Cụ ông 95 tuổi nguy kịch vì nhiễm trùng đường mật
Cụ ông L.V.L. (95 tuổi, trú tại An Giang) được đưa vào viện do đau vùng thượng vị, nôn ói nhiều.
Sau 1 ngày điều trị tại bệnh viện địa phương, tình trạng bệnh không thuyên giảm, ông được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (Vĩnh Long) trong tình trạng đau nhiều hạ sườn phải, huyết áp tụt 60/40mmHg, vàng da, buồn nôn, tiếp xúc chậm.
Ngay lập tức, các bác sĩ chỉ định các cận lâm sàng, xét nghiệm máu có dấu hiệu nhiễm trùng huyết, tắc mật, suy thận, nhồi máu cơ tim cấp. Siêu âm và chụp CT 160 lát thấy có sỏi kẹt đoạn cuối ống mật chủ kích thước 20 mm, gây giãn đường mật trong ngoài gan và túi mật, đường kính ống mật chủ 25 mm.
Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm trùng đường mật do sỏi đoạn cuối ống mật chủ, nhồi máu cơ tim cấp, tổn thương thận cấp. Xác định đây là trường hợp nặng, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành hội chẩn, hồi sức tích cực cho bệnh nhân.
Bệnh nhân được chỉ định can thiệp dẫn lưu túi mật xuyên gan qua da. Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu để dẫn lưu giải áp đường mật, có thể thực hiện nhanh và không cần gây mê, giúp bệnh nhân tránh được cuộc mổ trong tình trạng nhiễm trùng nặng, qua đó làm giảm tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân này. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn, các xét nghiệm máu trở về mức bình thường.
Theo các bác sĩ Khoa Ngoại tổng quát, nếu là sỏi thông thường dễ gây nhiễm trùng đường mật, viêm tuỵ. Nhưng khi có dấu hiệu nhiễm trùng đường mật mà không xử trí kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và trường hợp nặng nhất là tử vong. Vì vậy, người dân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, trường hợp phát hiện có sỏi và dấu hiệu biến chứng nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín có đủ trang thiết bị để điều trị kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn.
Video đang HOT
Cảnh giác sỏi đường mật trong gan
Sỏi trong gan thường dễ gây biến chứng hơn so với sỏi tại các vị trí khác trong đường mật như: nhiễm trùng đường mật, viêm gan, xơ gan, ung thư đường mật trong gan, nhiễm trùng huyết,...
Phát hiện đầy sỏi trong gan vì đau bụng
Bệnh nhân nữ 30 tuổi, Nghệ An đau bụng, sút cân, thi thoảng sốt, đi khám các bác sĩ phát hiện sỏi đúc khuôn toàn bộ đường mật trong gan hai bên. Viên sỏi có kích thước to nhất lên đến 5cm, trong khi các bệnh nhân khác bình thường chỉ 1-2cm.
Bệnh nhân có tiền sử mắc nang ống mật, một dị tật đường mật bẩm sinh khá hiếm, đã được mổ nối mật ruột từ năm 4 tuổi. Chị đã được mổ lại lấy sỏi vào năm 2008 tại một bệnh viện lớn của Hà Nội. Mặc dù đã kiêng cữ vì sợ bị tái phát sỏi nhưng bệnh vẫn tái phát.
Theo lời kể của bệnh nhân gần đây, chị thấy có biểu hiện đau bụng, gầy sút cân, thi thoảng sốt từng cơn kèm rét run, đi khám thì phát hiện rất nhiều sỏi đúc khuôn trong toàn bộ đường mật trong gan 2 bên, viên sỏi to nhất có kích thước 5cm. Không muốn một lần nữa phải mổ để lấy sỏi, chị tìm đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Sau khi thăm khám và chụp chiếu, các bác sĩ phát hiện có rất nhiều sỏi trong gan, nhu mô gan có dấu hiệu xơ hóa nhẹ. Bình thường sỏi đường mật trong gan có kích thước 1-2cm, trong khi ở bệnh nhân này là 5cm, to hơn thân sốt sống, lấp đầy đường mật trong gan. Đây là trường hợp có sỏi đường mật trong gan lớn nhất các bác sĩ tại đây từng thấy. Bệnh nhân được hội chẩn liên khoa: ngoại khoa, nội khoa và can thiệp và được chỉ định tán sỏi qua da bằng laser.
ThS.BS. Phan Nhân Hiển, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - người trực tiếp làm can thiệp cho bệnh nhân cho biết: ưu điểm của phương pháp này là can thiệp xâm lấn tối thiểu cho bệnh nhân, tránh được mổ mở và điều trị được những trường hợp bị sỏi mật phức tạp như trường hợp trên. Với trường hợp này vẫn có thể chỉ định mổ nhưng có thể gặp nhiều khó khăn như phải bóc tách các cấu trúc dính trong ổ bụng vì bệnh nhân đã phẫu thuật nhiều lần. Bên cạnh đó, việc phẫu thuật tiếp cận sỏi khá phức tạp so với tiếp cận qua da.
Hình ảnh sỏi gan trước khi can thiệp.
Nguyên nhân gây sỏi đường mật trong gan
Theo các bác sĩ, sỏi đường mật trong gan thường là sỏi sắc tố, với thành phần chính là bilirubin. Nguyên nhân làm phát sinh bệnh chủ yếu là do ký sinh trùng đường ruột chui lên đường mật, mang theo vi khuẩn làm thay đổi khả năng hòa tan của bilirubin, kết hợp trứng và xác giun tạo thành nhân sỏi. Sự rối loạn chức năng gan như xơ gan, viêm gan do thuốc, viêm gan siêu virus, viêm gan B,... gây mất cân bằng các thành phần trong dịch mật, hoặc giảm vận động đường mật thường gặp ở người béo phì, lười vận động..., cũng là nguyên nhân gây sỏi đường mật trong gan.
Dấu hiệu nhận biết của sỏi đường mật trong gan
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể nhận biết được một số biểu hiện như đầy chướng, chậm tiêu sau ăn. Khi sỏi gây biến chứng, người bệnh có thể gặp phải 1 trong 3 dấu hiệu điển hình, gọi là tam chứng Charcot:
Cơn đau quặn gan: thường xuất hiện sau bữa ăn no, đau dữ dội và đột ngột, có thể lan ra vai phải, làm người bệnh khó khăn khi di chuyển, kéo dài từ 15 phút đến vài giờ và có tính chất chu kỳ.
Sốt cao: người bệnh thấy sốt cao, có thể rét run kèm theo vã mồ hôi.
Vàng da: khi dịch mật bị ứ trệ tại gan, bilirubin (sắc tố mật có màu vàng) thấm vào máu làm da và củng mạc mắt có màu vàng.
Lời khuyên của bác sĩ
Sỏi đường mật là bệnh lý khá phổ biến, chỉ sau sỏi thận. Trung bình mỗi năm, các bác sĩ gặp hàng trăm ca sỏi đường mật trong gan và sỏi ống mật chủ, đa số có thể áp dụng tán sỏi mật qua da bằng laser.
Sỏi đường mật nếu không được phát hiện điều trị sớm có thể để lại hậu quả nặng nề như thành đường mật bị viêm mạn tính lâu ngày, sần sùi, mất độ trơn nhẵn, xơ hẹp. Khi đó, điều trị phục hồi khó, bệnh nhân hay bị tái phát sỏi, xơ gan mật, thậm chí có nguy cơ hình thành ung thư về sau.
Để phòng bệnh, bác sĩ khuyên người dân cần thực hiện ăn chín uống sôi, tập thể dục đều để dịch mật lưu thông tốt xuống ruột. Đồng thời khám định kỳ siêu âm gan mật cũng đóng vai trò quan trọng, giúp phát hiện sớm bệnh lý này.
WHO công bố 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong thập kỷ qua: căn bệnh nào đã giết chết nhiều người nhất? Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới trong 20 năm qua, từ năm 2000-2019. Không ngạc nhiên khi căn bệnh tim thiếu máu cục bộ vẫn là "sát thủ" nguy hiểm nhất, đứng ngay sau đó là đột quỵ. Trong năm 2019, 10 nguyên nhân gây tử vong...