Cuba bắt đầu lắp đặt tuyến cáp quang Internet biển thứ hai
Việc lắp đặt tuyến cáp dài 2.500km này là một ‘ cột mốc quan trọng,’ một giải pháp mạnh mẽ và hiệu quả giúp mở rộng khả năng liên lạc và tương tác của người dân Cuba với thế giới.
Logo của nhà khai thác viễn thông Pháp Orange tại Paris, Pháp. (Nguồn: Reuters)
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, tuyến cáp quang biển thứ hai của Cuba ARIMAO đã bắt đầu được lắp đặt để kết nối tỉnh miền Trung Cienfuegos của quốc gia Caribe này với đảo Martinique, lãnh thổ hải ngoại của Pháp.
Chủ tịch doanh nghiệp viễn thông Cuba ETECSA Tania Velázquez nhấn mạnh việc lắp đặt tuyến cáp dài 2.500km này là một “cột mốc quan trọng,” một giải pháp mạnh mẽ và hiệu quả giúp mở rộng khả năng liên lạc và tương tác của người dân Cuba với thế giới.
Theo bà Tania Velázquez, tuyến cáp mới này sẽ cho phép ETECSA mở rộng và đa dạng hóa dung lượng quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về kết nối Internet và dịch vụ băng thông rộng.
Dự án được triển khai theo thỏa thuận được ký kết giữa ETECSA và công ty Orange của Pháp bao gốm cả việc xây dựng một trạm chứa các dịch vụ kỹ thuật của hệ thống.
Video đang HOT
Trong thông báo chính thức trước đó, ETECSA khẳng định hệ thống cáp ngầm do Orange triển khai thông qua công ty con Orange Marine sẽ mang lại cho Cuba một tuyến đường mới với các dịch vụ quốc tế và đa dạng hóa kết nối địa lý.
ETECSA khẳng định dự án đã có đầy đủ giấy phép và tuyến cáp sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động năm 2023.
Cuba hiện chỉ có một tuyến cáp quang biển là ALBA-1, nối nước này với Venezuela từ năm 2012.
Việc khởi công lắp đặt tuyến cáp mới ARIMAO diễn ra chỉ chưa đầy một tuần sau khi Bộ Tư pháp Mỹ khuyến nghị không nên lắp đặt tuyến cáp viễn thông dưới biển kết nối Cuba với Bang Florida của Mỹ do lo ngại La Habana có thể “truy cập dữ liệu nhạy cảm.”
Trước đó, hệ thống cáp ngầm dưới biển ARCOS-1 USA Inc. đã đề nghị FCC cho phép điều chỉnh mạng lưới bao gồm kết nối đầu tiên và duy nhất thuộc loại này giữa của Mỹ và Cuba.
Mạng ARCOS-1 kết nối 24 điểm tại 15 quốc gia trên lục địa, bao gồm Mỹ, Venezuela, Colombia, Panama, Nicaragua và Mexico.
Mỹ đã nhiều lần chỉ trích Chính phủ Cuba hạn chế truy cập Internet trên đảo quốc Caribe này, trong khi đó, La Habana khẳng định rằng các lệnh bao vây, cấm vận kinh tế và thương mại mà Washington đơn phương áp đặt trong suốt hơn 6 thập kỷ qua đã ngăn cản Cuba tiếp cận bất kỳ tuyến cáp nào trong số hàng chục tuyến cáp đi qua các khu vực gần bờ biển nước này./.
Cáp quang APG được sửa, vẫn còn một tuyến gặp vấn đề
Cáp quang biển APG vừa được sửa xong vào ngày 14/11. Trong khi đó, các sự cố trên tuyến cáp quang AAG, diễn ra vào tháng 2 và tháng 6, vẫn chưa được khắc phục.
Tuyến cáp biển AAG dự kiến được sửa xong vào cuối năm nay.
Tuyến cáp APG gặp sự cố lần thứ 3 trong năm nay vào giữa tháng 9, trên nhánh S9 hướng kết nối đến Singapore. Nguyên nhân được đơn vị quản lý tuyến cáp xác định là do lỗi dò nguồn và đứt sợi tại vị trí cách trạm cập bờ SEA khoảng 145 km.
Theo chia sẻ của đại diện một ISP (nhà cung cấp Internet) tại Việt Nam, sự cố này đã được sửa xong ngày 14/11.
Với AAG, vào trung tuần tháng 2 và cuối tháng 6, tuyến cáp AAG liên tiếp gặp sự cố trên các hướng kết nối đi Singapore và Hong Kong.
Hướng cáp Singapore của AAG gặp sự cố trên nhánh S1B, S1D và lỗi nguồn tại trạm cập bờ TungKu (Brunei). Với hướng kết nối Hong Kong, AAG bị lỗi trên nhánh S1H và S1I.
Đại diện ISP tại Việt Nam cho biết lỗi trên nhánh S1H hướng Hong Kong đã được sửa xong từ tháng 9. Theo kế hoạch, dự kiến sự cố trên nhánh S1I sẽ được sửa từ ngày 22-29/11.
Với hướng kết nối đến Singapore của AAG, hiện chưa có lịch sửa với các lỗi trên nhánh S1B và lỗi nguồn tại trạm cập bờ TungKu (Brunei).
Riêng với lỗi trên nhánh S1D tại vị trí cách trạm cập bờ Sri Racha (Thái Lan) gần 28.000 km, thời gian sửa chữa dự kiến từ ngày 5-13/12.
Được đưa vào khai thác từ giữa tháng 12/2016, APG là tuyến cáp biển quan trọng, dung lượng lớn tại Việt Nam. Tuyến cáp có các điểm kết nối ở đại lục Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Trong khi đó, AAG là tuyến cáp biển được đưa vào vận hành cách đây 12 năm, với tổng chiều dài 20.000 km và dung lượng tối đa 2 Tbps, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp bắt đầu từ Malaysia đến điểm cuối tại Mỹ. Nhánh cáp thuộc Việt Nam nằm trong đoạn S1, có chiều dài 314 km.
Kể từ khi được đưa vào khai thác, AAG đã nhiều lần gặp sự cố. Tuy nhiên, tuyến cáp này hiện vẫn được nhiều nhà mạng trong nước sử dụng, do có giá thành hợp lý nhất.
Hiện tại, có 7 tuyến cáp quang biển đi qua Việt Nam. Nhiều tuyến trong số đó có sự đầu tư của các nhà mạng trong nước.
Tuy nhiên, chỉ có 5 tuyến đang hoạt động gồm AAG, SMW3, IA, APG và AAE-1, 2 tuyến SJC2 và ADC dự kiến được đưa vào vận hành, khai thác trong giai đoạn tới.
6 doanh nghiệp châu Á xây dựng tuyến cáp quang 6.000 km cho Đông Nam Á Ba công ty Đông Nam Á và ba công ty Trung Quốc ký kết một hợp đồng liên doanh trị giá 300 triệu USD, xây dựng đường cáp ngầm dài 6.000 km trên biển Đông cho chuyển đổi số. Cáp quang ngầm đáy biển. Ảnh minh họa Tech Wire Asia. Hệ thống cáp quang biển đóng vai trò quan trọng trong việc đảm...