2 quận Bắc và Nam Từ Liêm sẽ hoạt động từ 1/4
Lãnh đạo UBND Hà Nội vừa giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì cùng với UBND huyện Từ Liêm xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, phân định địa giới…để quận Bắc và Nam Từ Liêm cùng 23 phường chính thức hoạt động từ 1/4/2014.
Từ Liêm: 1 đại biểu HĐND không muốn tách quận
Để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 132/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 29/CT-UBND về vấn đề này.
Theo đó, lãnh đạo UBND TP Hà Nội yêu cầu Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì cùng với UBND huyện Từ Liêm, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, phân định địa giới và các điều kiện cần thiết khác để quận Bắc Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm và 23 phường chính thức hoạt động theo địa giới hành chính mới từ ngày 1/ 4/ 2014.
Cùng với đó, thành lập bộ máy cơ quan UBND 2 quận mới và các đơn vị trực thuộc theo đúng quy định hiện hành. Công tác tổ chức nhân sự thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình, quy định của Đảng và nhà nước.
Về trụ sở, trang thiết bị làm việc của 2 quận mới và 23 phường được bố trí theo nguyên tắc: Cơ sở vật chất hiện có của huyện Từ Liêm thuộc địa giới hành chính quận Nam Từ Liêm được giao cho quận Nam Từ Liêm quản lý, sử dụng. Cơ sở vật chất hiện có của huyện Từ Liêm thuộc địa giới hành chính của quận Bắc Từ Liêm được giao cho quận Bắc Từ Liêm sử dụng. Trụ sở của quận Bắc Từ Liêm được bố trí tạm thời tại Khu tái định cư Kiều Mai, xã Phú Diễn (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm).
2 quận mới Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm của Hà Nội sẽ chính thức hoạt động từ 1/4 tới.
Đối với trụ sở, trang thiết bị của 23 phường, trụ sở, cơ sở vật chất của UBND các xã hiện nay giao cho các phường mới được thành lập (đối với 16 phường được điều chỉnh từ xã thành phường nhưng không phải điều chỉnh địa giới hành chính và dân cư).
Video đang HOT
Bố trí trụ sở làm việc tạm thời của 7 phường mới được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính và dân cư (gồm 4 phường: Đức Thắng, Xuân Tảo, Cổ Nhuế 2, Phú Diễn thuộc Quận Bắc Từ Liêm có; 3 phường: Phú Đô, Mỹ Đình 1, Xuân Phương thuộc Quận Nam Từ Liêm).
UBND Thành phố giao UBND huyện Từ Liêm chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư khẩn trương lập và trình UBND Thành phố duyệt phương án bố trí trụ sở làm việc tạm thời của quận Bắc Từ Liêm và trụ sở tạm thời của 7 phường nêu trên. Dự trù kinh phí cải tạo, sửa chữa và mua sắm, lắp đặt trang thiết bị làm việc và đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù theo quy định, bảo đảm điều kiện để bộ máy hành chính mới phục vụ nhân dân từ ngày 1/4/2013.
Lãnh đạo UBND Hà Nội cũng yêu cầu, UBND huyện Từ Liêm và UBND các xã, thị trấn thuộc huyện Từ Liêm tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật đến hết ngày 31/3/ 2014. Đồng thời tập trung làm tốt việc tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt đến cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân tiếp tục đồng thuận, thống nhất cao thực hiện việc điều chỉnh địa giới hành chính; bảo đảm thực hiện tốt nhất các thủ tục, giao dịch hành chính của tổ chức và công dân.
Tiếp tục thực hiện tốt chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là quản lý đất đai, quy hoạch, trật tự xây dựng, trật tự đô thị… không để xảy ra việc cấp đất trái thẩm quyền, mua bán, chuyển nhượng đất đai trái quy định, xây dựng trái phép, xây dựng không đúng quy hoạch; quản lý chặt chẽ tài chính, tài sản công và các nguồn lực của địa phương, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.
Chủ tịch UBND Thành phố cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan và yêu cầu các đơn vị thường xuyên báo cáo kết quả, những khó khăn, vướng mắc với UBND Thành phố để xem xét, chỉ đạo.
Ngày 27/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội. Theo đó, quận Bắc Từ Liêm được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, với diện tích tự nhiên là 9,30 ha và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Như vậy, quận Bắc Từ Liêm có 4.335,34 ha diện tích tự nhiên và 320.414 nhân khẩu.
Đồng thời, thành lập 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm, gồm các phường: Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương, Minh Khai, Tây Tựu, Đông Ngạc, Đức Thắng, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo, Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Phúc Diễn và Phú Diễn.
Còn quận Nam Từ Liêm được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Phương (536,34 ha và 34.052 nhân khẩu phần phía Nam Quốc lộ 32); một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (137,75 ha và 23.279 nhân khẩu phần phía Nam Quốc lộ 32 và phía Đông sông Nhuệ). Quận Nam Từ Liêm có 3.227,36 ha diện tích tự nhiên và 232.894 nhân khẩu.
Đồng thời, thành lập 10 phường thuộc quận Nam Từ Liêm, gồm các phường: Trung Văn, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Mễ Trì, Phú Đô, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Cầu Diễn, Phương Canh và Xuân Phương.
Xuân Tùng
Theo_VnMedia
Thủ đô Hà Nội chính thức có thêm 2 quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị quyết số 132/NQ-CP chấp thuận điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc TP Hà Nội.
2 quận mới đã phát triển đô thị rất mạnh trong nhiều năm qua
Theo Nghị quyết số 132/NQ-CP, Chính phủ cho phép thành lập quận Bắc Từ Liêm trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Quận Bắc Từ Liêm có 4.335,34 ha diện tích tự nhiên và 320.414 nhân khẩu.
Chính phủ cũng quyết định thành lập 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm. Cụ thể: Thành lập phường Thượng Cát trên cơ sở toàn bộ 388,90 ha diện tích tự nhiên và 10.000 nhân khẩu của xã Thượng Cát; phường Liên Mạc trên cơ sở toàn bộ 598,70 ha diện tích tự nhiên và 12.966 nhân khẩu của xã Liên Mạc; phường Thụy Phương trên cơ sở toàn bộ 287,59 ha diện tích tự nhiên và 13.753 nhân khẩu của xã Thụy Phương.
Phường Minh Khai trên cơ sở toàn bộ 485,91 ha diện tích tự nhiên và 36.709 nhân khẩu của xã Minh Khai; phường Tây Tựu trên cơ sở toàn bộ 530,18 ha diện tích tự nhiên và 26.970 nhân khẩu của xã Tây Tựu; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương (phường Tây Tựu có 539,48 ha diện tích tự nhiên và 27.566 nhân khẩu); phường Đông Ngạc trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Đông Ngạc (có 241 ha diện tích tự nhiên và 23.922 nhân khẩu.
Phường Đức Thắng trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Đông Ngạc (có 120 ha diện tích tự nhiên và 19.923 nhân khẩu); phường Xuân Đỉnh trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Đỉnh (có 352,20 ha diện tích tự nhiên và 33.659 nhân khẩu); phường Xuân Tảo trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Xuân Đỉnh (có 226,30 ha diện tích tự nhiên và 12.622 nhân khẩu).
Phường Cổ Nhuế 1 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân sô (217,70 ha và 33.346 nhân khẩu) của xã Cổ Nhuế; 3,30 ha diện tích tự nhiên và 372 nhân khẩu của Thị trấn Cầu Diễn (có 221 ha diện tích tự nhiên và 33.718 nhân khẩu). Phường Cổ Nhuế 2 được thành lập trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Cổ Nhuế; 1,60 ha diện tích tự nhiên và 292 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn (có 405,03 ha diện tích tự nhiên và 44.780 nhân khẩu).
Phường Phúc Diễn trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Phú Diễn (209,03 ha và 21.820 nhân khẩu); một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (có 217,03 ha diện tích tự nhiên và 23.734 nhân khẩu); phường Phú Diễn trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại (189,62 ha và 19.514 nhân khẩu) của xã Phú Diễn; một phần diện tích tự nhiên và dân số của Thị trấn Cầu Diễn (có 252,20 ha diện tích tự nhiên và 27.062 nhân khẩu).
Cũng theo Nghị quyết, Chính phủ thành lập quận Nam Từ Liêm và 10 phường trực thuộc. Cụ thể: Phường Trung Văn trên cơ sở toàn bộ 277,58 ha diện tích tự nhiên và 29.850 nhân khẩu của xã Trung Văn; phường Đại Mỗ trên cơ sở toàn bộ 498,19 ha diện tích tự nhiên và 26.741 nhân khẩu của xã Đại Mỗ; phường Tây Mỗ trên cơ sở toàn bộ 604,53 ha diện tích tự nhiên và 22.557 nhân khẩu của xã Tây Mỗ.
Phường Mễ Trì trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mễ Trì (có 467,30 ha diện tích tự nhiên và 26.688 nhân khẩu).
Phường Phú Đô được thành lập trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Mễ Trì (có 239 ha diện tích tự nhiên và 13.856 nhân khẩu); phường Mỹ Đình 1 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mỹ Đình (có 228,20 ha diện tích tự nhiên và 23.987 nhân khẩu); phường Mỹ Đình 2 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mỹ Đình (có 197 ha diện tích tự nhiên và 26.991 nhân khẩu).
Phường Cầu Diễn trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của Thị trấn Cầu Diễn; phần diện tích và dân số còn lại của xã Mỹ Đình (có 179,22 ha diện tích tự nhiên và 28.172 nhân khẩu); phường Phương Canh trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Phương (có 260,76 ha diện tích tự nhiên và 20.243 nhân khẩu); phường Xuân Phương trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Xuân Phương (có 275,58 ha diện tích tự nhiên và 13.809 nhân khẩu).
Như vậy, sau khi chia tách, TP Hà Nội sẽ có 30 đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã (gồm 12 quận, 1 thị xã, 17 huyện); 584 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gồm 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn).
Trước đó, giải trình với HĐND TP về tên gọi của 2 quận mới, UBND TP Hà Nội cho biết, qua thực hiện quy trình lấy ý kiến của nhân đã có 65.473 cử tri đại diện hộ nhất trí với dự kiến đặt tên 2 quận là quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm, đạt tỷ lệ 90,5 % so với tổng số người tham dự hội nghị hoặc được xin ý kiến trực tiếp bằng phiếu (đạt tỷ lệ 74,7% so với tổng số hộ trong toàn huyện).
100% đại biểu HĐND xã, thị trấn dự họp của 16/16 xã, thị trấn; 32/33 đại biểu HĐND huyện Từ Liêm dự họp đã nhất trí với tên hai quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Tên hai quận là Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm đảm bảo kế thừa yếu tố lịch sử, cội nguồn, kế thừa truyền thống đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới của huyện đối với các thế hệ công dân của hai quận sau khi điều chỉnh địa giới hành chính.
Theo Xahoi
"Đặt tên quận là Bắc và Nam Từ Liêm để tri ân cha, ông" Bí thư Huyện ủy Từ Liêm Lê Văn Thư cho rằng, tên Từ Liêm đã xuất hiện ở vùng đất này từ hàng ngàn năm trước. Do vậy, để tri ân các thế hệ cha, ông và những lớp người đi trước và cũng là để cái tên "Từ Liêm" không bao giờ phai nhạt trong tâm trí của các thế hệ con,...