Cứ tìm ra lỗi bảo mật là được Google trả tiền, hacker mũ trắng Việt Nam có thể tham gia
Các hacker mũ trắng có thể nhận được khoản tiền thưởng lên đến 30.000 USD nếu tìm ra lỗ hổng ở các ứng dụng phổ biến trên Google Play Store
Thời gian gần đây, việc một loạt các ứng dụng có lượt tải lên tới hàng trăm triệu trên Google Play bị phát hiện có nhúng mã độc bên trong đã khiến không ít người dùng công nghệ cảm thấy bất an. Đáng chú ý, những mã độc này được một bên thứ ba thực hiện bằng cách lợi dụng các lỗ hổng bảo mật, âm thầm “tiêm” mã độc vào các bản cập nhật phần mềm mới nhất. Nghiêm trọng hơn, bản thân nhà phát triển ứng dụng lại không hề cho phép, hay thậm chí không hề hay biết.
Sự lo ngại từ phía người dùng lẫn truyền thông đã buộc Google phải quyết liệt hơn để giải quyết vụ việc nghiêm trọng này. Biện pháp đầu tiên đã được Google triển khai, khi hãng công nghệ mới đây đã tuyên bố sẽ thực hiện một loạt thay đổi lớn với các chương trình “săn lỗi nhận thưởng”, hay còn được biết với tên gọi chính chức Google Play Security Reward Program (GPSRP).
Thay đổi quan trọng nhất với GPSRP đến từ việc mở rộng quy mô chương trình. Nếu như trước đây, Google chỉ trao thưởng cho các nhà phát triển phát hiện ra các vấn đề bảo mật trong 8 ứng dụng lớn của chính công ty, thì với những thay đổi mới nhất, họ có thể nhận được khoản tiền thưởng lên đến 30.000 USD nếu tìm ra lỗ hổng ở các ứng dụng trên Google Play Store. Cụ thể hơn, chương trình “săn lỗi nhận thưởng” sẽ áp dụng với các ứng dụng có trên 100 triệu lượt tải trên Play Store.
Trong trường hợp các nhà nghiên cứu bảo mật tìm thấy lỗ hổng bảo mật trong một ứng dụng phổ biến (nhưng không có chương trình tiền thưởng), Google sẽ giúp các hacker mũ trắng thông báo các lỗ hổng đã xác định cho nhà phát triển ứng dụng bị ảnh hưởng, đồng thời tiến hành trả thưởng.
Video đang HOT
Trong khi đó, với các ứng dụng đã có riêng chương trình “săn lỗi nhận thưởng”, những nhà nghiên cứu bảo mật có thể nhận tiền thưởng đồng thời từ phía nhà phát triển ứng dụng lẫn từ phía Google, thông qua chương trình GPSRP.
Với việc mở rộng GPSRP sang các ứng dụng không phải của Google, công ty có trụ sở ở Thung lũng Silicon kỳ vọng các nhà nghiên cứu bảo mật sẽ tham gia tích cực hơn vào việc phát hiện và thông báo các lỗi bảo mật nghiêm trọng. Đồng thời, GPSRP cũng được kỳ vọng sẽ hạn chế việc các nhà nghiên cứu bảo mật tự tiết lộ công khai, hay thậm chí rao bán các thông tin về lỗ hổng bảo mật cho các nhóm tin tặc nguy hiểm.
Hiện tại, đã có một số nhà phát triển ứng dụng tham gia chương trình “săn lỗi nhận thưởng” mới này của Google, bao gồm các ứng dụng nổi tiếng như Grammarly, Livestream, Priceline, Shopify, Showmax, Spotify, Sweatcoin và Zomato.
Theo GenK
Microsoft van nài hacker mũ trắng xâm nhập vào hệ thống điện toán đám mây Azure
Dù được treo thưởng hậu hĩnh nhưng số lượng hacker mũ trắng thử xâm nhập và phát hiện lỗ hổng vẫn chưa đạt yêu cầu của Microsoft.
Để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện toán đám mây, Microsoft đang tìm cách thu hút sự quan tâm của các hacker mũ trắng và các chuyên gia bảo mật, những người thường giúp các hãng công nghệ phát hiện ra lỗ hổng bảo mật.
Microsoft hiện tại đang muốn các chuyên gia bảo mật hack thường xuyên hơn vào Azure. Thậm chí, Microsoft còn sẵn sàng chi ra các khoản thưởng hậu hĩnh nếu các nhà nghiên cứu tìm ra lỗ hổng. Gã khổng lồ phần mềm cũng đề xuất miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp các hacker mũ trắng "chọc ngoáy" gây thiệt hại cho khách hàng sử dụng Azure.
Microsoft không khuyến khích các cuộc tấn công ác ý nhưng họ muốn các nhà nghiên cứu dành nhiều thời gian hơn cho việc tìm tòi lỗ hổng bảo mật của dịch vụ đám mây Azure. Điều này sẽ giúp Microsoft tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong việc tìm kiếm và vá các lỗ hổng.
Hiện tại, rất nhiều hacker mũ trắng đang tham gia tìm lỗi cho các sản phẩm cũ của Microsoft như Windows, Offices và trình duyệt web. Tuy nhiên, theo Kymberlee Price, người giám sát các chương trình cộng đồng thuộc Trung tâm Phản ứng Bảo mật Microsoft, hiện tại chưa có nhiều nhà nghiên cứu bảo mật tham gia tìm lỗi trên Azure.
Microsoft đang cung cấp nhiều khoản thưởng hậu hĩnh cùng các đặc quyền khác nhưng vẫn chưa thu hút được số lượng nhà nghiên cứu mà chúng tôi mong muốn, Price nói.
Đây là một vấn đề đáng lo ngại khi mảng đám mây ngày càng trở nên quan trọng, mang lại phần lớn doanh thu cho Microsoft. Sự chuyển đổi sang điện toán đám mây đang thay đổi tình hình an ninh mạng, mang đến cả những cơ hội mới và thách thức mới. Một trong những rủi ro lớn nhất đó là Microsoft đang điều hành dịch vụ điện toán đám mây cho các khách hàng thuê lại, điều này đồng nghĩa với việc gã khổng lồ phần mềm có nghĩa vụ phải bảo vệ họ.
Microsoft đang lên kế hoạch ra mắt cái gọi là tuyên bố Safe Harbor, giúp các nhà phát triển thoải mái lục lọi và báo cáo lỗ hổng mà không lo gặp rắc rối pháp lý. "Chúng tôi luôn thực hiện điều này nhưng chưa bao giờ chính thức nói rõ ra. Điều quan trọng là cần có một chính sách chính thức đảm bảo các nhà nghiên cứu có thể thoải mái đi sâu vào các hệ thống điện toán đám mây mà không lo bị gặp vấn đề pháp lý nếu vô tình đánh sập một dịch vụ hoặc làm gián đoạn quyền truy cập vào dữ liệu của khách hàng", bà Price nói thêm.
Trong lần đầu làm việc tại Microsoft vào những năm 2000, Price là một trong số các kỹ sư bảo mật tiên phong cộng tác với các nhà nghiên cứu bảo mật, các hacker mũ trắng thay vì coi họ là đối thủ. Cô rời đi vào năm 2009 và quay lại Microsoft khoảng 2 năm trước.
Theo Mark Russinovich, Giám đốc công nghệ Azure, hiện tại tin tặc vẫn nhắm mục tiêu vào các mạng lưới doanh nghiệp thường xuyên hơn so với mạng điện toán đám mây nhưng mọi thứ đang thay đổi. Mức độ tinh vi của tin tặc và sự quan tâm tới mạng điện toán đám mây sẽ tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của điện toán đám mây, Russinovich nói thêm.
Trong khi đó, Steve Dispensa, tổng giám đốc phụ trách bảo mật điện toán đám mây và AI tại Microsoft, cho rằng việc chia sẻ dữ liệu bảo mật giữa các ông lớn cũng sẽ giúp ngăn chặn tin tặc hiệu quả hơn. Microsoft muốn chia sẻ thông tin bảo mật với mọi người, miễn là không ảnh hưởng tới dữ liệu riêng tư của khách hàng, Dispensa nói.
"Thật dại dột nếu luôn cho rằng chúng ta thông minh hơn tin tặc, chúng luôn nắm được các điểm yếu trước khi chúng ta nhận ra để sửa sai", Dispensa chia sẻ. "Chúng tôi sẽ công bố các dữ liệu bảo mật để tất cả học hỏi lẫn nhau, thủy triều lên sẽ nâng mọi con thuyền lên theo".
Theo GenK
Hàng triệu người dùng Instagram có nguy cơ mất tài khoản do lỗi bảo mật từ chính Facebook Lỗi bảo mật này được báo cáo hồi tháng trước và ở thời điểm đó Facebook chỉ thừa nhận rằng nó ảnh hưởng tới hơn 600 triệu người dùng Facebook và vài chục nghìn người dùng Instagram. Facebook vừa chính thức thừa nhận rằng họ lưu trữ mật khẩu của hàng triệu người dùng Instagram dưới dạng ký tự thuần túy, khiến chúng...