Cụ ông 80 tuổi bán móc khóa nuôi vợ con bệnh được ủng hộ 50 triệu đồng
Những ngày vừa qua, thông tin về cụ ông 80 tuổi vẫn hàng ngày rong ruổi khắp chợ bán móc khóa mưu sinh khiến nhiều người xót xa.
Ở cái tuổi lẽ ra phải được nghỉ ngơi, an nhàn thì ông vẫn đang là trụ cột kinh tế chính của gia đình. Nhìn dáng người gầy nhom, khuôn mặt tiều tụy cùng mái tóc đã ngả hết màu khiến ai nấy đều nghẹn lòng.
Hình ảnh cụ ông đi bán móc khóa ở độ tuổi 80 khiến nhiều người xót xa. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok L.L)
Cụ ông bán móc khoá nuôi vợ con bệnh được giúp đỡ
Trong clip quay về ông, một nữ TikToker cũng không giấu nổi sự xúc động: “Tiếng rao yếu ớt cùng với hơi thở hổn hển ấy thật đau lòng. 80 tuổi, ông phải dậy từ sáng sớm bắt xe buýt đến các khu chợ để bán từng móc khoá. Vợ bị dẹt cột sống, chỉ lết xung quanh nhà. Con gái bị sự cố giao thông khiến mắt không thể nhìn thấy. Có quá nhiều nỗi đau, nỗi khổ và gánh nặng trên vai ở cái tuổi mà cần được nghỉ ngơi nhất. Nghẹn lòng quá ông ơi.”
Sau khi thông tin của ông được chia sẻ lên mạng xã hội nhiều mạnh thường quân đã trực tiếp hỏi thăm địa chỉ của ông để tới tận nơi giúp đỡ. Trong đó có “cô tiên từ thiện” Nguyễn Đỗ Trúc Phương. Trên trang cá nhân của mình, Trúc Phương chia sẻ đã trích 50 triệu đồng từ tiền quyên góp gửi tặng ông bà. Cô cũng chia sẻ thêm về hoàn cảnh khó khăn của cặp vợ chồng già khiến ai nấy đều xót xa.
Dù đã tuổi cao sức yếu nhưng ông vẫn là trụ cột kinh tế của gia đình. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok L.L)
Hiện ông bà đang sống trong một căn trọ nhỏ tại TP.HCM. (Ảnh: FB Trúc Phương Nguyễn Đỗ)
Theo đó, ông bà hiện đang sống trong một căn trọ nhỏ tại TP.HCM. Hằng ngày ông đi bán móc khóa ở chợ kiếm tiền rồi tối về ăn cơm với bà. Trước đó bà cũng đi bán cùng ông nhưng sau khi bị ngã ảnh hưởng đến xương thì việc đi lại rất khó khăn nên chỉ có thể quanh quẩn ở nhà. Mặc dù có hoàn cảnh khó khăn nhưng ông bà đều không muốn làm phiền đến con cháu.
“Em có hỏi về con cháu của ông bà, thì được biết mọi người đều có gia đình riêng nên ông bà muốn tự sống vậy thôi, không làm phiền đến con cháu… Em có cầm thử cái cây móc khoá của ông, thật sự nặng lắm. Vậy mà hằng ngày ông vác theo bên mình đi khắp khu chợ bán. Ông bảo khi nào mỏi tay thì ông ngồi nghỉ, chứ không đi bán thì không có tiền”, Trúc Phương chia sẻ trên trang cá nhân.
Trúc Phương thay mặt các mạnh thường quân trao cho ông bà số tiền ủng hộ 50 triệu đồng. (Ảnh: FB Trúc Phương Nguyễn Đỗ)
“Cô tiên từ thiện” xách thử gánh hàng của cụ ông để xem hộ nặng. (Ảnh: FB Trúc Phương Nguyễn Đỗ)
Điều khiến nhiều người xót xa hơn là ông cụ còn có bệnh về tim mạch nên lời nói và hơi thở có chút khó khăn. Tuy nhiên vì điều kiện kinh tế không cho phép nên “ông bảo vì ông đã già, chỉ uống thuốc cho qua ngày và cố gắng sống được ngày nào hay ngày đó thôi, chứ không muốn đến bệnh viện nữa”.
Mặc dù bị gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên vai nhưng cả hai ông bà đều sống rất tình cảm. Trúc Phương cũng cho biết: “Lúc về, bà cứ nắm chặt lấy tay em, bảo em quay lại thăm bà nhé. Các cháu đến rồi đi làm bà nhớ các cháu lắm…”.
Ngoài Trúc Phương thì TikToker Ly Ly cùng một số mạnh thường quân khác cũng kêu gọi quyên góp cho ông bà. Hy vọng số tiền này có thể giúp ông bà có cuộc sống đủ đầy hơn trong những năm tháng cuối đời.
Ông bà rất xúc động khi được nhiều người quan tâm, giúp đỡ. (Ảnh: FB Trúc Phương Nguyễn Đỗ)
Cặp vợ chồng nghèo sống rất tình cảm khiến ai nấy đều xúc động. (Ảnh: FB Trúc Phương Nguyễn Đỗ)
Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng ông bà cũng không muốn phiền đến con cháu. (Ảnh: FB Trúc Phương Nguyễn Đỗ)
Video đang HOT
Cụ ông 78 tuổi bán xoài nuôi vợ bạo bệnh
Trước đó, mạng xã hội cũng từng xôn xao chia sẻ hình ảnh cụ ông Tô Vĩnh Thọ (78 tuổi, ở Tiền Giang) vẫn ngày ngày bán xoài nuôi vợ bạo bệnh. Đều đặn mỗi tháng 2 lần, ông Thọ lại thuê xe ôm, chở 200kg xoài từ Tiền Giang lên TP.HCM để bán. Không những vậy, để tiết kiệm tiền chữa bệnh cho vợ ông chỉ ăn bánh mì qua bữa, tối ngủ vỉa hè.
Mặc dù đã ở độ tuổi U80 nhưng ông vẫn trồng xoài, trèo cây hái xoài đem bán. Vì bán ở quê giá thành quá rẻ không bù được công chăm sóc nên ông phải lặn lội lên thành phố mưu sinh.
Cụ ông ở Tiền Giang lên TP.HCM bán xoài nuôi vợ bạo bệnh. (Ảnh: Hạ Âu, Tuni Truong)
Trước kia khi vợ còn khỏe, cả hai ông bà đều lên thành phố bán xoài. Tuy nhiên 10 năm gần đây, do bà sức khỏe yếu nên không thể đi cùng ông được nữa. Chia sẻ với VietNamNet, vợ ông cho hay:
“Những ngày ông ấy ở nhà, tôi rất vui, cái gì ông cũng lo cho tôi cả. Những hôm ông ấy lên TP.HCM, tôi ở nhà một mình. Lúc ấy, tôi rất buồn và sợ, chỉ mong ông sớm về. Tính đến nay, đã 10 năm ông ấy đi bán một mình rồi.”
Mỗi tháng đều đặn 2 lần ông chở xoài từ Tiền Giang lên TP.HCM để bán. (Ảnh: Hạ Âu, Tuni Truong)
Vậy mới thấy, trong cuộc sống còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn. Dù đã ở tuổi gần đất xa trời nhưng họ vẫn bị gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên vai. Hy vọng sự giúp đỡ của các mạnh thường quân sẽ giúp các trường hợp như vậy có thêm động lực cũng như điều kiện để an hưởng tuổi già.
Thông tin về cụ ông bán móc khóa nuôi vợ con được ủng hộ khiến chúng ta cảm thấy ấm lòng. Trong cuộc sống rất cần những tấm lòng sẵn sàng dang tay giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn như vậy. Đôi khi chỉ là số tiền nhỏ nhưng cũng giúp họ giảm bớt gánh nặng cuộc sống.
Qua đây, chúng ta cũng cần quan tâm nhiều hơn đến người già, nhất là những người thân trong gia đình. Đôi khi ông bà không muốn làm phiền con cháu nhưng chính sự quan tâm, hỏi han của các bạn sẽ giúp ông bà có thêm niềm vui trong cuộc sống.
Chân tay co quắp sau trận sốt cao, người phụ nữ nỗ lực cầm cọ vẽ, tự thay đổi cuộc sống
Cơn bạo bệnh có thể đánh gục thể lực, cướp đi sức khỏe của nữ họa sĩ, nhưng nó không thể nào dập tắt ngọn lửa đam mê với hội họa của chị.
Cánh cửa tương lai khép lại sau cơn bạo bệnh
Sinh ra vốn là một cô bé khoẻ mạnh với năng khiếu hội hoạ thiên bẩm, chị Trần Thị Hiền (40 tuổi) ở xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An không may trải qua một lần ốm thập tử nhất sinh rồi nhận di chứng nặng nề.
Nếu đầu hàng số phận, có lẽ đến bây giờ, chị Hiền vẫn chỉ ngày ngày quanh quẩn trong 4 bức tường ở căn nhà nhỏ lụp xụp. Sẽ chẳng ai biết đến chị với vai trò một "họa sĩ đồng quê", chuyên vẽ tranh truyền thần dành tặng mọi người.
Cơn bạo bệnh khiến chị Hiền bị co quắp chân tay, không thể cử động, di chuyển được
Bi kịch ập đến với chị Hiền vào năm 1996 - thời điểm chị còn là cô bé học trò lớp 7.
"Hôm đó sau khi từ trường về, mình bị cảm sốt nặng, gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu. Bác sỹ chẩn đoán bị biến chứng do cảm hàn. Sau 3 tháng điều trị, bệnh tình của mình ngày một nặng hơn, buộc phải chuyển tuyến lên Hà Nội, nơi có điều kiện khám chữa bệnh tốt hơn mới mong cứu được.
Nhưng nhà mình nghèo, bố mẹ vất vả làm nông nuôi 3 anh em ăn học, đủ ăn là may mắn lắm rồi, lấy đâu ra tiền chữa bệnh. Gia đình đành phải đưa mình về nhà chữa trị.
Lúc đó, ai cũng tưởng mình không qua khỏi vì người lúc tỉnh, lúc mê, thường xuyên nằm ngửa trên giường. Ấy vậy mà bố mẹ vẫn chạy vạy, nghe bảo ở đâu có thuốc hay là kiếm về cho mình uống." - chị Hiền tâm sự.
Trong cái rủi có cái may, chị Hiền vượt qua được thời khắc "ngàn cân treo sợi tóc", thoát khỏi bàn tay tử thần một cách khó tin.
Tuy nhiên, cô học trò mộng mơ với bao hoài bão đang chờ phía trước giờ đây phải đối diện với thử thách ngặt nghèo của cuộc đời: Bị tàn tật vĩnh viễn, chân tay co quắp không thể vận động, đi lại được, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào người thân, việc học hành của chị cũng đành gác lại từ đó.
Hiện tại, chị Hiền di chuyển bằng xe lăn, đa phần chị phải nhờ bố mẹ đẩy xe mới đi được vì căn bệnh viêm đa khớp hành hạ khiến chị đau nhức toàn thân, các khớp tay sưng vù, không thể tự lăn xe đi.
"Năm đó từ viện về, mình qua cơn bạo bệnh nhưng lúc tỉnh lúc mê, nằm liệt giường. Bố mẹ vay ngân hàng, bán đi con bò duy nhất mà gia đình nuôi để cày bừa ruộng đất, đưa mình lên Lạng Sơn chữa bệnh.
Sau 2 năm mình mới tỉnh táo và dậy được như thế này, từ đó đến nay mình ngồi xe lăn, mọi sinh hoạt đều phải nhờ bố mẹ giúp." - chị Hiền tâm sự.
Tai ương ập đến khiến sức khỏe, thể lực suy giảm nghiêm trọng, nhưng niềm đam mê vẽ tranh của chị Hiền vẫn nhen nhóm, không bao giờ dập tắt.
Hành trình trở thành họa sĩ vẽ tranh truyền thần nhờ một cơ duyên qua mạng xã hội
Cuộc sống không tránh khỏi lúc gập ghềnh, thử thách, nhưng bằng ý chí quyết tâm và tinh thần lạc quan, người phụ nữ nhỏ bé quê Nghệ An vẫn nỗ lực vượt qua, như cây Xương rồng vẫn nở hoa trên cát.
Năm 2019, em trai đi làm tích cóp mua tặng chị Hiền một chiếc điện thoại, giúp chị có thể lên mạng đọc tin tức, giao lưu, chuyện trò cùng mọi người. Tình cờ, chị Hiền mò mẫm học vẽ tranh và tham gia vào một hội nhóm dành cho những người có đam mê hội họa.
Sau khi sức khỏe cải thiện, chị Hiền mày mò tự học vẽ.
Chị đã kết nối được với anh Nguyễn Văn Huy - người thầy chuyên vẽ tranh truyền thần ở tỉnh Bình Dương. Biết được hoàn cảnh cùng nghị lực vượt lên nghịch cảnh của chị Hiền, anh Nguyễn Văn Huy nhận lời làm thầy dạy vẽ, dạy học miễn phí qua mạng.
Người bình thường học đã khó, với người tay chân bị co quắp, chứng viêm khớp hành hạ gây đau nhức liên tục, lại phải học online từ xa như chị Hiền thì khó khăn gấp bội.
Nhưng sự cổ vũ, động viên của gia đình, mọi người xung quanh cùng thầy giáo như tiếp cho chị thêm sức mạnh và động lực:
"Những ngày đầu tập tễnh theo học nghề vẽ tranh, mình được Đoàn xã Thuận Sơn, Nhóm Thiện nguyện "Những tấm lòng nhân ái Đô Lương" hỗ trợ dụng cụ học tập, bố mẹ cũng mừng vì con gái có niềm vui với sở thích hội họa.
Trong lớp năm đó có đông học viên, nhưng chỉ mỗi mình là người tàn tật, lại ở xa, nên lo lắng lắm. Học hết 3 tháng, mình vẫn chưa thể vẽ được gì nhiều, bị các bạn học viên khác bỏ xa. Có lúc tưởng không thể theo lớp nữa rồi, nhưng các bạn và thầy Huy động viên nhiều lắm, mình lại cố gắng vào buổi học tiếp theo. Cứ thế, sự nỗ lực cuối cùng cũng đã gặt hái được "quả ngọt".
Hằng ngày, chị Hiền say sưa bên trang giấy, cho ra đời những bức tranh chân dung truyền thần
Sau khi tốt nghiệp khóa học, chị Hiền tự tin bắt đầu bước chân vào hành trình sống với nghề vẽ chân dung truyền thần ở nhà.
Tranh chân dung truyền thần ngoài yêu cầu phải vẽ chuẩn các đường nét trên khuôn mặt, người vẽ cũng cần khắc họa được "thần thái", cảm xúc của người trong tranh.
Càng vẽ, chị Hiền càng say sưa và thêm yêu công việc này của mình. Từ nhiều năm nay, bố mẹ, anh chị em đã quen với hình ảnh chị Hiền ngồi say sưa từ sáng đến tối bên chiếc bàn nhỏ với mấy cây bút chì, mẩu than, những tập giấy và chiếc điện thoại cũ.
Chị miệt mài vẽ bằng cả đam mê và háo hức. Mỗi tác phẩm sau khi hoàn thiện được chị treo trang trọng trong nhà và chụp ảnh đăng lên trang cá nhân. Ngắm nhìn chị vẽ và những tác phẩm của chị, nhiều người không khỏi cảm phục nghị lực phi thường.
Bố mẹ chị Hiền dành trọn gian nhà trước, nơi gia đình thường ngồi tiếp khách để biến thành "phòng tranh" của con gái.
Trong căn nhà nhỏ, những bức tranh của chị được dán đầy lên tường.
"Công việc giúp mình thỏa đam mê, thấy bản thân có ích hơn. Mỗi bức vẽ truyền thần mình kiếm được từ 300 - 400 nghìn đồng, số tiền không nhiều nhưng cũng lo được thuốc thang và phụ giúp được bố mẹ chút ít sinh hoạt phí trong nhà.
Điều khiến mình vui hơn nữa là mọi người yêu thích những bức vẽ. Khi mình chụp hình đăng lên mạng, họ khen nhiều lắm, còn đặt vẽ ủng hộ để mang đến niềm vui, sẻ chia thêm với mình, xúc động lắm".
Cuộc sống gian nan, thử thách là vậy, nhưng chị Hiền vẫn không ngừng nuôi dưỡng khát vọng được sống hạnh phúc. Càng khó khăn, đau khổ, khát vọng sống hạnh phúc trong chị càng trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Bằng nghị lực vượt lên nghịch cảnh, dũng cảm đối diện với mọi khó khăn bằng bản lĩnh vững vàng, kiên định, chị Hiền đã tự tay xây dựng hạnh phúc đời mình bằng công việc có ý nghĩa.
1 số bức tranh do chị Hiền thực hiện.
Hiếm có: Trai tân lấy vợ "một lần đò", vất vả làm lụng lo cho con riêng của vợ bị ung thư Đến với vợ khi chị đã qua một đời chồng và có hai con riêng, giờ bé lớn lại bạo bệnh, người đàn ông ấy vẫn một lòng lo cho gia đình. Cha dượng cố gắng làm lụng lo cho con riêng của vợ Đang ở tuổi ăn, tuổi lớn, bé Nguyễn Ngọc Phương Vy (sinh năm 2011) hiện sống ở xã Tân...