Cửa hàng Apple Center với logo ‘táo khuyết’ xuất hiện tại Hà Nội
Cửa hàng đang xây dựng nằm ngay trên con phố thuộc “ khu đất vàng” của Thủ đô, nổi bật với logo trái táo cắn dở của Apple khiến nhiều người phải tò mò.
Mặt bằng đang thi công sử dụng biểu trưng “táo khuyết” gây tò mò tại Hà Nội
Vài ngày gần đây, trên phố Hàng Bài (Hà Nội) xuất hiện một cửa hàng mới đang thi công. Sẽ không có gì đặc biệt gây sự chú ý nếu địa chỉ này không trưng tấm biển có logo của Apple với đèn sáng, kèm dòng tên Apple Center phía dưới. Điều này khiến không ít người cho rằng đó có thể là cửa hàng chính thức đầu tiên của Apple – nhà sản xuất iPhone của Mỹ – đặt tại Việt Nam.
Tuy nhiên nếu để ý kỹ và so sánh với các cửa hàng chính thức của Apple đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó gần Việt Nam có Thái Lan, Singapore thì người dùng sẽ nhận ra một vài sự khác biệt về phần thiết kế bên ngoài. Cụ thể, cửa hàng Apple đều sử dụng rất nhiều vật liệu kính ở phía ngoài cửa, đồng thời không có bất kỳ dòng chữ nào hay biển hiệu cụ thể mà chỉ sử dụng duy nhất logo trái táo khuyết của hãng.
Theo phần đăng ký thuế của các công ty tại phường Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), là nơi có địa điểm đang thi công nói trên, địa chỉ này thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thương mại Apple Center Việt Nam, với người đại diện tên L.T.H (quốc tịch Việt Nam), đăng ký hoạt động từ ngày 10.9.2020 tại Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm.
Phần đăng ký ngành nghề kinh doanh của đơn vị này có hơn 50 ngành khác nhau, trong đó ngoài bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông, máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm… còn có nhiều ngành không thuộc phạm vi cung cấp dịch vụ của Apple – đơn vị đang được nhiều người cho rằng có liên quan. Trong đó có các ngành như bán mô tô, xe máy, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, phá dỡ, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, may trang phục, vận tải hàng hóa…
Video đang HOT
Hồi tháng 5.2020, website của Apple liên tục cập nhật và đăng tuyển vị trí nhân sự quản trị trung cấp, tập trung quản lý chuỗi cung ứng và kiểm tra kỹ thuật tại Việt Nam, trong đó có 3 vị trí tại TP.HCM và 9 tại Hà Nội. Trước đó, vào cuối tháng 10.2018, giới thạo tin cũng rộ lên việc Apple cân nhắc chọn Jakarta (Indonesia) hoặc Việt Nam làm địa điểm mở cửa hàng chính hãng tiếp theo tại Đông Nam Á sau Singapore (hiện có 3 cửa hàng) và Thái Lan (hiện có 1 cửa hàng).
Apple hiện chỉ có các đại lý ủy quyền, nhà bán lẻ chính thức (ở cả cấp độ APR – Apple Premium Reseller lẫn AAR – Apple Authorised Reseller) và trung tâm ASP (Apple Service Provider) tại Việt Nam, chưa có cửa hàng chính thức của hãng mở.
Tuy nhiên, dù ở cấp độ nào Apple cũng không cho phép đối tác sử dụng logo của mình một cách tùy tiện. Trên thế giới không có một cửa hàng ủy quyền nào được phép sử dụng logo “táo khuyết” để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Điều này cũng áp dụng tại Việt Nam khi các APR như Futureworld, eDiGi, F.Studio cũng không được trưng độc logo trái táo lên làm biển hiệu của cửa hàng. Apple từng có đợt sử dụng pháp lý để buộc các cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam dừng việc sử dụng logo, thương hiệu của hãng trên cửa hàng cũng như giấy tờ và các phương tiện kinh doanh. Các hành vi này đều bị liệt vào việc giả mạo nhãn hiệu Apple.
Microsoft đưa ra 10 nguyên tắc cửa hàng ứng dụng nhắm vào Apple
Microsoft vừa giới thiệu một bộ 10 nguyên tắc mà họ sẽ sử dụng để chỉ đạo các chính sách cửa hàng ứng dụng của mình cho các nhà phát triển.
10 nguyên tắc của Microsoft cho Windows Store nhắm vào Apple
Theo Neowin, Microsoft cho biết các nguyên tắc này nhằm mục đích "thúc đẩy sự lựa chọn, đảm bảo sự công bằng và thúc đẩy sự đổi mới trên Windows 10". Trong một bài đăng trên blog nêu rõ những nguyên tắc này, Rima Alaily, Phó chủ tịch kiêm Phó tổng cố vấn của Microsoft, nhắc lại rằng Windows 10 là một nền tảng mở, nơi "các nhà phát triển được tự do lựa chọn cách họ phân phối ứng dụng của mình" như là cách nhắm vào các chính sách của Apple hiện nay.
10 nguyên tắc được Microsoft đưa ra như sau:
1. Các nhà phát triển sẽ có quyền tự do lựa chọn có phân phối ứng dụng của họ cho Windows thông qua cửa hàng ứng dụng của chúng tôi hay không. Chúng tôi sẽ không chặn các cửa hàng ứng dụng cạnh tranh trên Windows.
2. Chúng tôi sẽ không chặn ứng dụng khỏi Windows dựa trên mô hình kinh doanh của nhà phát triển hoặc cách ứng dụng đó cung cấp nội dung và dịch vụ, bao gồm cả việc nội dung được cài đặt trên thiết bị hay được truyền trực tuyến từ đám mây.
3. Chúng tôi sẽ không chặn một ứng dụng khỏi Windows dựa trên sự lựa chọn của nhà phát triển về hệ thống thanh toán nào sẽ sử dụng để xử lý các giao dịch mua được thực hiện trong ứng dụng của họ.
4. Chúng tôi sẽ cung cấp cho các nhà phát triển quyền truy cập kịp thời vào thông tin về các giao diện khả năng tương tác mà chúng tôi sử dụng trên Windows, như được quy định trong "Nguyên tắc về khả năng tương tác của chúng tôi".
5. Mọi nhà phát triển sẽ có quyền truy cập vào cửa hàng ứng dụng của chúng tôi miễn là họ đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu khách quan, bao gồm các tiêu chuẩn và yêu cầu về bảo mật, quyền riêng tư, chất lượng, nội dung và an toàn kỹ thuật số.
6. Cửa hàng ứng dụng của chúng tôi sẽ tính phí hợp lý để phản ánh sự cạnh tranh mà chúng tôi phải đối mặt từ các cửa hàng ứng dụng khác trên Windows và sẽ không buộc nhà phát triển phải bán trong ứng dụng của mình bất cứ thứ gì họ không muốn bán.
7. Kho ứng dụng của chúng tôi sẽ không ngăn các nhà phát triển giao tiếp trực tiếp với người dùng thông qua ứng dụng của họ cho các mục đích kinh doanh hợp pháp.
8. Cửa hàng ứng dụng của chúng tôi sẽ giữ các ứng dụng của riêng chúng tôi theo cùng tiêu chuẩn mà nó gặp phải các ứng dụng cạnh tranh.
9. Microsoft sẽ không sử dụng bất kỳ thông tin hoặc dữ liệu không công khai nào từ kho ứng dụng của mình về ứng dụng của nhà phát triển để cạnh tranh với nó.
10. Cửa hàng ứng dụng của chúng tôi sẽ minh bạch về các quy tắc và chính sách cũng như cơ hội để quảng bá và tiếp thị, áp dụng các quy tắc này một cách nhất quán và khách quan, cung cấp thông báo về các thay đổi và cung cấp quy trình công bằng để giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, những nguyên tắc này không phải là mới. Microsoft từ lâu cung cấp cho các nhà phát triển cách phân phối ứng dụng và trò chơi theo cách họ thích. Ngoài ra, Microsoft Store không phải là tùy chọn phân phối duy nhất có sẵn cho các nhà phát triển trên Windows. Nghĩa những nguyên tắc này cũng không áp dụng cho Xbox Store vì Microsoft cung cấp một bộ quy tắc khác khi nói đến nền tảng đó.
Các nguyên tắc được xây dựng dựa trên hoạt động của Liên minh Công bằng Ứng dụng (CAF), được ra mắt vào tháng 9 bởi Epic Games, Spotify và nhiều tổ chức khác để chống lại các chính sách App Store của Apple. Điều thú vị là mặc dù thông báo hôm nay không đề cập cụ thể đến Apple, nhưng nó đến vào thời điểm công ty này đang phải đối mặt với cuộc điều tra chống độc quyền đối với các hoạt động trên cửa hàng ứng dụng của mình.
Apple học mô hình của cửa hàng tiện lợi Apple thay đổi cách vận chuyển hàng trực tiếp từ Apple Store thay vì từ kho hàng riêng giống các cửa hàng tiện lợi. Bên ngoài một cửa hàng Apple Store tại trung tâm mua sắm Queens Center, New York (Mỹ). Theo Bloomberg, thay đổi trong cách xử lý đơn đặt hàng trực tuyến được Apple thử nghiệm từ tháng 6 hoặc tháng...