Cụ ông cứ ăn vào là say xỉn

Theo dõi VGT trên

Do cơ thể tự sản sinh ra chất gây say nên ông có thể say bất cứ lúc nào dù không uống rượu.

Một cụ ông 61 tuổi ở Texas, Mỹ làm nghề ủ bia vừa được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng say bí tỉ dù người nhà cho biết ông không hề uống một ngụm rượu cồn nào.

Kết quả kiểm tra tại bệnh viện cho thấy, nồng độ cồn trong máu của ông là 0,37%, cao gần gấp 5 lần ngưỡng cho phép đối với người điều khiển phương tiện giao thông tại bang Texas.

Cụ ông cứ ăn vào là say xỉn - Hình 1

Ảnh minh họa

Dù người nhà nói vậy nhưng các bác sĩ vẫn kết luận ông là một kẻ nghiện rượu ngấm ngầm. Nhưng cuối cùng họ đã phát hiện, cơ thể của bệnh nhân tự sản sinh ra chất gây say túy lúy.

Video đang HOT

‘Ông ấy thường đột ngột say bí tỉ, có thể vào một buổi sáng chủ nhật sau khi đi lễ nhà thờ hoặc bất kỳ lúc nào’, Barabara Cordell, trưởng khoa điều dưỡng tại trường Cao đẳng Panola (Mỹ) cho biết.

Các bác sĩ đã theo dõi cụ ông 24 giờ liên tục, trong thời gian này, cụ ông đã ăn các thực phẩm giàu cacbon hyđrat và nồng độ cồn trong máu tiếp tục tăng 0,12%.

Họ khám phá ra rằng, bụng của cụ ông đã biến thành cỗ máy sinh học ủ rượu cồn do sự tích tụ của một loại nấm men phổ biến có tên gọi Saccharomyces cerevisiae.

Khi ông ăn hoặc nhấm nháp các thực phẩm và đồ uống chứa lượng lớn tinh bột, kể cả bánh mỳ, mỳ sợi và nước giải khát soda, nấm sẽ lên men đường thành cồn (ethanol).

Việc tích tụ Saccharomyces cerevisiae hiếm gặp có thể xảy ra sau khi bệnh nhân uống thuốc kháng sinh.

Một yếu tố khác có thể là do công việc ủ bia tại nhà của cụ ông, vốn đòi hỏi ông luôn giữ vô số nấm men sống quanh mình.

Liệu pháp chữa trị cho cụ ông được tiết lộtrên tạp chí International Journal of Clinical Medicine gồm nhiều loại thuốc kháng nấm và một chế độ ăn chứa hàm lượng tinh bột thấp.

Theo TNO

Suy giảm trí nhớ: Căn bệnh thời đại

Hiện nay, có rất nhiều người, không chỉ là những người già mà ngay cả nhiều người trẻ tuổi cũng thường than phiền về trí nhớ của mình. Khi đối mặt với những triệu chứng suy giảm trí nhớ, hầu hết mọi người đều lo lắng khi sợ rằng tình trạng này sẽ tiến triển nặng và dẫn đến mất trí nhớ. Theo các BS chuyên khoa thần kinh, điều này cũng có thể xảy ra nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa nếu chúng ta hiểu biết về vấn đề này.

Nguyên nhân nào gây ra giảm trí nhớ

Theo các tài liệu y khoa, trí nhớ là một quá trình hoạt động của não bộ để ghi nhận, lưu giữ và nhớ lại thông tin khi cần thiết. Quá trình này đòi hỏi có sự tham gia của nhiều vùng của não như: thùy trán, thùy thái dương, đồi thị, hải mã ...

Một thông tin sẽ được ghi nhận bằng các giác quan, sau đó sẽ được mã hóa và lưu trữ ở các kho trong não. Khi cần nhớ lại, thông tin sẽ được truy xuất tại các kho và chuyển đến các trung tâm phát ngôn hoặc vận động ở các vùng vỏ não tương ứng để thực hiện.

Suy giảm trí nhớ: Căn bệnh thời đại - Hình 1

Tùy thuộc vào nội dung thông tin cần nhớ và thời gian ghi nhớ mà chúng ta có các cách phân loại trí nhớ khác nhau. Việc phân loại này sẽ giúp các thầy thuốc tìm ra nguyên nhân và vị trí tổn thương có thể có của bệnh suy giảm trí nhớ.

Theo phân tích khoa học, thường thì có 3 loại trí nhớ bao gồm: trí nhớ cực ngắn, trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Trí nhớ cực ngắn là loại trí nhớ về hình ảnh, âm thanh.

Trí nhớ ngắn hạn là trí nhớ công việc. Đó là khả năng nhớ lại trong một khoảng thời gian ngắn một thông tin liên quan đến tiến trình chú ý. Các thông tin sẽ được ghi nhớ cho đến khi hoàn thành công việc và thường quên đi sau đó.

Tuy nhiên, với những thông tin quan trọng, lặp đi lặp lại có thể sẽ được lưu giữ thành trí nhớ dài hạn. Đây là loại trí nhớ rất quan trọng có thể lưu trữ lâu dài những thông tin quan trọng như: làm thế nào để làm được việc, thi cử cũng như những thông tin quen thuộc như: tên người trong nhà hay bạn bè, địa chỉ ...

Suy giảm trí nhớ có thể là lành tính hoặc bệnh lý. Trong đó, suy giảm trí nhớ lành tính là giảm trí nhớ đi kèm với lớn tuổi do các thay đổi của thùy trán trước, chủ yếu là suy giảm trí nhớ công việc, bao gồm đãng trí và giảm khả năng tập trung, khả năng lưu giữ các ý nghĩ lâu dài.

Những biểu hiện thường gặp là quên ngay một việc mình định làm, không tìm thấy đồ vật mình vừa đặt xuống ... Riêng giảm trí nhớ bệnh lý là giảm hay mất trí nhớ bất thường không phải do tuổi tác.

Căn bệnh thời đại: Ngăn chặn ra sao?

Theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, điều đáng nói là hiện nay đối tượng suy giảm trí nhớ không chỉ tập trung ở người lớn tuổi mà còn rất nhiều người trẻ cũng lâm vào tình trạng này. Ngoài các nguyên nhân chính gây ra giảm trí nhớ gồm: do tuổi tác, do bệnh lý thoái hóa não hay do những chấn thương đầu, tai biến mạch máu não ... còn nhiều nguyên nhân thuộc về yếu tố "thời đại" như: giảm trí nhớ do nghiện rượu, việc lạm dụng các loại thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ.

Đặc biệt, với nhịp sống và cường độ làm việc quá gấp gáp và căng thẳng như hiện nay, nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng stress, mất ngủ, trầm cảm, làm việc căng thẳng gây kém tập trung ... đó cũng là những nguyên nhân thường gặp trong gây giảm trí nhớ ở người trẻ.

Những phương pháp cần thiết để giữ gìn trí nhớ- Rèn luyện trí óc: luôn học tập những kỹ năng mới như chơi nhạc cụ, chơi ô chữ, học ngoại ngữ hoặc các môn học yêu thích

- Tập thể dục đều đặn

- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

- Không uống rượu

- Chống căng thẳng/stress

- Bảo vệ đầu của mình

- Không hút thuốc

- Tổ chức hóa công việc

- Tăng cường sự tập trung.

Suy giảm trí nhớ tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người nhưng nó thường gây rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhất là những người trẻ.

Theo BS Trần Công Thắng, khi bạn đã bắt đầu quan tâm về việc giảm trí nhớ của mình hoặc việc giảm trí nhớ gây khó chịu cho bạn thì đó là lúc bạn nên đi khám trí nhớ.

Việc đòi hỏi bệnh sử cẩn thận, đặc biệt là thời gian và thời điểm trí nhớ, nội dung trí nhớ bị giảm, yếu tố tinh thần, công việc, thuốc men có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và diễn tiến của giảm trí nhớ ... có thể giúp các thầy thuốc định hướng loại giảm trí nhớ và nguyên nhân.

Theo BS Thắng: Điều trị bệnh suy giảm hoặc mất trí nhớ tùy thuộc vào nguyên nhân. Đôi khi rất đơn giản, chỉ cần loại bỏ nguyên nhân thì trí nhớ sẽ từ từ hồi phục. Một số bệnh lý như trầm cảm, mất ngủ, bệnh tuyến giáp có thể điều trị bằng thuốc uống.

Cho đến nay, vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị hết giảm trí nhớ do tuổi. Tập luyện trí nhớ vẫn là biện pháp điều trị chính. Bên cạnh đó, các thuốc có tác dụng chống o xy hóa như vitaminE, ginko biloba cũng có tác dụng chống lão hóa và giúp giữ gìn trí nhớ.

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc đặc biệt phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là với những người trẻ. Được biết, hiện nay, cứ vào mùa thi cử, đứng trước áp lực của việc phải học thuộc lòng khá nhiều môn trước các kỳ thi của con em nhiều phụ huynh đã rất lo lắng.

Thay vì chọn cho con chế độ học tập, nghỉ ngơi và bồi bổ một cách hợp lý, khoa học để có thể ghi nhớ bài tốt hơn, nhiều phụ huynh đã chọn cho con em mình phương pháp "rèn luyện trí nhớ siêu tốc" là: dùng thuốc tăng cường trí nhớ! Tuy nhiên, theo PGS.TS Mai Phương Mai - Phó trưởng khoa Dược, Chủ nhiệm bộ môn Dược lý, ĐH Y Dược TP.HCM : Hầu hết các loại thuốc được gọi là "thuốc tăng cường trí nhớ" trên thị trường hiện nay chỉ là các loại thuốc điều trị có thể đem lại lợi ích nào đó cho hoạt động của não bộ như can thiệp, hỗ trợ giúp cho việc chuyển hóa máu não được chuyển hóa, tuần hoàn tốt hơn hay giúp cải thiện việc chuyển hóa các tế bào thần kinh ...

Hầu hết các loại thuốc này đều có tác dụng phụ có thể gây biến đổi tâm thần, ảnh hưởng tới tư duy, cảm xúc của người dùng ví dụ như loại thuốc Paracetam là thuốc gây hưng phấn, cải thiện việc chuyển hóa các tế bào thần kinh có tác dụng phụ là gây mệt mỏi, bồn chồn, dễ bị kích động hay như Amphetamin kích thích đầu óc tỉnh táo, giúp sĩ tử chống lại cơn buồn ngủ khi ôn bài, nhưng nếu dùng thuốc kéo dài có thể làm cơ thể suy kiệt và nguy hiểm hơn là gây nghiện.

Theo SKDS

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Các nhà khoa học ở Ba Lan đưa 'ma cà rồng' trở về từ cõi chết
07:40:07 04/11/2024

Tin đang nóng

Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng
16:58:49 05/11/2024
Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm
16:40:29 05/11/2024
Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
'Mỹ nữ xuyên không' Triệu Lộ Tư được khen ngợi trong phim mới
18:49:22 05/11/2024
Nam sinh nhận học bổng hơn 7 triệu đồng, hứa sẽ trả lại trường gấp 10.000 lần: 30 năm sau có hành động khiến ai cũng phải trầm trồ
18:31:15 05/11/2024
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng
17:03:19 05/11/2024

Tin mới nhất

Nhà ổ chuột rách như tổ đỉa ở Thái Lan đắt khách, hết phòng tới năm 2026

14:39:01 02/11/2024
Dù có vẻ ngoài tồi tàn đến mức như rách nát và tiện nghi hạn chế, nhưng căn nhà ổ chuột nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan) đang trở thành điểm đến thu hút đặc biệt với khách du lịch.

Khoa học giải thích vì sao chúng ta nhìn thấy ma

12:48:23 30/10/2024
Khoa học hiện tại chưa thể chứng minh được sự tồn tại của ma quỷ, nhưng các yếu tố về tinh thần và môi trường thì có thể.

Lần đầu phát hiện hệ ba hố đen

21:42:11 25/10/2024
Các nhà vật lý học lần đầu tiên phát hiện một hệ ba hố đen, và sự tồn tại của chúng thách thức giả thuyết về sự hình thành hố đen đã được biết đến lâu nay.

4 tiểu hành tinh lướt qua trái đất ngày 25.10, gồm 'sát thủ đô thị'

21:35:31 25/10/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một số tiểu hành tinh sẽ lướt qua trái đất hôm 25.10, trong số 4 tiểu hành tinh xâm nhập quỹ đạo địa cầu trong chưa đầy 12 giờ.

Khám phá mới về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất 3 tỷ năm trước

16:05:00 25/10/2024
Theo một nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Harvard, Mỹ, tác động to lớn của vụ va chạm này đã tạo ra các chất dinh dưỡng giúp tăng cường một số vi khuẩn có lợi cho sự phát triển sự sống trên hành tinh này.

Khoa học tìm ra cách giúp gà nở ra mà không cần vỏ trứng

07:46:23 22/10/2024
Câu hỏi gà có trước hay quả trứng có trước có lẽ chẳng còn quan trọng nữa, vì các nhà khoa học đã tìm ra cách ấp nở thành công trứng gà mà không cần tới vỏ trứng.

Khách sạn 5 sao dưới đáy biển: Ngủ 1 đêm tốn 4 tỷ đồng, xa xỉ nhất thế giới

22:27:06 21/10/2024
Nằm trên chiếc giường êm ái, ngắm những đàn cá bơi lội tung tăng qua lớp kính trong suốt được cho là một trong những trải nghiệm xa xỉ bậc nhất thế giới tại khách sạn tàu ngầm Lover s Deep.

Lần đầu tiết lộ một phần bản đồ vũ trụ chụp từ kính Euclid

14:29:38 20/10/2024
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) ngày 15.10 công bố phần đầu tiên của bản đồ vũ trụ được chụp từ kính viễn vọng Euclid, quan sát được hàng triệu ngôi sao và thiên hà.

Sắp có công bố khám phá về nền văn minh ngoài trái đất?

10:25:01 19/10/2024
Nhà làm phim người Anh nhận định BLC-1 được xem là đối tượng đáng hứa hẹn nhất vì có vẻ như xuất phát từ một nguồn đơn lẻ.

Trung Quốc tìm ra cấu trúc magma bí ẩn bên dưới Mặt Trăng

06:30:07 18/10/2024
Mẫu vật thu được từ tàu Hằng Nga 6 (Chang e-6) mang đến những hiểu biết quan trọng về hoạt động địa chất diễn ra bên trong Mặt Trăng.

"Cây thần linh" nghìn năm tuổi ở cổng trời được theo dõi đặc biệt

16:43:16 17/10/2024
Ở cổng trời rừng cấm thuộc tỉnh Lâm Đồng có cây thông hai lá cổ thụ nghìn năm tuổi sừng sững vươn lên khỏi tán rừng.

Siêu trăng lớn nhất của năm sắp xuất hiện vào ngày rằm tháng 9 Âm lịch

19:40:27 15/10/2024
Trăng Thợ săn sẽ mọc vào ngày 17/10 và là siêu trăng ở gần Trái Đất nhất trong năm. Thời điểm nào để xem được siêu trăng này rõ nhất và sáng nhất?

Có thể bạn quan tâm

Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"

Nhạc việt

21:47:13 05/11/2024
Đã lâu không trở lại sân khấu nhưng Đen Vâu vẫn giữ vững phong độ khi thu hút rất nhiều sự quan tâm từ khán giả có mặt.

Cháu dâu lâu lắm mới về quê, làm 1 việc khiến cả họ nhà chồng bị sốc

Netizen

21:45:47 05/11/2024
Với người theo dõi TikTok nói chung và hội các mẹ bỉm sữa nói riêng hẳn đều biết đến kênh TikTok này. Chủ kênh là Bích Ngọc (29 tuổi, Hà Nội) - mẹ của em bé Linh đáng yêu, dễ thương.

Nữ Hoàng Ayodhaya: Cảnh vụng trộm nóng bỏng của Mai Davika

Phim châu á

21:43:59 05/11/2024
Cảnh yêu đương của Jinda (Mai Davika) và người tình điển trai trong phim Nữ Hoàng Ayodhaya làm mạng xã hội bùng cháy.

Độc lạ bom tấn chiếu miễn phí nếu khán giả chịu cười liên tục trong 7 phút

Hậu trường phim

21:38:52 05/11/2024
Nếu muốn được thưởng thức trọn vẹn 7 phút đầu tiên của bộ phim, người hâm mộ cũng phải cười liên tục 7 phút trước ứng dụng video call trên website.

"Đệ nhất mỹ nhân Việt" có nhà vườn 3.000m2: Bệnh ngôi sao, từng láo với đạo diễn và cái giá phải trả

Sao việt

21:23:40 05/11/2024
Việt Trinh thú nhận vì thấy hình ảnh của mình xuất hiện dày đặc trên các tờ lịch, sổ tay, ảnh dán trang trí nên cô mắc bệnh ngôi sao.

NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"

Tv show

20:22:14 05/11/2024
Thời đó đi diễn kịch khổ lắm, sinh con vất vả vô cùng. Sinh Luân ra, tôi phải nghỉ mất 3 năm trời - NSND Kim Xuân chia sẻ.

Mỹ nhân showbiz từng đỗ thủ khoa đại học sư phạm, tốt nghiệp thạc sĩ với điểm số kỷ lục: Sự nghiệp và đời tư im ắng ở tuổi U50

Sao châu á

20:19:09 05/11/2024
Trang Sina (Trung Quốc) từng nhận định, thành công của Triệu Vy không chỉ đến từ tài năng thiên bẩm hay ngoại hình xinh đẹp, mà còn bởi tư chất thông minh, biết nhìn xa trông rộng và nắm bắt thời cơ.

Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các 'đại gia' công nghệ

Thế giới

20:02:34 05/11/2024
Như vậy, với quyết định của FERC, các "ông lớn" công nghệ muốn nhanh chóng cung cấp năng lượng cho các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) khổng lồ cần tìm các chiến lược mới.

Thủ tướng Đức nỗ lực hàn gắn rạn nứt trong liên minh cầm quyền

Uncat

20:00:21 05/11/2024
Triển vọng cho ba đảng rất ảm đạm, nhưng đối với FDP thì giờ đây là vấn đề sống còn. Nếu không có FDP, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ không còn đa số trong Quốc hội nữa.

Cách làm giấm quả lê giúp đẹp da, phòng chống bệnh tật

Làm đẹp

19:21:49 05/11/2024
Theo các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc, việc sử dụng giấm lê mỗi ngày sẽ giúp bạn có làn da sáng, phòng ngừa mụn nhọt, nám da do nó tác dụng thanh nhiệt, bảo vệ gan.

Một loại củ giúp hạ mỡ máu

Sức khỏe

19:18:39 05/11/2024
Một số nơi, người ta còn dùng rễ phơi khô làm thuốc theo cách đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2-3 cm đem phơi khô. Hỗn hợp riềng và nước lá chanh được dân ta dùng như thuốc bổ.