Cử tri đặc biệt quan tâm việc quản lý chung cư
Trong số những câu hỏi gửi đến trước và sau Kỳ họp thứ 8, HĐND Thành phố Hà Nội, có rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề quản lý chung cư, một vấn đề đã và vẫn đang nóng trên địa bàn Thành phố….
Cụ thể, cử tri các quận Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng đề nghị Thành phố có các giải pháp để đẩy nhanh việc cải tạo, sửa chữa các chung cư cũ trên địa bàn Thành phố nhất là các chung cư cũ trong các quận nội thành.
Trả lời câu hỏi này, UBND Thành phố cho biết, thời gian qua, UBND Thành phố đã giao các sở, ngành và các cơ quan liên quan tổ chức rà soát những khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến mục tiêu, tiến độ các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Thành phố đã trình HĐND ban hành Nghị quyết về một số biện pháp nhằm đẩy mạnh việc cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp trên địa bàn Thành phố; cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội và hiện nay, UBND Thành phố đang chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Theo đó, trước mắt tập trung tổ chức phân loại, đánh giá xác định những nhà chung cư cũ tại các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng làm cơ sở đề xuất kế hoạch, xác định nguồn vốn đầu tư tổ chức thực hiện để báo cáo HĐND Thành phố, từng bước tổ chức phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ.
Đồng thời Thành phố đã bố trí vốn ngân sách để kiểm định chất lượng hiện trạng 85 nhà chung cư cũ, xuống cấp trên địa bàn; tập trung xử lý những nhà chung cư nguy hiểm cấp D (P3 Phương Liệt; B6, C7, C8 Giảng Võ; C1 Thành Công; I1, I2, I3 Thái Hà…) và bố trí quỹ nhà tạm cư phục vụ việc di chuyển các hộ gia đình; tổ chức sửa chữa, gia cố, chống đỡ những nhà nguy hiểm cấp C (E6 Thành Công, C8 Giảng Võ, A7 Tân Mai…) nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
Cử tri mong muốn Thành phố quy định rõ việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư và trách nhiệm của các bên – ảnh: Tuệ Khanh
Cũng liên quan đến vấn đề nhà chung cư, cử tri quận Cầu Giấy đề nghị Thành phố quy định rõ việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư và trách nhiệm của các bên trong việc bảo trì nhà chung cư vì hiện nay nhiều khu chung cư không có Ban quản trị, nhà xuống cấp không được bảo trì…
Trả lời câu hỏi này, UBND Thành phố cho biết, theo Quyết định 01/2013/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyết định.
Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư và hợp đồng bảo trì với doanh nghiệp có chức năng về hoạt động xây dựng phù hợp với nội dung công việc bao trì (việc lựa chọn các doanh nghiệp này phải được thông qua Hội nghị nhà chung cư); theo dõi, giám sát việc quản lý vận hành và bảo trì nhà chung cư theo nội dung hợp đồng đã ký kết; nghiệm thu, thanh toán và thanh lý hợp đồng với doanh nghiệp quản ly vận hành, bào trì nhà chung cư.
Ban quản trị nhà chung cư cũng sẽ kiểm tra các báo cáo thu, chi tài chính về quản lý vận hành và bảo trì nhà chung cư do doanh nghiệp lý vận hành nhà chung cư, doanh nghiệp bảo trì thực hiện theo hợp đồng đã ký kết và báo cáo với Hội nghị nhà chung cư
Đồng thời, Quyết định cũng quy định Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với doanh nghiệp có chức năng và chuyên môn để quản lý vận hành nhà chung cư (kể cả doanh nghiệp trực thuộc Chủ đầu tư) kể từ khi đưa nhà chung cư vào sử dụng cho đến khi Ban quản trị được thành lập. Đề xuất doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư để Hội nghị nhà chung cư lần thứ nhất thông qua.
Chủ đầu tư sẽ thu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung trong nhà chung cư theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và bàn giao cho đơn vị quản lý kinh phí bảo trì nhà chung cư theo quy định
Video đang HOT
Trường hợp nhà chung cư chưa lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định thì chủ đầu tư hoặc đơn vị đang quản lý nhà chung cư có trách nhiệm thực hiện bảo trì nhà chung cư theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP và Thông tư số 02/2012/TT-BXD.
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập tài khoản tiền gửi cho từng nhà chung cư tại ngân hàng thương mại với lãi suất không thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn kể từ khi đưa nhà chung cư vào sử dụng và trực tiếp quản lý tài khoản đó cho đến khi Ban quản trị thành lập. Sau khi Ban quản trị thành lập, chủ đầu tư thông báo công khai cho Ban quan trị biết tài khoản tiền gửi cho Ban quản trị để theo dõi quản lý, sử dụng khoản kinh phí này theo quy định của pháp luật về tài chính và phối hợp với Ban quản trị làm việc với ngân hàng bàn giao tài khoản đó cho doanh nghiệp được Ban Quản trị lựa chọn quản lý vận hành nhà chung cư.
Trường hợp thay đổi doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư, doanh nghiệp cũ có trách nhiệm cùng Ban Quản trị làm việc với ngân hàng bàn giao tài khoản đó cho doanh nghiệp mới.
Việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng bảo trì được thực hiện theo các quy định của pháp luật về xây dựng và hợp đồng dân sự.
Chủ đầu tư, doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư phải lập sổ theo dõi thu, chi đối với kinh phí bảo trì và phối hợp với Ban quan trị nhà chung cư thực hiện kiểm ưa việc quyết toán và quản lý thu, chi theo quy định của pháp luật về tài chính; công khai các khoản thu, chi kinh phí thực hiện bảo trì nhà chung cư với người sử dụng nhà chung cư tại Hội nghị nhà chung cư hàng năm.
Liên quan đến cải tạo chung cư cũ, cử tri đề nghị Thành phố có phương án khắc phục cải tạo tòa nhà 3 tầng và 4 tầng tại Khu len nhuộm cũ thuộc tổ dân phố số 8 phường Vạn Phúc nay đã xuống cấp; cải tạo khu chung cư tập thể K5 (đã được xây dựng từ năm 1977), dãy nhà 2 tầng khu tập thể kiến trúc Khu Nam – tổ dân phố 11, khu tập thể Viện máy nông nghiệp thuộc tổ dân phố 1 (Mộ Lao).
Trả lời câu hỏi này, UBND Thành phố cho biết, đến nay đã cơ bản hoàn thành công tác điều tra xã hội học, khảo sát hiện trạng, đo đạc 1/500, xác định ranh giới và đang cập nhật các chỉ tiêu quy hoạch.
Về đề nghị cải tạo, xây dựng lại khu chung cư B1 Trại Găng phường Thanh Nhàn vì hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người dân, UBND Thành phố cho biết, hiện nay, Sở Xây dựng đang tiếp tục phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng đôn đốc, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đưa việc cải tạo xây dựng lại các chung cư cũ là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, kêu gọi các nhà đầu tư tham gia công tác xã hội hoá cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể, nhà chung cư cũ trên địa bàn nói chung và khu chung cư B1 Trại Găng nói riêng.
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Hà Nội nợ xây dựng cơ bản hơn 3.000 tỷ
Chỉ tính đến thời điểm 30/6/2013, Thành phố có 31 đơn vị có khối lượng thực hiện xây dựng cơ bản vượt kế hoạch giao chưa được thanh toán, gồm 2.243 dự án với số vốn đầu tư là 3.246,9 tỷ đồng. Đây là vấn đề làm "nóng" phiên chất vấn sáng 5/12 tại kỳ họp HĐND Thành phố.
Số nợ cao hơn số được cấp
Báo cáo với các đại biểu HĐND, UBND Thành phố cho biết, tính đến thời điểm 30/6/2013, Thành phố có 31 đơn vị có khối lượng thực hiện XDCB vượt kế hoạch giao chưa được thanh toángồm 2.243 dự án với số vốn đầu tư: 3.246,9 tỷ đồng, trong đó khối lượng các dự án thuộc nhiệm vụ chi ngân sách Thành phố và Ngân sách Thành phố hỗ trợ các quận huyện thị xã là 345 dự án với số vốn 1.402 tỷ đồng chiếm 43%.
Số còn lại, trong số còn lại, khối lượng XDCB thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện chưa được thanh toán là lớn nhất, với 1.175 dự án và số vốn là 1.282,7 tỷ đồng, chiếm 40%, trong đó 998 dự án hoàn thành với số vốn 904,1 tỷ đồng, 157 dự án đang triển khai: với số vốn 336,5 tỷ đồng... "Hiện nay, nhiều huyện, thị xã có số vốn XDCB nợ chưa được thanh toán lớn hơn tổng số vốn XDCB phân cấp" - báo cáo của Thành phố thừa nhận.
Trong khi đó, khối lượng XDCB ngân sách cấp xã còn nợ là 720 dự án với số vốn 554,3 tỷ.
Thành phố cũng cho biết, một số đơn vị có tỷ lệ nợ XDCB trên 50% tổng vốn XDCB phân cấp hàng năm: Ba Vì: 181%, Phúc Thọ: 181%; Phú Xuyên: 180%; Ứng Hòa 175%; Thạch Thất: 124,6%; Quốc Oai: 97,5%; Đan Phượng: 91%; Thị xã Sơn Tây: 88,7 %; Mê Linh: 81% ; Chương Mỹ: 75%; Thường Tín: 59%.
Tuy có số nợ đọng cao như vậy nhưng UBND thành phố Hà Nội vẫn khẳng định, tỷ lệ vốn nợ XDCB trên tổng vốn đầu tư phát triển chung của Thành phố thấp hơn so với ước tính bình quân chung các tỉnh có nợ trong cả nước (khoảng 13,5 % so với 24%)
Theo báo cáo, việc triển khai thực hiện vượt kế hoạch vốn do chủ đầu tư thực hiện trên cơ sở Nhà thầu tự ứng vốn, không tính lãi, có điều kiện đẩy nhanh tiến độ công trình, sớm đưa vào sử dụng; đối với doanh nghiệp mang lại việc làm cho người lao động. Tuy nhiên việc để tình hình như trên gây ra tình trạng không lành mạnh về tài chính, ảnh hưởng đến cân đối thu chi ngân sách.
Số nợ XDCB tăng đến hơn 3.000 tỷ là thực sự đáng lo ngại và báo động...
"Khất" con số nợ thật
Trong phiên chất vấn sáng nay (5/12), đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (quận Hà Đông) nói rằng, số nợ XDCB tăng đến hơn 3.000 tỷ là thực sự đáng lo ngại và báo động.
"Tại sao thành phố đã chỉ đạo, cảnh báo mà số nợ vẫn tăng? có hay không sự chủ quan trong chỉ đạo, điều hành? Trong bối cảnh thu ngân sách gặp khó khăn, dự báo sẽ còn khó khăn trong 2014, có hay không việc chạy theo thành tích, gây áp lực chỉ tiêu giao quá cao ở một số nơi mà ngân sách không có khả năng đáp ứng? - đại biểu Phạm Thị Thanh Mai nói.
Lý giải nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ đầu tư XDCB tăng lên, ông Ngô Văn Quý, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đưa ra 3 lý do, đó là đối tượng nợ tăng lên, một số huyện báo cáo tăng và có 10 đơn vị có kê khai thêm nợ.
Ông Quý cũng cho biết, theo chỉ đạo của UBND TP, hàng năm việc thống kê được thực hiện ở hai thời điểm: 30/6 và 31/12. Do đó, thời điểm hiện nay chưa thể biết được số nợ của năm 2013 có tiếp tục tăng lên nữa hay không. Về con số thực tế, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư "khất" sẽ báo cáo các đại biểu ở kỳ họp sau.
Liên quan đến việc một số chủ đầu tư cho triển khai dự án khi chưa có kế hoạch vốn bố trí, ông Quý khẳng định từng quận, huyện, đơn vị phải kiểm điểm nghiêm túc.
Trong khi đó, UBND Thành phố cho rằng, trách nhiệm để xảy ra tình trạng khối lượng XDCB vượt kế hoạch vốn đầu tư và chưa được thanh toán trước hết là các chủ đầu tư các dự án, các sở ngành, UBND các quận, huyện, thị xã có khối lượng vượt kế hoạch chưa có vốn thanh toán; công tác tham mưu quản lý nhà nước về XDCB của các sở, ngành liên quan, chỉ đạo của Thành phố đã tích cực tuy nhiên còn chưa quyết liệt...
Khó chữa "bệnh" nợ xây dựng cơ bản
Sau những chất vấn khá gay gắt của các đại biểu và câu trả lời có vẻ như chưa thỏa đáng, Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Thị Doãn Thanh đã nêu câu hỏi: "Bệnh nợ XDCB có chữa được không? Giải pháp gì và lúc nào thì chữa xong?"
Tuy nhiên, câu trả lời của vị đại diện cho UBND Thành phố chỉ là: Để chấm dứt nợ XDCB hoàn toàn là rất khó.
"Tuy nhiên, nếu Thành phố quyết liệt, các quận, huyện, sở, ngành thực hiện nghiêm thì tin rằng xử lý được tình trạng nợ XDCB." - ông Quý nói.
Đồng tình cao với những câu hỏi chất vấn của đại biểu, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Lê Văn Hoạt cho biết, đây không phải là lần đầu tiên vấn đề được đưa ra chất vấn.
"Trong số các nguyên nhân mà UBND Thành phố đã trình bày, qua giám sát của Thường trực HĐND cho thấy còn một nguyên nhân nữa là nhận thức của cán bộ cấp huyện còn "mù mờ", cho rằng nợ XDCB là "chuyện bình thường". Ngoài ra, trong công tác kiểm tra, kiểm soát có tình trạng cứ ra văn bản là xong" - Ông Hoạt khẳng định.
Về các biện pháp xử lý và khắc phục, UBND Thành phố cho biết, với 1.409,0 tỷ đồng thuộc trách nhiệm giải quyết của ngân sách Thành phố, theo phương án kế hoạch XDCB năm 2014 trình HĐND Thành phố, đã dự kiến bố trí 938,7 tỷ đồng (67%) để thanh toán khối lượng XDCB đã thực hiện; các dự án chờ quyết toán dự kiến thanh toán từ nguồn vốn thanh quyết toán công trình hoàn thành là 50 tỷ đồng; còn lại 84,7 tỷ đồng chủ yếu là các dự án có vướng mắc, chưa điều chỉnh dự án, chưa có tổng dự toán điều chỉnh, Thành phố xem xét sẽ bố trí vốn sau khi điều chỉnh dự án và có quyết toán công trình hoàn thành hoặc tất toán tài khoản tại kỳ bố trí vốn gần nhất.
Với khối lượng XDCB thuộc trách nhiệm cấp Huyện, Thành phố chỉ đạo UBND các huyện, thị xã tiếp tục cân đối, bố trí ngân sách cấp huyện năm 2013 để thanh toán khối lượng XDCB vượt kế hoạch vốn từ nguồn kết dư ngân sách năm 2012 và các nguồn vốn khác.
Đối với khối lượng XDCB còn lại (sau khi bố trí trả nợ đến 31/12/2013), các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án thanh toán bằng nguồn ngân sách của địa phương trong kế hoạch năm 2014, đảm bảo hết năm 2015 phải hoàn thành xử lý khối lượng XDCB và không phát sinh mới...
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Kiểm điểm vi phạm đường đắt nhất hành tinh UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu kiểm tra những tồn tại, bất cập trong việc thi công hè phố Dự án đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, qua đó, đánh giá về những thiếu sót, hạn chế, vi phạm (nếu có) và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân... Theo đó, Phó Chủ tịch Ủy ban...