‘Cửa sáng’ cho bất động sản khu công nghiệp
Việc các khu công nghiệp, khu kinh tế thu hút được lượng vốn đầu tư lớn đang kích thích tăng trưởng cho bất động sản khu công nghiệp, đặc biệt với doanh nghiệp có sẵn quỹ đất cho thuê so với doanh nghiệp đã lấp đầy diện tích khu công nghiệp.
Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng). Ảnh minh họa: TTXVN
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm trong khu công nghiệp, khu kinh tế đang chiếm khoảng 35 – 40% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tăng thêm của cả nước và tính riêng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, vốn đầu tư nước ngoài khu vực này chiếm 70 – 80% tổng vốn đăng ký cả nước.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài vừa công bố, tính đến ngày 20/9/2022, tuy vốn đăng ký mới chưa hồi phục hoàn toàn sau sự gián đoạn của các biện pháp chống dịch năm 2021 và biến động địa – chính trị toàn cầu, song vốn điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần tăng lần lượt là 29,9% và 1,9%.
Thời gian qua, chỉ số sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo cũng không ngừng tăng. Tính chung 9 tháng, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 9,63% so với cùng kỳ năm. Trong số đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69%, đóng góp 2,74 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Các chuyên gia của Công ty Savills Việt Nam cho rằng, nhu cầu thuê của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng do xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đến Việt Nam. Do đó, bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển bền vững. Hiện tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp tại Việt Nam mới đạt 70,9%, tương đương với mức cuối năm 2020.
Một trong những điểm nhấn khác của bất động sản khu công nghiệp khi Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021 – 2030 đảm bảo nhu cầu cho Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm. Nghị quyết đưa ra lộ trình phân bổ để tăng quỹ đất khu công nghiệp từ 90.830 ha vào năm 2020 lên 152.840 ha, tăng 68,3% vào năm 2025 và 210.930 ha, tăng 132,2% vào năm 2030.
Trên cơ sở định hình chính sách cũng như đà tăng tích cực khi nền kinh tế mở hiện nay, các doanh nghiệp đang tập trung mở rộng quỹ đất và triển khai xây dựng các dự án bất động sản công nghiệp. Như Tổng công ty Viglacera, với 11 khu công nghiệp và 1 khu kinh tế hiện có, doanh nghiệp đã thu hút hơn 300 doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Định hướng đến năm 2025, Viglacera sẽ nâng tổng số khu công nghiệp Viglacera lên con số 20 với trên 10 khu công nghiệp mới có tổng diện tích tăng thêm khoảng từ 2.000 – 3.000 ha để phát triển quỹ đất khu công nghiệp. Đồng thời, tổng công ty sẽ dự trữ tối thiểu gấp đôi quỹ đất cho thuê hàng năm để đảm bảo năng lực cạnh tranh với các nhà đầu tư khu công nghiệp trong nước.
Đối với Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex), doanh nghiệp này có sẵn quỹ đất cho thuê diện tích đạt 488 ha. Tuy vậy, doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro chậm trễ trong việc triển khai các khu công nghiệp mới do vấn đề về pháp lý. Việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý tại Bình Dương chậm trễ có thể ảnh hưởng đến việc triển khai và bán hàng tại các dự án khu công nghiệp mới của Becamex như khu công nghiệp Cây Trường và khu công nghiệp Lai Hưng.
Theo ghi nhận của các công ty tư vấn bất động sản, với cơ sở hạ tầng đang được cải thiện, thị trường cũng chứng kiến nhiều thông tin tích cực về thị trường bất động sản công nghiệp; trong đó, ở khu vực phía Bắc đáng chú ý với thông tin hơn 2.500 tỷ đồng vốn đầu tư vào 2 bến container tại Hải Phòng; tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái chính thức được vận hành từ đầu tháng 9/2022.
Ngoài ra, đường vành đai 3 đi qua TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, có tổng chiều dài 76,34 km đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào giữa tháng 6/2022.
Với sự hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng, thị trường khu công nghiệp được kỳ vọng sẽ đón nhận nhu cầu tích cực trong thời gian tới. Không chỉ duy trì đà tăng trưởng theo nhu cầu, Công ty Chứng khoán SSI Research nhận định, mức giá thuê đất công nghiệp là yếu tố hỗ trợ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp những tháng cuối năm.
Video đang HOT
Công ty Chứng khoán SSI Research kỳ vọng trong nửa cuối năm 2022, lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp sẽ tăng trưởng 47,3% so với cùng kỳ. Sang năm 2023, lợi nhuận ròng của các công ty phát triển khu công nghiệp dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 18% so với cùng kỳ do tổng diện tích đất cho thuê tăng trưởng 10%/năm; giá thuê đất dự kiến tăng 8% tại các khu công nghiệp phía Nam và 6% tại các khu công nghiệp phía Bắc.
Tuy nhiên, giới phân tích cũng lưu ý một số rủi ro tỷ lệ lấp đầy của các trung tâm công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh đều đã đạt trên 80%. Cùng với đó, thời gian đền bù giải phóng mặt bằng chậm, dẫn đến nguồn cung đất ở các khu công nghiệp còn lại ít, ảnh hưởng đến việc cho thuê với diện tích lớn.
Trước đó, hầu hết doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp đều báo lãi trong quý II. Đơn cử như Tổng Công ty Idico, hoạt động cho thuê bất động sản khu công nghiệp giúp công ty mẹ thu về lợi nhuận sau thuế quý II xấp xỉ 1.416 tỷ đồng, cao gấp 6 lần cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng, doanh thu công ty đạt 2.889 tỷ đồng, gấp hơn 15 lần và lãi sau thuế 1.627 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần nửa đầu năm 2021.
Điều này khiến hầu hết cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp như doanh nghiệp này dù chịu áp lực giảm điểm chung từ thị trường trong bối cảnh vĩ mô đang không có được hỗ trợ bởi nhiều thông tin, thậm chí có thông tin không mấy tích cực từ việc Ngân hàng Nhà nước có động thái tăng lãi suất cơ bản vừa qua. Song, biên độ dao động giảm khoảng 2%, không làm ảnh hưởng đến chỉ số của thị trường chung.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/9, cổ phiếu IDC của Tổng Công ty Idico ở mức 49.700 đồng/cổ phiếu; VGC của Tổng Công ty Viglacera ở mức 51.600 đồng; BCM của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex) ở mức 89.000 đồng.
Điểm mặt những khu công nghiệp là 'điểm sáng' thu hút đầu tư ở Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam đã thu hút 223 dự án vào các khu công nghiệp (KCN) với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 75.545 tỷ đồng (tương đương 3,615 tỷ USD); trong đó 150 dự án trong nước và 73 dự án nước ngoài.
Theo Ban Quản lý các Khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam, tính đến đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 13 KCN đang triển khai hoạt động. Trong đó: 10 KCN thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai (tổng diện tích là 2.711,89 ha); 3 KCN nằm ngoài Khu kinh tế mở Chu Lai (tổng diện tích là 716,76ha).
Ngoài ra, Bộ KH&ĐT đang thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án kinh doanh kết cấu hạ tầng 2 KCN (Tam Thăng mở rộng, Cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng) với tổng diện tích 363ha. Đồng thời, Ban Quản lý cũng đang thực hiện lập đề xuất dự án 3 KCN mới gồm KCN Nam Thăng Bình (499,43ha), KCN Bắc Thăng Bình (239ha) và KCN Phú Xuân (108ha).
Tổng vốn đăng ký đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh là hơn 8.157 tỷ đồng, tổng vốn thực hiện khoảng là 3.600 tỷ đồng (đạt 44% tổng vốn đăng ký đầu tư).
Trong đó: 10 KCN vừa đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng vừa thu hút các dự án đầu tư thứ cấp, gồm: KCN Điện Nam Điện Ngọc, KCN Bắc Chu Lai, KCN cảng và hậu cần cảng Tam Hiệp, KCN Cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải, KCN Cảng và hậu cần cảng Chu Lai Trường Hải, KCN Đông Quế Sơn, KCN Thuận Yên, KCN Tam Thăng, KCN Tam Thăng 2, KCN Tam Anh Hàn Quốc.
Tính đến đầu năm 2022, có 223 dự án đầu tư thứ cấp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/chấp thuận đầu tư tại các KCN. Ảnh: Thành Vân.
2 KCN đang thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng gồm: KCN Tam Anh 1, KCN Thaco Chu Lai và 1 KCN được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 3/2021, đang thực hiện các thủ tục tiếp theo là KCN Tam Anh - An An Hòa.
Theo quy hoạch thì 13 KCN có tổng cộng hơn 2.087ha đất công nghiệp, đến nay đã cho thuê hơn 930ha, tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 42%. Hiện nay còn khoảng hơn 334ha đất công nghiệp đã giải phóng mặt bằng, hạ tầng đầy đủ có thể cho thuê.
Tính đến đầu năm 2022, có 223 dự án đầu tư thứ cấp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/chấp thuận đầu tư tại các KCN, tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 75.545 tỷ đồng (tương đương 3,615 tỷ USD) với 150 dự án trong nước và 73 dự án nước ngoài.
Hiện tại 10 KCN đang hoạt động thì chỉ có KCN cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải thuộc loại hình KCN hỗ trợ ngành cơ khí, các KCN khác đang theo mô hình hỗn hợp, đa ngành, chưa xác định mô hình cụ thể.
Các KCN ở Quảng Nam giải quyết việc làm cho người dân. Ảnh: Thành Vân.
KCN Điện Nam Điện Ngọc
KCN này do Công ty CP Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng là chủ đầu tư hạ tầng, có quyết định đầu tư vào năm 1996. KCN có tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 429 tỷ đồng, đã thực hiện hơn 491 tỷ đồng. Tổng diện tích hơn 357ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 78%.
Tính đến đầu năm 2022, tổng số dự án tại KCN Điện Nam Điện Ngọc là 68 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 15.633 tỷ đồng, tương đương gần 679,72 triệu USD, trong đó có 39 dự án trong nước là 38, 29 dự án nước ngoài. KCN thu hút đa ngành như: may mặc, cơ khí, chế biến thủy hải sản...
Đa số các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương. Giải quyết việc làm cho 22.545 lao động.
KCN cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải
KCN này do Công ty TNHH MTV đầu tư Phát triển hạ tầng KCN và đô thị Chu Lai - Trường Hải làm chủ đầu tư hạ tầng, được cấp chủ trương đầu tư vào năm 2008. Tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 982 tỷ đồng, đã thực hiện hơn 989 tỷ đồng. KCN có tổng diện tích hơn 243ha, hiện tỷ lệ lấp đầy đạt 74%.
Đến đầu năm 2022, KCN cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải đã thu hút 31 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký 30.903 tỷ đồng, tương đương 1,39 tỷ USD, trong đó có 27 dự án trong nước, 4 dự án nước ngoài. Hiện có 8 dự án sản xuất ô tô, 1 dự án sản xuất mô tô, 18 dự án công nghiệp phụ trợ và 4 dự án dịch vụ hỗ trợ (xây dựng, logistics).
Hầu hết các dự án triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, tạo ra giá trị sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách tỉnh. Giải quyết việc làm cho 6.803 lao động.
KCN Tam Thăng do Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai là chủ đầu tư hạ tầng. Ảnh: Thành Vân.
KCN Tam Thăng
KCN này do Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai là chủ đầu tư hạ tầng, được cấp chủ trương đầu tư vào năm 2015. Tổng vốn đăng ký đầu tư là 361 tỷ đồng, tổng vốn đã thực hiện là 254 tỷ đồng. Tổng diện tích KCN gần 200ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 72%. Giải quyết việc làm cho 12.200 lao động.
Hiện tại, KCN có 24 dự án thứ cấp với tổng vốn đầu tư 12.583 tỷ đồng, tương đương 552 triệu USD, trong đó có 19 dự án nước ngoài, 5 dự án trong nước. KCN này thu hút chủ yếu các dự án may mặc và công nghiệp hỗ trợ ngành may mặc, ngoài ra còn có một số dự án thuộc các ngành nghề khác (phụ trợ ô tô).
KCN Bắc Chu Lai
KCN này do Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai (Cidizco) làm chủ đầu tư, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào tháng 1/2009. Tổng vốn đăng ký hơn 367 tỷ đồng, đến nay đã thực hiện 371 tỷ đồng. Tổng diện tích hơn 371ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 60%.
KCN đã thu hút 27 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 5.798 tỷ đồng, tương đương 332 triệu USD, trong đó có 19 dự án trong nước, 8 dự án nước ngoài. KCN có nhiều ngành nghề khác nhau gồm sản xuất kính, linh kiện điện tử, cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, nội thất và hàng tiêu dùng... Giải quyết việc làm hơn 6.346 lao động.
KCN Cảng và hậu cần Cảng Tam Hiệp
KCN này do Trung tâm Phát triển hạ tầng trực thuộc Ban Quản lý quản lý và đầu tư hạ tầng làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đã thực hiện khoảng 156 tỷ đồng. Tổng diện tích KCN hơn 417ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 62%.
Tổng số dự án thứ cấp tại KCN là 28, với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 7.885 tỷ đồng, tương đương 393,87 triệu USD; trong đó có 26 dự án trong nước, 2 dự án nước ngoài. Giải quyết việc làm cho 1.123 lao động.
KCN thu hút nhiều ngành nghề khác nhau gồm chế biến thủy hải sản, sản phẩm từ cát, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng, nước giải khát...
Quảng Trị thành lập Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá có quy mô 214,77ha, tổng mức đầu tư 925 tỷ đồng, là khu công nghiệp thứ 5 tại Quảng Trị. Ngày 23/5, Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng vừa ký quyết định số 1355/QĐ-UBND về việc thành lập Khu công nghiệp (KCN) Tây...