“Cú sốc” mang tên Vsmart nhìn từ chiến lược tăng trưởng thị phần
Như nhiều thương hiệu đã thành danh trong ngành hàng smartphone, Vsmart cũng chọn lối đi “tập trung vào thị phần” bằng những sản phẩm giá rẻ với hai mục tiêu: xây dựng cộng đồng khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu.
Nhìn vào biểu đồ thị phần của Vsmart từ khi chính thức xuất hiện (12/2018) cho đến nay (4/2020) dễ nhận ra mức độ quyết tâm và là lời cam kết của thương hiệu này trong ngành hàng vốn đã hủy diệt không ít nhà đầu tư lớn nhỏ trong và ngoài nước từ nhiều năm nay.
Tháng 8/2019, Vsmart chỉ chiếm 1,5% thị phần lượng máy bán ra của ngành hàng smartphone tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của hãng nghiên cứu thị trường GfK Việt Nam. Như lời chia sẻ của một quản lý cấp cao ngành hàng này: “từ tháng 12/2018 cho đến tháng 12/2019 là thời kỳ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng cũng như đo đếm thái độ của khách hàng với thương hiệu”.
Nhưng tháng 9/2019, thị phần của Vsmart tăng “phi mã”, lên tới 2,9%. Sau đó, thị phần của thương hiệu này “tăng dần đều”: tháng 11 – 6%, tháng 12 – 6,6%, tháng 1 – 7,7%, tháng 2 – 11,2%… Trong mùa dịch bệnh Covid-19, thị phần của Vsmart đã có bước tăng trưởng mạnh: tháng 3 là 16,7%. Với tỷ lệ đó, Vsmart có mặt trong top 3 thương hiệu có thị phần trên 15% tại Việt Nam.
Để tạo nên thị phần trên, thế mạnh của Vsmart là những dòng smartphone giá thấp thuộc phân khúc 2 – 3 triệu đồng. Trong đó, Vsmart Joy 3 lập kỷ lục bán ra đạt 12.000 máy trong vòng 14 giờ đầu ra mắt. Phiên bản Vsmart Joy 3 2GB RAM và 32GB ROM đã đem về 13,3% thị phần cho Vsmart trong tháng 3/2020. Ngoài ra, góp phần vào sự tăng trưởng của Vsmart từ đầu năm đến nay là các phiên bản smartphone giá thấp dưới 2 triệu đồng như: Vsmart Bee/ Bee 3, Vsmart Star/Star 3 với mức giá từ 990.000 đồng – 1.59 triệu đồng.
Video đang HOT
Để tạo nên thị phần trên, thế mạnh của Vsmart là những dòng smartphone giá thấp thuộc phân khúc 2 – 3 triệu đồng.
Tháng 2/2020, theo hãng nghiên cứu thị trường GfK Việt Nam, thị trường điện thoại di động Việt bán được 1.170.000 máy. Với 11,2% thị phần, Vsmart bán được 131.000 máy. Riêng tháng 3, dù chưa có số liệu của GfK nhưng theo dự báo từ các nhà bán lẻ, số lượng giảm chừng 20%, nghĩa là thị trường tiêu thụ chừng 950.000 máy. Như vậy, với số liệu mới nhất từ Vsmart, tuần cuối tháng 3, hãng này bán được 16,7% (khoảng 137.000 máy). Đây là tín hiệu vui cho một thương hiệu non trẻ, mới 15 tháng chính thức xuất hiện trên thị trường.
Hiện nay, phân khúc smartphone giá thấp có chừng 25 sản phẩm của nhiều thương hiệu lớn nhỏ khác nhau nhưng với việc chiếm được thị phần trên với lượng máy bán ra như phân tích, Vsmart đã được cộng đồng khách hàng chấp nhận.
Ông Phùng Ngọc Tuyên, Giám đốc ngành hàng điện tử – viễn thông của Thế giới Di động nhận xét: “Khi dịch bệnh diễn ra, các dòng sản phẩm của Vsmart bán chạy vì có giá rẻ, cấu hình đáp ứng nhu cầu của người dùng, nhất là ở những tỉnh có dân thu nhập thấp. Họ mua những chiếc smartphone của Vsmart vừa để cho con học trực tuyến, vừa theo dõi thông tin dịch bệnh trên mạng xã hội…”.
Với thị trường gần 100 triệu dân, khách hàng được đánh giá là khó tính và mức độ cạnh tranh gay gắt vào hàng bậc nhất thế giới, nhiều thương hiệu lớn đã “bỏ xác” tại thị trường Việt Nam sau một vài năm nghiến răng chịu lỗ, còn Vsmart liệu có bước qua “dớp” này?
Như phần lớn thương hiệu khác trên thế giới, khi “chập chững vào đời” với cuộc chơi smartphone, Vsmart đã chọn hướng sản xuất những chiếc smartphone giá thấp dưới 5 triệu đồng, tập trung vào phân khúc giá từ 2 – 4 triệu đồng.
Nếu nói về lợi nhuận, phân khúc giá dưới 5 triệu đồng luôn có chỉ số lợi nhuận thấp; giá bán của sản phẩm càng thấp, nghĩa là sản phẩm đó càng không có lãi nếu không muốn nói là lỗ! Điều đó muốn nói rằng, nếu nhà sản xuất chấp nhận cuộc chơi smartphone, phải có chiến lược sản xuất và kinh doanh khôn ngoan, nhưng quan trọng hơn cả là “đủ sức và đủ lì”! Những người trực tiếp điều hành Vsmart lại có quá nhiều kinh nghiệm với ngành hàng này, từ sản xuất cho đến kinh doanh, tiếp thị…, họ tham gia cuộc chơi, bỏ ngoài tai những lời thị phi. Họ lắng nghe những góp ý chân thành của người tiêu dùng và giới truyền thông tử tế để có những sản phẩm tốt nhất nằm trong phân khúc giá rẻ đã lựa chọn.
Ai cũng hiểu, lúc này Vsmart chưa thể có lợi nhuận. Nhưng họ đã có cộng đồng khách hàng lớn với hàng triệu người từng cầm nắm thiết bị này. Đây là bước đệm quan trọng để Vsmart tự tin hơn khi nghĩ tới một ngày không xa sẽ có thêm sản phẩm phân khúc giá tầm trung, tầm cao…, bỏ lại phía sau những lời thị phi hôm nay!
Thiên Lam
"Miếng bánh" thị phần di động Việt đang được phân chia như thế nào?
Apple đã chính thức rời vị trí top 3 thương hiệu smartphone lớn nhất Việt Nam. Đáng chú ý, người giành top 3 của Apple đến từ thương hiệu Việt - Vsmart. Samsung vẫn duy trì ngôi đầu bảng.
Theo thống kê mới nhất từ GFK tháng 2/2020, thị phần di động Việt đã có sự thay đổi đáng kể ở vị trí top 3 trở xuống. Trong đó, cái tên đáng chú ý nhất vẫn là Apple bất ngờ mất vị trí top sau nhiều tháng vươn lên mạnh mẽ khi iPhone 11 Pro Max lên kệ.
Tính gần nhất từ tháng 11 năm ngoái đến nay, từ mức 9,5% thị phần, Apple đã rơi xuống từng tháng xuống mức 8,3% thị phần của tháng 12/2019, xuống 7,4% thị phần của tháng 1/2020 và đến tháng 2/2020 thị phần chỉ còn 6,8%. Qua đó đánh mất vị trí thứ 3 vào tay đối thủ. Đặc biệt hơn, Apple mất top 3 thị phần và tụt xuống đến 2 bậc, đứng vị trí thứ 5 do số thị phần còn lại đang thua Vivo, hiện năm 7,0% thị phần (đứng vị trí thứ 4).
Cũng trong báo cáo của GFK, trong tháng 2/2020, Samsung vẫn tiếp tục giữ vững ngôi đầu bảng và thị phần tăng nhẹ từ 35.3% thị phần lên 36,1%. Oppo có tháng sụt giảm nhẹ xuống còn 22,5% của tháng 2 trong khi tháng 1 là 23,5% thị phần. Ở các thương hiệu từ top 4 trở xuống hầu như đều sụt giảm thị phần. Xiaomi sau nhiều tháng tăng trưởng tốt trong năm ngoái đã dần đánh mất thị phần và liên tục sụt giảm. So với tháng 1, Xiaomi đã giảm từ 6,4% thị phần xuống còn 5,7%. Tương tự Realme cũng sụt giảm từ 7,6% thị phần xuống còn 6,5% thị phần. Vivo từ 7,4% thị phần xuống còn 7% thị phần.
Điều bất ngờ nhất top 3 thị phần di động Việt không phải là cuộc cạnh tranh của Xiaomi, Vivo hay thậm chí là Realme như năm ngoái mà là sự xuất hiện của thương hiệu Việt VinSmart. Tính đến hết tháng 2 năm nay, Vsmart tăng trưởng mạnh và hiện đã nắm giữ 11,2% thị phần di động Việt Nam. Xếp sau Samsung đang giữ vị trí dẫn đầu với 36,1% thị phần và Oppo là 22,5% thị phần.
VinSmart đã có những tháng tăng trưởng mạnh, chỉ tính riêng tháng 1/2020, hãng này đã chiếm 7,7% thị phần và tháng 2/2020 tăng mạnh lên 11,2% thị phần. Dựa vào bảng thống kê tuần cuối tháng 3/2020 của GfK, sau bảy tuần liên tiếp tăng trưởng hai con số, điện thoại Vsmart của Công ty VinSmart đã chính thức đạt 16.7% thị phần, gia nhập nhóm ba thương hiệu có thị phần trên 15%; đồng thời giữ vững ở khoảng cách xa so với nhóm thương hiệu còn lại. Có thể nói mức tăng trưởng này đã xác lập kỷ lục tăng trưởng chưa từng có trên thị trường chỉ sau 15 tháng ra mắt.
Việc tăng trưởng mạnh mẽ của VinSmart trên thị trường đến từ những thay đổi lớn trong chiến lược sản phẩm mà Dân trí từng phân tích. Hãng này chủ động điều chỉnh giá bán smartphone, giảm giá điện thoại phù hợp túi tiền người dùng cùng nhiều chiến lược bình dân hóa smartphone.
Một nhà bán lẻ từng nhận định rằng, động thái của Vsmart thực tế chẳng mang lại bất cứ lợi nhuận nào hãng này và thậm chí ảnh hưởng đến danh tiếng và giá trị kinh tế. Tuy nhiên, nhìn xa hơn có thể thấy đây là chiến lược dài hơi và mục tiêu chính là phổ cập điện thoại, cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu quốc tế. Và nhiều khả năng, thời gian tới, người dùng sẽ thấy Vsmart ở nhiều phân khúc giá thấp và tầm trung hơn.
Và với những con số mới đây cho thấy, chiến lược mới đang đem lại hiệu quả tích cực cho thương hiệu này trên thị trường. GfK cũng ghi nhận, smartphone Vsmart chiếm ưu thế vượt trội trong phân khúc điện thoại phổ thông, có giá từ 1-3 triệu đồng. Trong đó, mẫu điện thoại Vsmart Joy 3 là nhân tố tăng trưởng đột phá, với kỷ lục bán ra đạt 12.000 máy trong vòng 14h đầu ra mắt. Tính đến hết tháng 3/2020, Vsmart Joy 3 (phiên bản 2GB và 3GB RAM) đã lọt vào nhóm 3 sản phẩm bán chạy nhất phân khúc 2-3 triệu, mang về 13,3% thị phần cho VinSmart.
Anh Vũ
"Chưa ai dám nghĩ có ngày thương hiệu Việt đứng thứ 3 thị trường smartphone" Đó là chia sẻ của rất nhiều nhà phân phối điện thoại di động về kỳ tích thương hiệu điện thoại Việt Vsmart trên thị trường. Chiếm 16,7% thị phần sau 15 tháng ra mắt, Vsmart làm ngỡ ngàng ngay cả với những người lâu năm trong nghề. Trong báo cáo tháng 3/2020 của hãng nghiên cứu thị trường GfK - một trong...