‘Cú sốc’ 2020: Hàng vạn gia đình giảm thu nhập, điều kiện sống thấp hơn 2019
Mặc dù số lượng hộ gia đình bị giảm thu nhập đã thu hẹp lại, điều kiện sống của trên nửa số hộ gia đình thấp hơn so với năm 2019.
Dần hồi phục nhưng còn yếu
Ngân hang Thê giơi (WB) đang thưc hiên khao sat đanh gia tac đông cua Covid-19 đên cac hô gia đinh tai Viêt Nam, đăc biêt cac nhom đôi tương dê bi tôn thương nhât. Khao sat tâp trung vao cac khia canh: thu nhâp hô gia đinh, tinh trang viêc lam va tiêp cân trơ giup tư chinh phu.
Trong đơt khao sat lân hai, WB đa thưc hiên phong vân qua điên thoai vơi gân 4.000 hô gia đinh trên toan quôc tư ngay 27/7 đên 12/8 – thơi điêm băt đâu lan song Covid-19 thư hai.
Kết quả cho thấy 1/3 sô hô gia đinh co mưc thu nhâp giam so vơi thang trươc. Con số này 70% là tại lân khao sat trươc, chưng to kinh tê đa co dâu hiêu hôi phuc.
Covid-19 làm nhiều gia đình giảm thu nhập.
Mặc dù số lượng hộ gia đình bị giảm thu nhập đã thu hẹp lại, song điều kiện sống của trên nửa số hộ gia đình thấp hơn so với năm 2019. Trên một nửa số hộ gia đình cho hay thu nhập bị giảm trong tháng trước đó so với cùng kỳ năm ngoái. Việc một số nhóm hộ gia đình vẫn có điều kiện sống thấp hơn chứng tỏ một số thành phần kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều hơn do đại dịch. Các hộ kinh doanh gia đình gần như đều bị giảm thu nhập so với năm trước đó.
Theo Ngân hàng Thế giới, phần lớn các doanh nghiệp gia đình vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng một phần nhỏ đang gặp khó khăn. Số lượng các doanh nghiệp gia đình dừng hoạt động cũng tăng lên trong khảo sát Vòng 2 (thời gian tham khảo: Tháng 6/Tháng 7). So với kết quả từ Vòng 1 vào thời điểm tháng 5/tháng 6, tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động trong tháng 6/tháng 7 đã giảm từ 95% xuống 90%.
Một số cũng quan ngại cho rằng những doanh nghiệp tạm thời đóng cửa có thể sẽ chuyển sang trạng thái đóng cửa vĩnh viễn. Tỷ lệ doanh nghiệp gia đình dừng hoạt động không có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng, lĩnh vực hoạt động hoặc theo vị trí thành thị – nông thôn. Tuy nhiên, doanh nghiệp gia đình có quy mô lớn hơn, số lượng nhân viên nhiều hơn có nhiều khả năng tiếp tục hoạt động.
Chính phủ đã ban hành “gói” hỗ trợ kinh tế lần thứ nhất khá kịp thời, ngay trong tháng 3-4/2020. Tuy nhiên, việc thực thi chính sách nói chung còn chậm. Sự vào cuộc của nhiều cơ quan ban ngành thiếu quyết liệt, chưa đồng bộ. Kết quả là tác động của gói hỗ trợ chưa như mong đợi, còn nhiều hạn chế.
Video đang HOT
Theo khảo sát của WB, kha năng ngươi dân tiêp cân cac goi cưu trơ Covid-19 cua Chinh phu vân con thâp. Trong khoang 13% sô hô nôp đơn đê nghi hô trơ tư thang 2, chi 2,3% nhân đươc hô trơ trong thang 7/8.
Còn theo điều tra diện rộng của Tổng cục Thống kê, chỉ chưa tới 18% doanh nghiệp tiếp cận được gói hỗ trợ.
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần tiếp tục được thực hiện theo hướng khẩn trương, tập trung, đúng đối tượng
Có cần gói hỗ trợ lần hai?
Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), trong báo cáo kinh tế vĩ mô quý III, cũng đánh giá: Số doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách không đáng kể do nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các nghĩa vụ thuế trước giai đoạn được gia hạn từ tháng 3/2020. Việc thực thi chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch bệnh cho thấy nhiều bất cập, còn DN muốn tiếp cận nguồn hỗ trợ này phải đáp ứng các thủ tục phức tạp với chi phí lớn.
TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR, cho rằng: Các chính sách an sinh xã hội vẫn cần được ưu tiên hàng đầu và cần phải được tiếp tục triển khai nhanh chóng, đúng đối tượng, trước khi người dân rơi vào những bi kịch không đáng có.
Đặc biệt, việc thực thi chính sách cần quan tâm hơn đến lao động trong khu vực phi chính thức bởi nhóm này chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất và đang khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần tiếp tục được thực hiện theo hướng khẩn trương, tập trung, đúng đối tượng và thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp.
“Chúng tôi cho rằng gói cứu trợ lần hai ở thời điểm này là không cần thiết, bởi khi gói cứu trợ lần một còn chưa được giải ngân một cách hiệu quả thì việc đưa ra gói cứu trợ lần hai chỉ mang tính dân túy, đồng thời nhiều khả năng chỉ gây thêm gánh nặng cho ngân sách thay vì thực sự tạo được ảnh hưởng tích cực trong nền kinh tế và xã hội”, ông Phạm Thế Anh nói tại tọa đàm.
Trái ngược quan điểm trên, TS Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ, tại Diễn đàn kinh tế 2021 mới đây cho rằng: “Bối cảnh khó khăn chung cộng dịch Covid-19 tái bùng phát càng cho thấy phải tiếp tục có những chính sách kích thích kinh tế mới – gói hỗ trợ lần thứ hai. Quan trọng nhất là cần đảm bảo thực thi ‘nhanh – đúng và minh bạch’ các gói hỗ trợ này”.
Bên cạnh nỗ lực giúp doanh nghiệp và người lao động vượt “bão dịch” với quy mô đủ lớn, dù phải chấp nhận thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ công cao hơn, TS Võ Trí Thành lưu ý: Tính ít nhất cho cả năm 2021, “gói” hỗ trợ lần hai phải gắn với tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế , bắt nhịp được với xu hướng phát triển (công nghệ, nhất là chuyển đổi số; kỹ năng lao động và cả cách thức tiêu dùng mới,… ). Mục tiêu ở đây chính là vừa cố gắng giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp vừa tạo tiền đề cho bước phát triển bền vững, bao trùm và sáng tạo tiếp theo.
Dù khẳng định trước cú sốc lớn như đại dịch Covid-19, vai trò hỗ trợ của nhà nước là rất quan trọng, song TS Võ Trí Thành cũng nhấn mạnh “dù như thế nào nỗ lực của bản thân doanh nghiệp vẫn có ý nghĩa quyết định”. Bởi theo chuyên gia này, “thảm họa Covid-19 là biến cố không ai mong đợi, song đây chính là dịp thử thách bản lĩnh Việt Nam và doanh nghiệp”.
Hỗ trợ doanh nghiệp hàng không: Điều cần làm trước
Trước những đề xuất về chính sách đặc thù của Bộ KH-ĐT nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, ngoài biện pháp Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp hàng không vay 11.000 tỷ như đề xuất của Bộ KH-ĐT, vẫn có cách hỗ trợ mang tính thị trường hơn.
Theo phân tích của ông Thịnh, các quốc gia đều hỗ trợ ngành hàng không, nên Việt Nam hỗ trợ cũng là điều bình thường. Chỉ có điều Việt Nam đã đi theo kinh tế thị trường thì cách hỗ trợ cũng phải mang tính thị trường.
Ở nhiều nước phát triển, cách họ thường làm là mua cổ phần trên thị trường của doanh nghiệp, trở thành người đồng sở hữu doanh nghiệp đó nên bắt buộc phải kiểm tra, giám sát.
"Cách làm này hoàn toàn theo quy luật kinh tế thị trường, hợp lý và chắc chắn hơn: có đầu tư, kiểm tra, giám sát, có bồi hoàn và điều kiện đi theo. Nhà nước cử người trực tiếp đến doanh nghiệp quản lý phần vốn đó, giúp doanh nghiệp tái cấu trúc, đến khi doanh nghiệp khá lên rồi thì có thể đem số cổ phần đó bán cho chính doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư trên thị trường. Cách làm này cũng sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa tốt hơn nhiều", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chỉ rõ.
Với Việt Nam, ông Thịnh đề nghị, Nhà nước có thể thông qua Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), xem xét đầu tư vào các doanh nghiệp hàng không.
Việc hỗ trợ doanh nghiệp hàng không cần phù hợp với kinh tế thị trường
"Dĩ nhiên, đầu tư như thế nào, ra sao thì Nhà nước phải xác định, trên cơ sở đó sẽ tiến hành đầu tư mua cổ phiếu của doanh nghiệp hàng không. Sau này khi giá cổ phiếu lên, doanh nghiệp đỡ khó khăn thì SCIC bán đi.
Việc mua bán này hoàn toàn theo kinh tế thị trường và Nhà nước không bị tiếng là bỏ vốn không theo quy luật. Chưa kể, đúng là doanh nghiệp cần hỗ trợ, nhưng nếu cấp tiền, cho vay tín dụng hay bảo lãnh cho doanh nghiệp vay, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn thì th ế nào?
Còn ở đây, khi để SCIC đầu tư, tổng công ty phải tự tính toán chỗ nào đầu tư được, liệu có thu hồi vốn được không và phải có trách nhiệm với việc đó. Thực ra đây cũng là Nhà nước đầu tư vì SCIC là doanh nghiệp kinh doanh vốn nhà nước, nhưng chắc chắn không phải là bỏ tiền ra cho không, mà là đầu tư có tính toán, lời lỗ ra sao thì SCIC phải chịu trách nhiệm", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích và tái khẳng định quan điểm không cần đến gói hỗ trợ thứ hai, mà cần tổng kết gói thứ nhất, sử dụng phần vốn còn lại của gói này, kèm theo đó xem xét điều chỉnh các điều kiện, thủ tục cho vay theo hướng thuận lợi hơn, doanh nghiệp dễ tiếp cận hơn.
Ở góc nhìn khác, TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp hàng không, đều đang chịu nhiều thiệt hại do đại dịch Covid-19, nên cần có chính sách để giúp doanh nghiệp đứng vững và vươn lên.
Các gói hỗ trợ Việt Nam tung ra đợt 1 chưa thực sự hiệu quả, khả năng triển khai hạn chế, chủ yếu do vấn đề tổ chức thực hiện, triển khai đánh giá, điều tra, nghiên cứu cụ thể chưa được hoàn chỉnh, rõ ràng. Kết quả là vốn chưa chạy được, hoặc vào không đúng chỗ, đúng lúc dẫn tới không mấy hiệu quả, và không cẩn thận có thể trở thành gánh nặng, thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Cho nên, quan điểm cần quán triệt là các gói hỗ trợ dành cho doanh nghiệp phải được tính toán kỹ lưỡng, cụ thể, để đồng vốn đưa vào đúng địa chỉ, phát huy hiệu quả ngay, không gây thiệt hại cho Nhà nước và doanh nghiệp.
Đánh giá một cách tổng quát, TS Cao Sĩ Kiêm cho rằng, hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng giảm chi phí cho doanh nghiệp là cách làm tốt nhất và bền vững để doanh nghiệp vươn lên, tự chịu trách nhiệm về mình và đồng vốn của nhà đầu tư trong nền kinh tế thị trường.
Ngược lại, nếu Nhà nước cứ đứng ra bao cấp thì nhiều khi do sơ suất, quản lý yếu kém, thì không những không giúp được doanh nghiệp mà còn làm doanh nghiệp khó khăn hơn.
Cho nên, đối với đề xuất Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp hàng không vay vốn, theo nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, phải cân nhắc thận trọng.
"Bây giờ, theo kinh tế thị trường, huy động vốn xã hội, đặc biệt là các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ đảm bảo tính bền vững, bởi nhà đầu tư phải tính toán, xem xét kỹ lưỡng và có trách nhiệm với đồng vốn của mình bỏ ra.
Trong khi đó, nếu vẫn làm theo cách cũ, Nhà nước đứng ra lo hết thì có đôi khi do cán bộ quan liêu, không có trách nhiệm, làm cho xong hoặc hời hơt, hiệu quả không cao mà nguy cơ thất thoát tiền ngân sách rất lớn. Bất đắc dĩ Nhà nước mới phải can thiệp, mà khi đã can thiệp thì phải có trọng tâm, trọng điểm, không thể làm tràn lan", ông Kiêm nhấn mạnh.
Với gợi ý SCIC đứng ra đầu tư vào các doanh nghiệp hàng không, TS Cao Sĩ Kiêm không đồng tình, bởi SCIC vẫn là của Nhà nước, phong cách làm việc không được như tư nhân.
"Vốn xã hội hóa bao giờ cũng khó, nhưng lúc này cần phải đặt ra. Trong bối cảnh hiện nay, việc đầu tư của nhà đầu tư sẽ khó khăn hơn, nhưng như vậy cũng đồng nghĩa với việc khả năng sàng lọc, chọn lựa của họ sẽ tốt hơn để bảo vệ đồng vốn của mình", ông Kiêm nói và cho rằng bước đi đầu tiên của gói hỗ trợ thứ hai chính là tổng kết gói hỗ trợ đầu tiên, rút ra những bài học, kinh nghiệm tốt, khắc phục các sai sót để gói hỗ trợ tiếp theo đạt được hiệu quả.
Chuyên gia: COVID-19 khó lường, doanh nghiệp cần gói hỗ trợ lần 2 Các chuyên gia cho rằng cần sớm có gói hỗ trợ lần 2 để "cứu" doanh nghiệp do COVID-19 vẫn diễn biến khó lường và các gói cứu trợ lần 1 chưa hiệu quả như kỳ vọng. Tuy COVID-19 cơ bản được kiểm soát ở Việt Nam nhưng những diễn biến phức tạp trên thế giới khiến các doanh nghiệp vẫn gặp khó...