng.
Tin tặc biết rằng hầu hết các doanh nghiệp nhỏ cung cấp tài nguyên phong phú, bao gồm dữ liệu khách hàng rất nhạy cảm và họ cũng biết khả năng gặp phải các biện pháp bảo vệ tinh vi là rất ít.
Một cuộc tấn công mạng sẽ xảy ra như thế nào?
Dù bạn có tin hay không, các liên kết yếu nhất trong an ninh mạng là nhân viên của bạn. Hầu hết các cuộc tấn công đầu tiên khởi xướng thông qua lừa đảo, nỗ lực tiếp cận của tin tặc để được bạn chia sẻ thông tin cá nhân như mật khẩu, thông tin đăng nhập và các thông tin khác qua email hoặc các hình thức liên lạc khác. Nếu một nhân viên mở một trong những email này, nhấp chuột vào một liên kết độc hại hoặc chia sẻ dữ liệu cá nhân với một tin tặc, toàn bộ công ty có thể nhanh chóng và dễ dàng bị tổn hại.
Hầu hết các nỗ lực bảo mật của SMB là không đáng kể. Các công ty nhỏ hoạt động với nguồn ngân sách hạn chế và các sản phẩm an ninh mạng không phải lúc nào cũng nằm trong danh sách ưu tiên. Điều này có nghĩa là nhiều tổ chức sử dụng các sản phẩm an ninh mạng cấp độ tiêu dùng hoặc thậm chí miễn phí. Chúng không có tác dụng để bảo vệ doanh nghiệp của bạn. Chúng không được quản lý tập trung và không cung cấp sự bảo vệ đầy đủ.
Một vấn đề khác đối với các doanh nghiệp nhỏ là vấn đề hỗ trợ công nghệ thông tin một cách đầy đủ. Các công ty lớn có các chuyên gia, những người hiểu sâu về an ninh mạng, điều này khác với việc chỉ có một kiến thức nền tảng chung về công nghệ thông tin. Đây là chi phí mà hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không thể chi trả được và nhân viên công nghệ thông tin mà họ sử dụng có xu hướng hiểu biết hạn chế - nếu có - về cách xử lý an ninh mạng và cách cập nhật các rủi ro và lỗ hổng mới nhất.
Vậy điều bạn có thể làm là gì?
Quan trọng nhất, thay đổi suy nghĩ của bạn. Giả sử rằng một cuộc tấn công mạng có khả năng xảy ra cho công ty của bạn, cho dù là mục tiêu hay ngẫu nhiên.
Tiếp theo là bước chuẩn bị. Bắt đầu với nhân viên của bạn. Đầu tiên, giới hạn quyền truy cập cho nhân viên, họ chỉ được phép dử dụng các dữ liệu và ứng dụng cần thiết để thực hiện công việc của họ. Tiếp theo, đào tạo họ về ý thức và thói quen và duy trì ý thức và thói quen đó. Chia sẻ các xu hướng mới nhất về các cuộc tấn công và gian lận. Xem xét triển khai mô phỏng hoặc các bài tập cho nhân viên có cơ hội hành động trước khi một cuộc tấn công thực sự xảy ra.
Triển khai sản phẩm bảo mật được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ. Điều này bao gồm một tường lửa có thể giám sát lưu lượng mạng dựa trên các quy tắc bảo mật được xác định trước và cung cấp một rào cản giữa mạng của bạn và mạng internet. Nó cũng bao gồm một mạng riêng ảo (VPN) có thể kết nối bạn và nhân viên của bạn một cách an toàn khi bạn rời khỏi mạng chính của công ty. Các công cụ chi phí thấp khác như xác thực đa yếu tố, công cụ phân tích không gian mạng và kiểm tra lỗ hổng đang diễn ra có thể đem lại sự hữu ích.
Đảm bảo rằng tất cả các thiết bị đầu cuối của công ty bạn đang chạy chương trình chống phần mềm độc hại. Đây là tuyến phòng thủ cuối cùng của bạn chống lại các cuộc tấn công tiềm năng bao gồm lừa đảo, vi rút và tương tự. Chạy phần mềm ở thiết bị đầu cuối được quản lý tập trung, tốt nhất là thông qua các đám mây. Điều này đảm bảo rằng tất cả các thiết bị của công ty bạn liên tục được bảo vệ và cập nhật trước các mối đe dọa mới nhất, có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy được tình hình bảo mật thiết bị đầu cuối của bạn và rằng bạn (hoặc nhà cung cấp công nghệ thông tin cho bạn) có thể được cảnh báo nhanh chóng khi có vấn đề phát sinh.
Cuối cùng, hãy xem xét một dịch vụ bảo mật được quản lý có thể cung cấp tất cả những điều trên mà không yêu cầu bạn hoặc nhân viên của bạn trở thành chuyên gia mạng. Những dịch vụ này có thể có chi phí cao nhưng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và an tâm hơn.
Nếu một cuộc tấn công mạng xảy ra với bạn, hãy làm điều gì đó. Đáng ngạc nhiên, 65% của tất cả các doanh nghiệp nhỏ bỏ qua sự cố an ninh mạng. Nhân đôi sự bảo vệ không gian mạng của bạn và giao tiếp hiệu quả với nhân viên và khách hàng. Không bao giờ bỏ qua một cuộc tấn công. Thay vào đó, hãy tìm hiểu các lỗ hổng của bạn ở đâu và tìm cách khắc phục chúng.
Theo ITC News
Kaspersky hợp tác Interpol chống tội phạm mạng Công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky và Tổ chức cảnh sát hình sự Quốc tế Interpol vừa tiếp tục ký biên bản thỏa thuận 5 năm về hợp tác chống tội phạm mạng trên thế giới. Đây là lần thứ 2 hai bên ký kết thỏa thuận sau lần ký kết đầu tiên diễn ra vào năm 2014. Vào ngày 3/7/2019,...