Cua gạch Liên Vị
Cua biển nói chung ở vùng đất Quảng Yên từ xưa vốn đã nổi tiếng và được nhiều thực khách ưa chuộng, nhưng con cua biển ở vùng đất Liên Vị, TX Quảng Yên lại càng đặc biệt hơn bởi vị thơm ngon, bổ dưỡng và nhiều gạch.
Cua gạch Liên Vị thường béo, nhiều gạch vào mùa mưa.
Theo những lão ngư ở xóm Đông, xã Liên Vị thì giống cua biển ở đây không khác nhiều vùng khác. Nhưng sở dĩ cua biển ở Liên Vị có vị thơm ngon và nhiều gạch bởi cua ở đây phần nhiều là cua tự nhiên.
Một trong những ưu đãi, thuận lợi là môi trường sống của cua ở đây có nguồn thức ăn phong phú dồi dào. Khu đầm nhà Mạc qua xã rộng hàng trăm ha được bao quanh bởi những con sông, cửa sông lớn chảy ra biển. Ở các phía Tây và Nam của xã lại giáp với vùng biển Cát Hải, Hải Phòng. Hai nguồn nước đổ về hòa vào nhau tạo nên vùng đầm phá rộng mênh mông. Hệ sinh thái ở đây rất đa dạng, phù hợp cho các loại thực vật ven biển phát triển như các loại cây sú, đước, đâng, vẹt mắm v.v.. Đây chính là “ngôi nhà” lý tưởng của loại động vật như tôm, cá, nhất là cua biển sinh trưởng và phát triển.
Với đặc trưng vùng đầm 2 nước, lại đón nhiều cửa sông chảy về nên các loại phù du sinh vật, các loại tảo biển… đa dạng. Đây là nguồn thức ăn phong phú để cua biển sinh trưởng và phát triển tự nhiên.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Đò, xóm Đông, xã Liên Vị chia sẻ: Cua biển ở đây có gạch quanh năm, nhưng ngon nhất là vào tháng 6, tháng 7. Đây là thời điểm mưa nhiều, nước đổ về các đầm, phá mang theo nguồn thức ăn phong phú. Vì thế cua rất béo, chắc thịt, thơm ngon, đặc biệt luôn căng gạch.
Để bắt được cua biển, ngư dân ở đây thường đánh lưới, đánh lồng, cách phổ biến nhất là tháo túi. Nghĩa là ngư dân may một chiếc túi to bằng lưới đặt ở đầu các cửa xả. Khi nước xuống, ngư dân tháo nước qua các cửa xả. Cách đánh bắt này thường cho sản lượng lớn.
Cua biển Liên Vị chắc thịt, có nhiều gạch và có giá trị dinh dưỡng cao. Cua nhiều gạch giàu đạm là món ăn bổ dưỡng bồi bổ cho người vừa ốm dậy, người già, trẻ nhỏ. Cua thường chế biến theo các cách truyền thống như: Làm chả, luộc, hấp, nấu lẩu… đều rất ngon. Cua biển Liên Vị có càng to, chắc thịt nên khi ăn trước tiên là tách hai cái càng, phần thịt trong càng kết thành khối chắc dai và ngọt nhất. Sau đó, có thể cầm nguyên phần thân cua, tách từng miếng nhỏ chấm với muối ớt thì không chê vào đâu được. Thế nhưng, nếu ăn cua biển Liên Vị mà không thưởng thức được phần gạch có vị béo ngầy ngậy, mùi đặc trưng của cua thì coi như chưa trọn vẹn.
Hương vị quê hương: 'Nghệ thuật' ăn cua
Du khách lần đầu về biển không phải lo lắng vì sợ mua nhầm cua kém chất lượng. Đã có 'bí kíp' của người làng chài: 'Mua cua phải nhớ xem càng/Bấm que, bóp yếm biết nàng ra sao'.
Một con cua gạch hấp được bổ dọc theo chiều ngang ẢNH: TRẦN CAO DUYÊN
Cua biển nhiều loại lắm. Muốn biết tường tận thì nên đánh bạn với các nhà... cua học. Là "dân" ẩm thực, có lẽ chỉ cần hiểu nôm na rằng cua biển có hai loại chính: cua gạch và cua thịt. Chỉ chừng đó thôi, ta sẽ biết khi nào thì "mở ví" để có bữa cua biển đậm đà.
Gọi là cua thịt vì loại cua này chứa nhiều thịt. Thịt nung núc trong thân, trong càng. Ta có thể xác định chính danh cua thịt khi thấy cái yếm hình tam giác cân của nó. Thịt loại cua này khá chắc, ngọt, dai nhưng mức độ thơm và béo thì không sánh nổi cua gạch.
Còn cua gạch thì yếm của nó tượng hình trái bầu tròn. Cua gạch (còn gọi là cua cái) đến giai đoạn sắp sinh thì trứng từ màu vàng chuyển sang màu gạch nung. Lúc này yếm cua hơi phình ra để làm buồng chứa con. Đây là thời điểm cua mập tròn, từ thịt tới gạch đều sẵn sàng dâng hết độ ngon cho người thưởng thức.
Đang mùa du lịch giêng hai, giá cua gạch nằm ở tầm 500.000 đồng/kg. Cua thịt thì rẻ hơn, mỗi ký khoảng 400.000 đồng/kg. Hỏi chuyện một nhóm du khách về giá cua, một bạn nói cua nào giá nấy. Tụi em du lịch kiểu "bó đũa" (hùn tiền) nên không ngại gì. Một bạn khác giơ ngón tay cái tươi cười nói "chỉ có thể là cua gạch".
Du khách lần đầu về biển không phải lo lắng vì sợ mua nhầm cua kém chất lượng. Đã có "bí kíp" của người làng chài: "Mua cua phải nhớ xem càng/Bấm que, bóp yếm biết nàng ra sao".
Trước hết là xem càng. Hãy bật càng cua ra để xem khuỷu của nó. Nếu thấy da ở vị trí này hồng đỏ thì đó là cua tươi, đáng mua. Ngược lại, nếu khuỷu càng nhăn nheo, màu sắc nhợt nhạt thì đó là cua cũ, đã bị rọ nhiều ngày trong bể chứa. Trường hợp này cua đã ốp, chất lượng thịt không còn bao nhiêu.
Một mảng thịt trong càng cua gạch
Thứ đến là bấm que cua để thử độ nhạy. Nếu que cua phản ứng nhanh, co duỗi, giãy giụa rào rào trong rổ là cua khỏe nên thịt ngon. Nếu que yếu ớt, "đuổi ruồi không bay" thì cua sắp... nhắm mắt xuôi tay. Ăn phải cua này sẽ thấy thịt ít nước nhiều, vị nhạt nhẽo, nhão và bở. Ngư dân hay nói "đời cua cua máy, đời cáy cáy đào" là vậy. Cua mà que càng không máy, cáy mà que càng xuội lơ thì kể như đời chúng đã tàn.
Sau cùng là bóp yếm. Lấy ngón tay nhấn với một lực vừa phải vào yếm cua. Nếu thấy yếm cứng nghĩa là cua rất tươi, thịt nhiều, thớ thịt chắc nụi. Đừng ngần ngại móc ví cho loại cua này. Ngược lại, nếu thấy yếm mềm là cua đã ươn vì bị tách khỏi môi trường nước biển khá lâu. Loại cua này chắc chắn chỉ ba phần thịt bảy phần vỏ. Bạn sẽ bị "xỏ" khi mua phải cua dạng này.
Cua gạch thích hợp với món canh chua, nấu cháo, rang me, rang muối. Nhưng món hấp làm "rụng tim" nhiều người hơn. Trước khi hấp, nên ướp cua với muối, hạt nêm, sả, gừng khoảng nửa tiếng. Xếp cua vào nồi, hấp cách thủy độ 15 phút là nghe thơm ngào ngạt. Có người hóm, hỏi mấy người vừa nghe cái "rầm" không? Ngọc Hoàng đập bàn truy đứa nào hấp cua gạch dưới trần gian đó?
Bày cua ra mâm cùng với chén muối tiêu mà nghe chiều dậy hương bốn phía. Cắt ngang con cua để ngắm bữa tiệc sắc màu: trứng non màu vàng, trứng già màu đỏ gạch, chất dịch màu xám nhạt, thịt cua màu trắng tươi. Đừng dùng găng tay dễ làm cua "tự ái". Hãy trực tiếp bóc, tách, xé, rứt từng bộ phận, chấm với muối tiêu để cảm thấu hương vị ngọt lừ, béo ngậy, thơm phức đến... nhức cả lưỡi.
Chiều xuống làm bãi cát dần mờ nhưng lại khiến thịt cua thêm trắng muốt. Với cua nói chung, uống bia là lạc nhịp, rượu vang cũng sai tông. Chỉ rượu gạo hương đồng là nhất. Sóng rượu long lanh, gạch cua óng ánh, thịt cua lóng lánh, mặc chiều đi hoang!
Đậm đà hương vị bánh gio đảo Hà Nam Hầu như khắp miền Bắc, nơi nào cũng có món bánh gio. Bánh gio làng đảo Hà Nam (TX Quảng Yên) cũng khá nổi tiếng khi mang vị đậm đà rất riêng của vùng quê lúa nước. Trước kia, bánh gio thường được làm vào mỗi dịp lễ, Tết để bán hay cúng tổ tiên, nhưng để đáp ứng yêu cầu của thị...