Chấn chỉnh sự lộn xộn ở Ga Hà Nội
Quảng trường Ga Hà Nội đầy người bán hàng rong, taxi dù, xe ôm, cò mồi dẫn khách; nhà vệ sinh trong ga xuống cấp; giao thông trước cửa ga thường xuyên ùn tắc… là những vấn đề đang diễn ra ở Ga Hà Nội…
Khu Ga Hà Nội đã được UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Liên hiệp đường sắt Việt Nam (nay là đường sắt Việt Nam) từ năm 2000, nhưng không cấp phần diện tích quảng trường Ga
Ga Hà Nội là Ga liên vận quốc tế, đầu mối kết nối các loại hình giao thông quan trọng cảu ngành đường sắt và của Thủ đô Hà Nội. Đây cũng là một di tích lịch sử cách mạng, một địa danh đến thăm quan, du lịch của khách quốc tế và trong nước. Trung bình một ngày đêm, Ga Hà Nội đón, tiễn khoảng 16.000 đến 20.000 lượt hành khách quan lại. Đặc biệt trong các dịp lễ, tết, hè… thì nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao.
Từ tháng 8/2007, Đường sắt Việt Nam được quản lý chung khu vực quảng trường Ga Hà Nội. Tuy nhiên, qua thời gian qua, tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị khu vực quảng trường Ga Hà Nội vẫn còn nhiều tồn tại.
Quảng trường ga Hà Nội có diện tích khoảng 2.500m2 , trên mặt bằng này hiện tại đang bố trí 02 khu vực dành cho xe ô tô. Ở hai đầu quảng trường Ga có 2 nhà vệ sinh, phía Bắc quảng trường Ga có 1 điểm trông giữ xe đạp, xe máy và 1 Kios sắt. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hội đồng Thành viên Đường sắt Việt Nam Trần Ngọc Thành, hiện nay, những người đến ga để làm ăn như bốc vác, bán hàng rong, taxi dù, xe ôm, cò mồi dẫn khách mua bán vé…, gây nên tình trạng mất an ninh, trật tự khu vực quảng trường Ga.
Phía trước khu vực quảng trường Ga với đường Lê Duẩn chưa có dải phân cách cứng, công tác phân luồng giao thông chưa rõ ràng…
Đặc biệt, về giao thông, phía trước khu vực quảng trường Ga với đường Lê Duẩn chưa có dải phân cách cứng, công tác phân luồng giao thông chưa rõ ràng, số lượng xe ôm nhiều, dẫn đến việc chèo kéo khách hàng, làm giá, xe ô tô vào đón trả khách dừng đỗ không đúng nơi quy định, điểm trông giữ xe đạp, xe máy chật hẹp… gây nên tình trạng ùn tắc, xung đột giao thông quảng trường Ga và đường Lê Duẩn vào những giờ cao điểm, đặc biệt là vào buổi tối và buổi sáng khi có nhiều chuyến tầu về Ga.
Video đang HOT
Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng, đó là hiện nay khu vực quảng trường Ga đang có 2 nhà vệ sinh phía Bắc và Nam quảng trường đã xuống cấp, gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị, dễ dẫn đến là nơi cho các đối tượng nghiện hút tụ tập, gây mất an ninh trật tự, đồng thời còn làm hạn chế mặt bằng bố trí cho các phương tiện giao thông dừng đỗ.
Hơn nữa, theo ông Trần Ngọc Thành, khu Ga Hà Nội đã được UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Liên hiệp đường sắt Việt Nam (nay là đường sắt Việt Nam) từ năm 2000, nhưng không cấp phần diện tích quảng trường Ga vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên nên việc quản lý Quảng trường Ga như hiện nay là rất phức tạp.
Xe ô tô dừng đỗ chật cứng và điểm trông giữ xe máy chật hẹp là những bất cập của Ga Hà Nội
Trước thực trạng trên, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Đường sắt Việt Nam Trần Ngọc Thành vừa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải và UBND thành phố Hà Nội giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bổ sung toàn bộ diện tích quảng trường Ga (khoảng 2.500m2) vào khu ga Hà Nội để Đường sắt Việt Nam chủ động quản lý, xây dựng phương án đầu tư đồng bộ sử dụngmặt bằng quảng trường Ga; tổ chức điều hành giao thông, vệ sinh môi trường…, nhằm đưa quảng trường ga Hà Nội vào sử dụng một cách khoa học, hợp lý, hài hòa cảnh quan kiến trúc khu vực.
Đường sắt Việt Nam cũng đề nghị Thành phố tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Đường sắt Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khu vực quảng trường Ga Hà Nội.
Trước đề nghị này của Đường sắt Việt Nam, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Văn Khôi vừa giao Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Công an Thành phố, UBND quận Hoàn Kiếm theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Đường sắt Việt Nam trong việc đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thành phố chưa có ý kiến về việc giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bổ sung toàn bộ diện tích quảng trường Ga như đề nghị của Đường sắt Việt Nam.
Xuân Hưng – (bài, ảnh)
Theo_VnMedia
Ga Hà Nội khánh thành 2 cầu vượt cho khách bộ hành
Sau gần 2 tháng thi công, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) đã chính thức khánh thành hai cầu vượt bộ hành được đặt trong ga Hà Nội vào sáng nay (21/12).
Cầu vượt bộ hành trong ga sẽ giúp hành khách đi lại thuận tiện, an toàn. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Cầu vượt bộ hành trong ga Hà Nội có tổng mức đầu tư 25,8 tỷ đồng, được thiết kế với hai cầu vượt phía Bắc và phía Nam giúp hành khách có thể lên, xuống đường ke ga (đường dẫn lên tàu) thuận tiện và an toàn.
Theo ông Trần Phúc Tiến, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, hai cầu vượt này đặt tại cửa hai phòng đợi phía Nam và phía Bắc của ga. Cầu vượt bộ hành phía Bắc có tim cầu trùng với tim cửa ra vào ga số 7, cầu phía Nam có tim cầu trùng với tim cửa ra vào ga số 4. Đây là hai vị trí thuận lợi để hành khách lên xuống cầu và phù hợp với điều kiện tác nghiệp của khu ga.
"Việc xây dựng và đưa vào sử dụng cầu vượt bộ hành là một giải pháp tổ chức giao thông đối với ga Hà Nội giúp cho hoạt động tác nghiệp tại các khu ga, đưa tiễn hành khách lên xuống tàu thuận lợi và an toàn," ông Tiến cho biết.
Cầu có khổ rộng lưu thông là 2,4m, mỗi cầu dài 37,2m, từ ke cơ bản đến ke trung gian số 3. Chiều cao tĩnh không đường sắt dưới cầu đảm bảo yêu cầu quy định về khổ tiếp giáp kiến trúc cho đường thẳng trong ga.
Cầu được thiết kế mái che bằng tấm nhựa tổng hợp, kính chịu lực, sàn lát gạch chống ồn và chống trơn. Cầu thang được thiết kế dạng bậc, độ dốc hợp lý, hai bên có đường kéo va ly thuận tiện. Trên cầu lắp đặt đầy đủ điện chiếu sáng, biển báo, biển chỉ dẫn cho hành khách.
Đặc biệt, ga cũng lắp hệ thống bảng điện tử hướng dẫn chi tiết thông tin về đoàn tàu, toa xe, giờ khởi hành... cũng được bố trí hợp lý tại cầu thang để hành khách dễ nhận biết đoàn tàu cần tìm.
Ngoài ra, ga Hà Nội cũng bố trí phát thanh hướng dẫn hành khách ra cầu vượt để đến được đoàn tàu một cách thuận lợi, an toàn nhất.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đánh giá, cầu vượt bộ hành trong ga Hà Nội là công trình nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, các đơn vị đã nỗ lực khắc phục khó khăn trong điều kiện vừa thi công vừa tổ chức đón tiễn khách để hoàn thành đúng tiến độ công trình. Đây là điều rất quan trọng trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
"Thông qua công trình này, ngành đường sắt sẽ có điều kiện nâng cao hạ tầng hiện có, tạo tư duy mới trong đầu tư xây dựng đường sắt Việt Nam, đảm bảo chất lượng phục vụ, đúng giờ và an toàn cho hành khách," Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Ga Hà Nội là ga lớn nhất của Đường sắt Việt Nam, là ga trung chuyển kết nối các tuyến đường sắt phía Tây, Đông, Bắc với tuyến đường sắt Thống Nhất. Hàng năm, ga Hà Nội đưa đón khoảng 3,5 triệu lượt hành khách.
Tuy nhiên, việc đi lại và đưa tiễn khách lên tàu tại một số đường ga chưa được thuận tiện, hành khách phải đi vòng về 2 đầu ga để lên xuống tàu gây khó khăn và mất an toàn trong mỗi khu ga khi có tàu đi/đến.
Theo Vietnam
Hà Nội: Đề xuất chi 15 tỷ sửa đường Trần Hưng Đạo Sở Giao thông Vận tải và Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa đề xuất UBND Thành phố Hà Nội duyệt chi 14,997 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố để sửa chữa lớn đường Trần Hưng Đạo. Đường phố Trần Hưng Đạo đi qua khu vực dân cư, có nhiều đường phố giao cắt. Các nút giao thông tại đường này...