Củ riềng có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Củ riềng không chị là gia vị trong thức ăn mà còn có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe mà nhiều người không biết.
Củ riềng là gì?
Củ riềng là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet
Củ riềng có tên khoa học là Alpinia docinarum, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) và được gọi bằng nhiều tên khác nhau như riềng gió, riềng thuốc, cao lương khương, phong phương hay kìm sung.
Củ riềng có nguồn gốc từ các khu vực phía Nam châu Á và nó thường được sử dụng trong y học cổ truyền của người Trung Quốc và người Ấn Độ trong suốt nhiều thế kỷ.
Củ riềng thuộc cây thân thảo, sống nhiều năm và có chiều cao phát triển đến 2m. Lá hình mũi mác, nhọn ở phần đầu và có màu xanh. Hoa riềng thường mọc trên đỉnh cây, tạo hình trông như chiếc dùi và có màu trắng xanh, nở vào tháng 5 – 8. Quả dạng hạch, hình tròn, khi chín có màu nâu và thường xuất hiện vào tháng 9 – 11. Rễ mọc bò ngang và phát triển, phình to thành củ riềng.
Video đang HOT
Khi còn non, củ riềng có màu đỏ nâu và chuyển sang màu vàng nhạt lúc già. Thân củ riềng có thể chia thành nhiều đốt với kích thước không đều nhau, có vảy bao phủ ở phía ngoài và hương thơm nhẹ. Phần ruột củ riềng có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, rất đặc và chứa nhiều sợi xơ.
Củ riềng là một loại gia vị giống như gừng và nghệ, sử dụng cho nhiều món ăn ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. Ngoài ra, củ riềng có thể dùng để ăn tươi hoặc nấu chín.
Lợi ích của củ riềng với sức khỏe
Tăng cường hệ tiêu hóa
Củ riềng rất giàu chất xơ và chất phytochemical giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, củ riềng còn có khả năng giảm chứng chán ăn, buồn nôn và đau bụng. Ngoài ra, nhờ đặc tính kháng khuẩn nên củ riềng rất có lợi để trị đầy hơi và tiêu chảy.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Củ riềng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm các cơn co thắt tim và điều hòa lưu lượng máu. Thêm vào đó, củ riềng còn hỗ trợ điều trị chứng đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim.
Kiểm soát bệnh hen suyễn
Củ riềng có khả năng điều trị các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp. Đồng thời, củ riềng còn giúp long đờm, làm giãn các tiểu phế quản, kiểm soát bệnh hen suyễn và hội chứng suy hô hấp cấp tính.
Khả năng chống viêm và oxy hóa
Trong củ riềng có một hoạt chất có tên HMP, đây là một dạng hợp chất tự nhiên có tác dụng chống viêm vô cùng mạnh, thường được bào chế thành thuốc giảm đau. Ngoài ra rễ riềng còn giàu polyphenol và nhiều nhóm hợp chất chống oxy hóa và gốc tự do mạnh, giúp bảo vệ tế bào của bạn không bị các gốc tự do xấu tấn công.
Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Trong y học, tác dụng của củ riềng đã được sử dụng như là một biện pháp để phòng ngừa bệnh tim và giảm thiểu bất kỳ rủi ro liên quan đến hệ thống tim mạch. Bởi củ riềng có chứa chất chống oxy hóa mạnh và chống viêm. Từ đó sẽ giúp cải thiện sức khỏe của tim mạch, giảm các cơn co thắt tim bằng cách tăng cung cấp máu cho tất cả các cơ quan quan trọng của cơ thể. Củ riềng được sử dụng như một phương thuốc chữa đột quỵ và các bệnh liên quan khác.
Bình dị mắm tôm chua vùng đất võ
Tôm chua là món mắm khá phổ biến tại một số tỉnh, thành ven biển miền Trung. Ngoài tôm chua Huế thì tôm chua của vùng đất võ Bình Định cũng được giới sành ăn đánh giá cao bởi hương vị và cách chế biến độc đáo.
Khác với mắm tôm mặn có màu nâu tím đặc trưng và tôm thường là giã nhuyễn, tôm chua Bình Định sử dụng tôm nguyên con lên men cùng một số gia vị đặc trưng. Dù nguyên liệu khá đơn giản với tôm, củ riềng, gừng, tỏi, nước mắm ngon nhưng chính cách chế biến tinh tế đã tạo nên điểm nhấn cho món ăn.
Cụ thể, nguyên liệu chính phải là tôm đất còn sống. Đầu tiên, thợ nấu sẽ ngâm tôm với rượu Bàu Đá (loại rượu nổi tiếng Bình Định) khoảng nửa giờ để làm loại bớt mùi tanh và làm sạch tôm hơn.
Sau đó, vớt tôm ra và loại bỏ râu cũng như một phần đầu tôm tính tới phần mắt. Đây là công đoạn quan trọng bởi phần đầu tôm cắt không khéo thì phần nhọn ở đầu vẫn còn, gây xước da khi thưởng thức. Tiếp tục ngâm cùng rượu đến khi nào thấy tôm chuyển màu hơi ửng đỏ là đã chín sơ bởi nồng độ cồn của rượu.
Lúc này, áo lớp bột cho tôm bởi hỗn hợp bột nếp, nước lọc được đun sôi và ít muối. Sau áo, trộn tôm cùng các gia vị còn lại như riềng, tỏi, ớt, tiêu rồi xếp vào hủ thủy tinh, thêm nước mắm vừa xâm xấp mặt hủ. Để tôm không nổi lềnh bềnh, thợ nấu sẽ dùng lá ổi để chèn lớp mặt trên, như thế thịt tôm cũng đậm đà hơn do được cố định. Thông thường, sau khoảng gần 1 tuần là đã có thành phẩm tôm chua với màu thịt tôm đỏ ửng, dậy mùi thơm.
Tôm chua có cái hay là mọi người có thể tùy thích nguyên liệu ăn kèm. Có khi đơn giản chỉ là mở nắp, gắp ít tôm chua cùng tỏi, riềng rồi dùng không. Cũng có khi ăn kèm với cơm trắng, bún hay chỉn chu nhất là dọn lên cùng thịt ba chỉ heo, mớ rau sống rồi cuốn cùng bánh tráng phơi sương.
Ngày nay, tôm chua Bình Định được các cơ sở sản xuất thực phẩm tỉnh nhà chế biến và mang đi bán trên các sàn thương mại điện tử với giá dao động từ vài chục ngàn đồng đến trên trăm ngàn đồng tùy trọng lượng để phục vụ những người yêu ẩm thực Bình Định dù ở xa. Cùng với rượu Bàu Đá, chả ram tôm đất, bún chả cá Quy Nhơn, tôm chua mang trong mình sứ mệnh lan tỏa ẩm thực Bình Định đến những ai yêu thích văn hóa ẩm thực vùng miền.
Cách nấu giò heo giả cầy cho ông xã lai rai cùng bạn bè Giả cầy là một món đặc trưng của miền Bắc chế biến từ thịt heo tuy nhiên cách thức lại giống nấu món thịt cầy, có hương vị rất riêng và thích hợp làm món nhậu. Chúng tôi gợi ý các chị em nội trợ cách nấu món giò heo giả cầy cho ông xã lai rai với các huynh đệ. Giò heo...