Cụ ông bị đau chân đến phòng khám tư kiểm tra và được chỉ định cưa chân, phẫu thuật xong bác sĩ cúi rạp xin lỗi vì lý do “trời ơi đất hỡi”
Phòng khám Freistadt (Áo) đã lên tiếng xin lỗi công khai vì “sai lầm bi thảm” mà các bác sĩ của họ đã phạm phải khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một bên chân cho bệnh nhân.
Theo The Guardian, một cụ ông 82 tuổi (giấu tên) mắc nhiều chứng bệnh nên đến Phòng khám Freistadt, ở một thị trấn cùng tên thuộc bang Obersterreich trong vùng Mhlviertel (Áo), gần biên giới với Cộng hoà Séc.
Tại đây, các bác sĩ đã chỉ định cắt bỏ chân trái của cụ ông để đảm bảo an toàn tính mạng. Lịch phẫu thuật cũng nhanh chóng được sắp xếp. Đến ngày 18/5 mới đây, cụ ông được đưa lên bàn phẫu thuật, tuy nhiên, một sự cố hy hữu bất ngờ xảy ra, thay vì cắt bỏ chân trái, ê kíp phẫu thuật đã cắt nhầm chân phải của ông.
Ảnh minh họa.
Ngay sau khi phát hiện sự cố, phòng khám này đã lên tiếng xin lỗi công khai. ” Chúng tôi vô cùng bàng hoàng khi vào thứ Ba, ngày 18/5, mặc dù đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng, nhưng chân của một cụ ông 82 tuổi… đã bị cắt nhầm “, đại diện phòng khám Freistadt nói và cho biết thêm rằng sai sót chỉ được phát hiện trong lần thay băng đầu tiên cho bệnh nhân. Bản thân cụ ông cũng không hề biết mình bị cắt nhầm chân.
“Chúng tôi phải tìm hiểu xem sai sót này đã xảy ra như thế nào. Tôi muốn xin lỗi công khai ở đây” , giám đốc y tế của phòng khám, ông Norbert Fritsch, nói trong một cuộc họp báo.
Hãng tin Heute của Áo đưa tin, ban đầu bệnh nhân không nhận ra lỗi lầm vì ông đã quá quen với những đau đớn ở chân nên không hề có cảm giác bên chân nào đã bị cắt.
Theo điều tra ban đầu của phòng khám Friestat dường như đã xảy ra sai sót ngay trước khi phẫu thuật, ở khâu đánh dấu chiếc chân cần cưa của bệnh nhân.
Video đang HOT
” Thật không may, sai lầm, trong đó chân phải bị loại bỏ thay vì chân trái, đã xảy ra do một loạt các tình huống không may “, đại diện phòng khám nói, đồng thời cho biết họ đang điều tra những gì đã xảy ra và sẽ xem xét toàn diện. Bệnh nhân đã được hỗ trợ tâm lý và vẫn phải trải qua một ca phẫu thuật khác để cắt bỏ chân trái. Phòng khám cho biết: “Cuộc phẫu thuật sẽ được lên kế hoạch trong thời gian sắp tới”.
Hai chân của cụ Maria trước khi bị cưa.
Năm 2018, một cụ bà người Nga cũng đã rơi vào tình huống éo le khi bị các bác sĩ cưa cả hai chân cụ dù con trai nói cụ chỉ đau nhức bên chân phải.
Cụ thể, vào ngày 9/11/2018, cụ Maria Dronova (89 tuổi) nhập viện khẩn cấp ở thành phố Voronezh (Nga) vì chân phải bị hoại tử. Bác sĩ nói rằng cưa chân phải là cách duy nhất giúp cứu tính mạng cụ vì tình trạng đã vô cùng tồi tệ. Ca cưa chân diễn ra thành công, đại diện Bệnh viện Số 3 thông báo.
Tuy nhiên, khi con trai cụ là ông Andrey Dronov vào thăm mẹ mới tá hỏa khi phát hiện chân trái khỏe mạnh của mẹ đã bị cưa, trong khi chân phải bị hoại tử vẫn còn. Ngoài ra, thay vì chỉ cưa bàn chân như thông báo ban đầu, các bác sĩ cưa lên tới nửa vùng đùi chân trái của cụ Maria. Vài ngày sau ca mổ đầu tiên, cụ Maria lại được đưa đi cưa tiếp chân phải còn lại.
Thoát 'cửa tử' nhờ kỹ thuật cao
Trong 2 năm qua, Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất đã thực hiện hơn 100 ca phẫu thuật để cứu sống các bệnh nhân bị xuất huyết não.
Qua đó, nhiều bệnh nhân có cơ hội trở lại cuộc sống bình thường, thoát khỏi lưỡi hái của tử thần và nguy cơ bị tàn phế.
BS CKII Nguyễn Đức Việt thăm khám cho bệnh nhân Nguyễn Thị Sen vài ngày sau ca phẫu thuật. Ảnh: H.Dung
* Cứu kịp thời nhiều ca bệnh
Mới đây, bệnh nhân Lâm Bảo Trí (65 tuổi, ngụ xã Phú Túc, H.Định Quán) đã được BS Nguyễn Xuân Hùng, Khoa Ngoại thần kinh cùng ê kíp trực phẫu thuật thành công.
Bà Trần Thị Kim Hương, vợ của bệnh nhân Lâm Bảo Trí cho biết, 4 giờ sáng ngày 15-1, chồng bà ngủ dậy kêu nhức đầu, nhờ vợ xoa cổ giùm. Ít lâu sau, ông Trí ói 2 lần và kêu đau rồi rơi vào hôn mê, mạch không bắt được. Bệnh nhân được gia đình đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất.
Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất hiện có 3/8 bác sĩ có thể thực hiện được phương pháp phẫu thuật lấy máu tụ trong não bằng đặt catheter vào trung tâm ổ máu tụ kết hợp dùng thuốc tiêu sợi huyết dưới sự hướng dẫn của máy định vị Navigation. Thời gian tới, khoa sẽ tiếp tục đào tạo để tất cả các bác sĩ trong khoa đều có thể thực hiện được kỹ thuật này.
BS Nguyễn Xuân Hùng cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu do xuất huyết tiểu não phải, tràn máu vào toàn bộ não thất, nguy hiểm đến tính mạng. Người nhà bệnh nhân xin được chuyển viện lên tuyến trên nhưng với tình trạng của bệnh nhân, nguy cơ tử vong trên đường đi rất cao. Sau khi được bác sĩ giải thích, người nhà đã đồng ý làm phẫu thuật tại bệnh viện.
Trong vòng 1 giờ đồng hồ, các bác sĩ đã tiến hành đặt ống dẫn lưu vào trong não thất cho bệnh nhân, dùng thuốc tiêu sợi huyết liều thấp bơm vào não thất để làm tan cục máu đông và chảy ra ngoài qua ống dẫn lưu. Bệnh nhân sau đó được cho thở máy, hồi sức tích cực. Đến ngày thứ 2 sau mổ, bệnh nhân đã tỉnh và đến nay đang tiếp tục được điều trị tại Khoa Ngoại thần kinh.
"Hiện tại chồng tôi đã có thể nói chuyện, ăn cháo, uống sữa và cử động được chân tay. Gia đình tôi rất mừng, không biết phải nói gì hơn ngoài lời cảm ơn các bác sĩ của bệnh viện. Các bác sĩ rất giỏi và tận tâm" - bà Hương chia sẻ.
Cũng đang được điều trị, chăm sóc tại Khoa Ngoại thần kinh là bệnh nhân Nguyễn Thị Sen (64 tuổi, ngụ xã Phú Thanh, H.Tân Phú). Theo lời kể của người nhà, trước khi nhập viện, bệnh nhân đột ngột lên cơn co giật, sau đó rơi vào hôn mê, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán để sơ cứu, chụp cắt lớp vi tính sọ não. Các bác sĩ ở đây chẩn đoán bệnh nhân bị xuất huyết trong não nên chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất.
Lúc này, bệnh nhân đã hôn mê sâu, đồng tử bên phải giãn, liệt hoàn toàn nửa người bên trái nhưng phản xạ ánh sáng còn tốt. Các bác sĩ đã thực hiện bổ sung các xét nghiệm. Kết quả chụp CT sọ não cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết vùng bao trong nhân bèo và vùng đính bên trái, xuất huyết toàn bộ trong não thất.
Các bác sĩ sau đó đã đặt 2 catheter vào não thất và trung tâm máu tụ, sử dụng thuốc tiêu sợi huyết bơm qua catheter vào não thất để làm tan cục máu đông. Kết quả, ngày thứ 2 sau mổ, qua chụp CT cho thấy máu tụ trong não thất đã giảm được 30%, đến ngày thứ 4 thì giảm được đến 90%. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc chậm, còn yếu 1/2 người bên phải nhưng đã cử động được, đồng tử co nhỏ lại đều hai bên.
* Tiếp tục phát triển kỹ thuật cao
BS CKII Nguyễn Đức Việt, Phó trưởng khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất cho biết, phương pháp được các bác sĩ trong khoa sử dụng để cứu sống các bệnh nhân trên có tên đầy đủ là Điều trị xuất huyết não tự phát bằng phẫu thuật dẫn lưu máu tụ, bơm chất tiêu sợi huyết (rt-PA) liều nhỏ dưới hướng dẫn của hệ thống định vị Navigation.
Để thực hiện được phương pháp này yêu cầu bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm tốt, bệnh viện phải có máy định vị Navigation. Tuy nhiên, thời điểm này Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chưa có máy định vị Navigation nên các bác sĩ vẫn thực hiện dựa trên chụp cắt lớp sọ não. Dựa vào đó, các bác sĩ tính toán, đánh giá và đặt ống dẫn lưu vào trung tâm máu tụ để đặt catheter cho chính xác, không gây tổn thương các nhu mô não xung quanh.
Đây là phương pháp mới, có nhiều ưu điểm so với phương pháp cũ là mổ mở. Phương pháp này giúp không tàn phá nhu mô não và là phương pháp xâm lấn tối thiểu trong não cho bệnh nhân. Có một số bệnh viện trong cả nước đã và đang triển khai phương pháp này như Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện Chuyên khoa ngoại thần kinh quốc tế (TP.HCM). Còn tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, phương pháp này đã được triển khai 2 năm.
Cũng theo BS Việt, xuất huyết não có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là 50-60 tuổi. Phần lớn các bệnh nhân bị xuất huyết não có bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường. Bệnh nhân trẻ nhất được điều trị tại bệnh viện là 32 tuổi, có những trường hợp không có bệnh nền.
Điều quan trọng nhất đối với các bệnh nhân bị xuất huyết não là phải được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện có chuyên khoa kịp thời, càng sớm càng tốt. Sau khi được phẫu thuật, qua cơn nguy hiểm, các bệnh nhân sẽ được tập phục hồi chức năng. Qua theo dõi kết quả hồi phục sau phẫu thuật đối với 100 bệnh nhân, có khoảng 60% bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường, không bị tàn phế, tự sinh hoạt cá nhân, chăm sóc bản thân.
Để phòng ngừa bệnh xuất huyết não, bác sĩ khuyên những bệnh nhân có các bệnh nền cần phải duy trì thuốc thường xuyên, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt đảm bảo. Nếu đột ngột cảm thấy đau đầu, chóng mặt thì nên đi khám bệnh ngay.
Nếu có biểu hiện như đau đầu, nôn ói, chóng mặt, co giật thì người thân phải sơ cứu đúng cách, không tác động vào bệnh nhân vì sẽ làm bệnh nặng thêm rồi gọi cho đội cấp cứu 115 hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Tuyệt đối không dùng mẹo hoặc các loại thuốc không được chỉ định bởi sẽ gây nguy hiểm hơn cho bệnh nhân.
Sau phẫu thuật cận thị bao lâu thì được đeo lens, trang điểm? Sau phẫu thuật cận thị, nhiều người bệnh thắc mắc rằng có thể đeo lens và trang điểm được hay không? Đeo lens hay trang điểm có thể gây nguy hiểm gì cho mắt và cần bao lâu để có thể đeo lens, trang điểm trở lại? 1. Sau phẫu thuật cận thị bao lâu thì được đeo lens, trang điểm? Sau phẫu...