Cua pha lê hơn 4 triệu đồng/con, người Việt vẫn giành nhau mua
Mỗi con cua pha lê nhập khẩu có giá hơn 4 triệu đồng nhưng vẫn được người có tiền săn tìm để mua về ăn.
Cua pha lê được mệnh danh là là loài cua ngon nhất thế giới. Loại cua này có màu trắng sữa nên nhiều người còn gọi là cua “bạch tạng”.
Cua pha lê chỉ mới được bán ở TPHCM trong thời gian gần đây và rất ít vựa hải sản có thể nhập được loại cua này về bán vì thủ tục nhập khẩu phức tạp và số lượng cua có hạn.
Anh Hoàng Lê Quang Huy, đại diện một vựa hải sản trên đường Võ Văn Kiệt (phường Cầu Kho, quận 1) cho biết, cua pha lê được nhập khẩu từ Úc và đang được bán ra với giá 2,15 triệu đồng/kg. Mỗi con cua nặng từ 1,5 – 2kg, tức có giá từ 3,2 – 4,3 triệu đồng/con.
“Muốn nhập được cua pha lê thì phải có giấy phép nhập cua từ Chính phủ Úc và giấy phép của các cơ quan chức năng Việt Nam. Thủ tục nhập cua khá phức tạp nên nhiều vựa hải sản không nhập được loại cua này”, anh Huy nói.
Theo anh Huy, cua pha lê được vận chuyển bằng máy bay về Việt Nam. Mỗi lần nhập cua, vựa của anh chỉ nhập được từ 300 – 400kg và thường chỉ trong 2 ngày là “hết sạch”.
Cua pha lê tươi sống được thả trong hồ nước lạnh từ 6 – 8 độ C. Loại cua này đang được phân phối ở nhiều địa phương trong cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng…
Chị Huỳnh Bảo Châu (ngụ quận 3) chia sẻ, gia đình chị thường xuyên ăn hải sản mỗi tuần. Chị ăn cua pha lê lần đầu tiên vào tháng 7/2019 và “ghiền” luôn loại cua này.
Video đang HOT
“Cua này hấp lên nó không chuyển qua màu đỏ cam như những loại cua khác mà nó vẫn giữ y nguyên màu trắng. Chất lượng thịt thì vô cùng thơm ngon”, chị Châu nói.
Theo chị Châu, dù mỗi con cua có giá bằng cả chỉ vàng nhưng gia đình chị vẫn phải “săn” cua khi có hàng về Việt Nam. Bởi nếu không mua kịp thì sẽ chẳng còn cua mà ăn.
Cua pha lê được nhập khẩu với số lượng có hạn.
Đại diện một số vựa hải sản tại quận 3 và quận 10 cho biết, hải sản tươi sống nhập khẩu đang được nhiều người dân ưa chuộng vì độ an toàn cao, chất lượng thơm ngon và giá cả phải chăng.
Hiện nay, hải sản ngoại nhập không còn là “cao lương mỹ vị” như nhiều người từng nghĩ.
“Ngày trước, khi nhắc đến hải sản nhập khẩu như tôm hùm, cua hoàng đế, cua pha lê… thì người ta thường nghĩ đây là hải sản dành cho đại gia. Thế nhưng, với giá hải sản như hiện nay thì nhiều người trong tầng lớp trung lưu đã tiếp cận được với hải sản nhập khẩu một cách dễ dàng”, đại diện một vựa hải sản tại quận 10 nhận định.
Theo Dantri
Nhà hàng bán món bít tết hơn 4 triệu đồng, mở chi nhánh khắp 6 nước
Bít tết Wagyu ở nhà hàng El Gaucho được coi là cao cấp bậc nhất ở TP.HCM với mức giá từ 1.419.000-4.290.000 đồng (đã bao gồm VAT) tùy trọng lượng và chất lượng.
Tại El Gaucho Argentina Steakshouse, bò Wagyu là một trong những món đắt tiền nhưng cũng đắt khách nhất. Bò được nhập khẩu trực tiếp từ trang trại đối tác của nhà hàng tại Australia hơn 8 năm qua.
Sau khi thực khách gọi món, đầu bếp sẽ lựa chọn miếng thịt phù hợp từ quầy thịt sống trưng bày ngay lối vào nhà hàng. Những miếng thịt này vốn được bảo quản đông lạnh ở nhiệt độ 0-2 độ C ngay từ trang trại.
"Mấu chốt của bít tết là bò, nên bò ngon thì chỉ cần được rắc chút muối và đặt lên nướng với nhiệt độ và thời gian thích hợp là sẽ ngon", anh Billy - trợ lý quản lý nhà hàng El Gaucho Hai Bà Trưng nói với Zing.vn.
Với miếng thịt rib eye (nạc lưng, điểm vân mỡ 7/8) nặng 350 gram này, khi thực khách muốn ăn chín vừa, đầu bếp sẽ nướng trong khoảng 7 phút. Cách điều chỉnh nhiệt độ và ngọn lửa cũng ảnh hưởng lớn đến độ ngon của món ăn.
Trong khi chờ nhân viên phục vụ mang đến cho khách, bít tết sẽ được đặt vào lò hâm nóng nhẹ để đảm bảo độ ngon.
Căn bếp mở là một điểm thú vị của nhà hàng El Gaucho, cho phép thực khách ngắm nghía toàn bộ quá trình làm ra từng món ăn.
Để giữ được độ nóng thích hợp, bít tết luôn được đặt trên nồi hâm nhỏ trong suốt hành trình từ bếp đến bàn ăn.
Thực khách nhận xét bít tết Wagyu ở El Gaucho có thịt mềm và thơm béo, tan ngay trong miệng.
Đặc trưng của bò Wagyu là mỡ. Chất lượng bò Wagyu cũng khác nhau tùy điểm vân mỡ (mật độ vân mỡ trên miếng thịt), điểm vân mỡ càng cao chứng tỏ thịt càng chất lượng. Do đó, với một số thực khách, món ăn này sẽ hơi ngấy và không hợp khẩu vị.
Thịt bò Wagyu ở El Gaucho được chia theo các trọng lượng 200, 250, 300, 350 và 1.000 gram với các loại filet mignon (thịt thăn), rib eye (nạc lưng) và tomahawk.
El Gaucho chủ yếu phục vụ các loại thịt bò, heo và cừu, trong đó các món bò Wagyu được ưa chuộng nhất. Tất cả thực khách sau khi thưởng thức món ăn đều được phục vụ kèm 1 shot rượu El Caramel (hay còn gọi là Vodka Caramel) đặc trưng của nhà hàng.
Mở cửa từ 11h trưa đến đêm muộn nhưng nhà hàng chỉ đông khách vào các buổi tối. Tại một số thời điểm, thực khách phải đặt bàn trước để đảm bảo chỗ ngồi. Nhà hàng được mở ra từ niềm yêu thích văn hóa và ẩm thực Argentina của một doanh nhân Israel. Sau 8 năm vận hành, hiện thương hiệu này có mặt tại Việt Nam, Thái Lan, Hong Kong, Philippines, Đức và Slovakia.
Theo Zing
Choáng nặng, ăn 2 tô mỳ bị đòi 10 triệu, riêng tiền bo 2 triệu đồng Hai du khách Nhật choáng váng khi phải trả 380 bảng (khoảng hơn 10,8 triệu đồng) cho hai đĩa mì spaghetti và một đĩa cá ở một nhà hàng tại Rome (Ý), trong đó phí phục vụ đã là 70 bảng (khoảng gần 2 triệu đồng). Bức xúc về việc này, hai du khách Nhật đã đăng hóa đơn bữa trưa của mình...