Cử tri tỉnh Quảng Trị góp nhiều ý kiến liên quan đến nguồn nước
Chiều 6/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có buổi tiếp xúc cử tri với Ban chủ nhiệm và các hội viên Câu lạc bộ Đường 9 trước Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Đồng chí Hoàng Đức Thắng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN
Tại buổi tiếp xúc, ông Hoàng Đức Thắng, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã báo cáo với cử tri về tình hình an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý hồ đập của địa phương và quốc gia. Theo đó, tỉnh Quảng Trị hiện có hơn 500 công trình thủy lợi; trong đó có 124 hồ chứa, 221 đập dâng, 157 trạm bơm, 15 cống ngăn mặn, 202 công trình cấp nước sinh hoạt và 2.125 kênh mương các loại.
Hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ tưới cho trên 85% diện tích lúa gieo cấy hai vụ trên địa bàn toàn tỉnh với hơn 50.000 ha lúa, trên 4.000 ha màu và cây công nghiệp, cấp nước cho 1.975 ha nuôi trồng thủy sản. Tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đã đạt hơn 94%.
Đối với vấn đề sử dụng và quản lý nguồn nước sạch trên địa bàn, một số cử tri nêu ý kiến: Hạn hán kéo dài dẫn đến tình trạng mất nước sinh hoạt liên tục từ tháng 6 – 9/2020 gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân thành phố Đông Hà và vùng phụ cận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị cần có phương án dự phòng lắp đặt hệ thống dẫn nước từ hồ Ái Tử, sông Thạch Hãn, sông Hiếu… về cung cấp cho thành phố Đông Hà khi tình hình hạn hán nghiêm trọng, nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước sinh hoạt cho người dân.
Hệ thống cấp nước cần được đầu tư theo hướng liên vùng nhằm cung cấp nguồn nước sạch cho đồng bào dân tộc ở hai huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông và người dân vùng ven biển, không để tình trạng thiếu nước tồn tại ở những vùng khó khăn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tỉnh cũng cần tổ chức các hội thảo chuyên đề về quản lý đảm bảo an ninh nguồn nước, nhằm phục vụ sinh hoạt và sản xuất một cách bền vững, đồng thời quan tâm đầu tư nâng cấp hồ đập trước mùa mưa lũ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các cử tri cũng quan tâm đến những vấn đề lớn của đất nước như: Giải pháp xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng chức vụ tham nhũng; giải quyết dứt điểm các chế độ chính sách đối với người có công còn tồn đọng; có cơ chế hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là những sinh viên ưu tú để tránh lãng phí nhân tài; tình trạng ban hành một số văn bản dưới Luật còn chồng chéo khiến các cơ quan nhà nước lúng túng trong việc triển khai.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã lắng nghe, tiếp thu, tổng hợp nghiên cứu để phản ánh kịp thời tại Kỳ họp Quốc hội sắp tới…
Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN
* Từ ngày 21/9 đến 6/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại 7 điểm tiếp xúc trên địa bàn của các huyện Nam Giang, Phú Ninh, Tiên Phước, núi Nhành, Nam Trà My, Bắc Trà My và thành phố Tam Kỳ. Tại các điểm tiếp xúc, Đoàn đã thông báo cho bà con cử tri về nội dung sẽ được kỳ họp lần thứ X xem xét và quyết định.
Theo đó, kỳ họp thứ 10 tới, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 6 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 6 dự án luật; thảo luận các vấn đề kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2020; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021; thông qua các báo cáo giám sát và một số vấn đề quan trọng khác… Bên cạnh đó, tại các buổi tiếp xúc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận nhiều ý kiến xác đáng của cử tri.
Cử tri phản ánh về các nội dung: Tình trạng chậm giải quyết chế độ cho các đối tượng chính sách của chính quyền các cấp; tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn các địa phương hiện nay làm ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và sinh sống của bà con; lương hưu của các giáo viên Mầm non thấp không đảm bảo cho sinh hoạt hàng ngày; thủ tục hành chính rườm rà không tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến vay vốn ở ngân hàng để phát triển sản xuất khiến người dân phải đến vay vốn của xã hội đen trên địa bàn.
Cử tri cũng phản ánh, hiện trên địa bàn đang đẩy mạnh trả lương qua thẻ ATM, nhưng hệ thống cây ATM chưa được chú trọng xây dựng rải đều trên địa bàn các địa phương khiến người dân phải đi đến trung tâm xã mới rút tiền được. Ngoài ra, các cử tri còn yêu cầu cần sớm nâng cấp một số đường giao thông đã xuống cấp để tạo điều kiện cho bà con đi lại, phát triển kinh tế…
Những kiến nghị thuộc cấp thẩm quyền đã được Đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị lãnh đạo của chính quyền, ngành các cấp giải trình cụ thể. Những kiến nghị thuộc cấp Trung ương sẽ được Đoàn Quốc hội tỉnh Quảng Nam tổng hợp để đề xuất với Quốc hội nghiên cứu giải quyết trong kỳ họp thứ 10 tới.
Phấn đấu đưa Quảng Trị trở thành tỉnh đạt trình độ phát triển trung bình cao của cả nước
Ngày 3/10, tại thành phố Đông Hà, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Quảng Trị lần thứ V, giai đoạn 2020-2025.
Trao Huân chương độc lập hạng Nhất của Chủ tịch nước cho Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Trị.
Trong 5 năm qua, cùng với việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, tỉnh Quảng Trị đã phát hiện, nhân rộng nhiều điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế-xã hội. Toàn tỉnh hiện có hàng ngàn mô hình điển hình kinh tế tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh gắn với xây dựng nông thôn mới; nhiều điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và hàng ngàn gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) trong tỉnh bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 7,2%, tăng 1,2% so với nhiệm kỳ trước và cao hơn bình quân chung của cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt 53 triệu đồng/người/năm, gấp 1,55 lần năm 2015. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh từ 2016-2020 đạt 13.434 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp từ 76% năm 2015 lên 80% năm 2020; giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm và thủy sản từ 23% năm 2015 xuống 19% năm 2020.
Trao Huận chương lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước cho 3 tập thể xuất sắc.
Trong 5 năm, UBND tỉnh Quảng Trị đã tặng thưởng Cờ thi đua cho 344 tập thể; Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho trên 6.800 tập thể, cá nhân và tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng cho gần 1.260 tập thể; tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cho trên 800 cá nhân; thẩm định trình khen thưởng 464 Huân chương các loại; 87 Cờ thi đua của Chính phủ; 11 cá nhân đề nghị phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc; 234 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ...
Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Quảng Trị lần thứ V đề ra mục tiêu, nhiệm vụ chính trong giai đoạn 2020-2025. Đó là đẩy mạnh các phong trào thi đua và làm tốt công tác khen thưởng nhằm phát huy ý chí, khát vọng vươn lên và sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ để phát triển nhanh và bền vững.
Tỉnh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh; tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế; tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược. Đặc biệt là biến những bất lợi, khó khăn thành tiềm năng, lợi thế nhằm đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng và phát triển mạnh các mô hình kinh tế có hiệu quả cao, các sản phẩm mang thương hiệu đặc sắc... phấn đấu đưa Quảng Trị trở thành tỉnh có trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình cao của cả nước vào năm 2025 và nằm trong nhóm 30 tỉnh thuộc tốp đầu của cả nước vào năm 2030.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng phát biểu tại Đại hội.
Phát biểu tại Đại hội, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị Lê Quang Tùng nhấn mạnh: Trong giai đoạn mới, tỉnh Quảng Trị tiếp tục đẩy mạnh quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng; tích cực đổi mới nội dung và phương thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, đưa công tác thi đua gắn với công việc thường xuyên, hàng ngày của mỗi người. Mỗi cán bộ, Đảng viên phải phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu, thực sự là hạt nhân, ngọn cờ dẫn dắt trong các phong trào ghi đua; các phong trào thi đua cần chú trọng bám sát nhiệm vụ chính trị chủ yếu các khâu đột phá, giải quyết những nhiệm vụ khó, vấn đề nổi cộm, bức xúc của tỉnh hiện nay.
Trong đó, trọng tâm là phát triển kinh tế nhanh, bền vững, cải cách hành chính cũng như tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; chú trọng xây dựng, phát hiện nhân tố điển hình, tập trung bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực; tăng cường chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực thực tiễn, nghiệp vụ, khả năng vận động quần chúng và tổ chức phong trào thi đua hiệu quả...
Tại Đại hội cũng đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như: Lễ báo công tại Tượng đài cố Tổng Bí thư Lê Duẩn; biểu dương 30 tập thể và 270 cá nhân điển hình tiên tiến. Đại hội cũng đã thông qua danh sách đoàn đại biểu đi dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri trước kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khóa XIV Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri trước kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khóa XIV Chiều 29-9, Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã có buổi tiếp xúc cử tri tại phường Mỹ Phước (TP. Long Xuyên). Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn Đại...