Cụ ông 72 tuổi bị đột qụy liệt nửa người được cứu sống kịp thời
Ngày 9/7, đại diện bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn (TP.HCM) cho biết, đơn vị này vừa thực hiện thành công ca can thiệp hút huyết khối điều trị đột qụy và sau đó đặt stent động mạch cảnh trong để tránh tái phát nguy cơ đột qụy cho cụ ông 72 tuổi.
Theo đó, người bệnh là ông N.V.N, 72 tuổi, TP.HCM, nhập viện cấp cứu trong tình trạng tê vùng mặt, nói đớ, méo miệng và liệt nửa người bên trái. Người bệnh nhanh chóng được khám, khởi động quy trình đột qụy (Code Stroke) đối với bệnh nhân đột qụy nhập viện trong “thời gian vàng”.
Kết quả chụp CTA (CT Scan sọ não có bơm thuốc cản quang) và MRA (MRI sọ não có bơm thuốc cản từ) thấy bệnh nhân bị tắc động mạch cảnh trong phải. Bệnh nhân nhanh chóng được các bác sĩ chuyên khoa Đột quỵ dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (rtPA) và sau đó chuyển phòng can thiệp DSA (hệ thống chụp mạch máu số hóa) để chụp mạch máu não, nong bóng động mạch cảnh trong và hút huyết khối từ động mạch não giữa bên phải.
Ngay sau can thiệp, bệnh nhân tỉnh táo, phục hồi tri giác và vận động gần như hoàn toàn. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân nói chuyện, đi đứng, ăn uống, sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, trên hình ảnh cho thấy, bệnh nhân vẫn còn hẹp khoảng 50-60% lòng động mạch cảnh trong bên phải do xơ vữa.
Bệnh nhân được bác sĩ cấp cứu kịp thời. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Nhận thấy tình trạng ông N. có nguy cơ tái phát đột qụy, sau 2 tuần điều trị bằng thuốc, ông N. được các bác sĩ chỉ định nong và đặt stent động mạch cảnh trong bên phải.
Video đang HOT
Bệnh nhân được gây mê, dưới hệ thống máy DSA, toàn bộ hệ mạch máu đầu cổ của bệnh nhân được chụp lại, đánh giá kích thước, vị trị chỗ hẹp và sau đó được đặt hệ thống bảo vệ đầu xạ SpiderFx trước khi được đặt stent và nong bóng động mạch cảnh trong.
Phương pháp này giúp giải quyết được tình trạng hẹp động mạch cảnh gây nguy cơ thuyên tắc mạch máu và giảm nguy cơ đột qụy, nhồi máu não thậm chí tử vong có thể xảy ra sau này. Sau can thiệp, bệnh nhân được theo dõi 48h tại bệnh viện và ra viện trong tình trạng sức khỏe tốt, trở về lại sinh hoạt bình thường.
ThS.BS Phan Quốc Dũng, thuộc ekip đã trực tiếp thực hiện thủ thuật cho bệnh nhân chia sẻ: “Trường hợp ông N. rất may mắn, đến bệnh viện trong khoảng “thời gian vàng” sau đột quỵ não. Do vậy, bệnh nhân được thực hiện đầy đủ tất cả các phương pháp can thiệp đột qụy hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, bao gồm: dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, can thiệp hút huyết khối đường động mạch, và sau cùng là đặt stent động mạch cảnh trong để tránh tái phát đột qụy”.
Bác sĩ Dũng cho biết thêm, đối tượng dễ mắc bệnh hẹp động mạch cảnh là những người cao tuổi, đặc biệt thường gặp hơn ở người có hút thuốc lá, có yếu tố nguy cơ tim mạch như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.. Tuy nhiên, hầu hết người bị hẹp động mạch cảnh không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi mức độ hẹp của động mạch trở nên trầm trọng.
Các bác sĩ bệnh viện Hoàn Mĩ Sài Gòn cho biết, những cơn đột qụy nhẹ này thường xảy ra khi một vùng não bị thiếu nguồn cung cấp máu trong một thời gian ngắn.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi gặp các triệu chứng như: yếu hoặc tê một bên mặt hoặc tay, chân, chóng mặt, nó đớ hoặc không thể nói chuyện,… người dân nên đến ngay các bệnh viện thuộc mạng lưới Đột qụy để được thăm khám kịp thời.
Theo nguoiduatin
Ứng dụng AI trong điều trị đột quỵ giúp tăng thêm 18 giờ cứu não
Ứng dụng này giúp mở rộng cửa sổ cứu não lên đến 24 giờ, thay vì 6 giờ như phương pháp thông thường.
Bác sĩ của BV Nhân dân 115 chia sẻ về những trường hợp bệnh nhân được ứng dụng phần mềm Rapid. Ảnh: benhvien115.com.vn
Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 và BV Gia An 115 vừa ra mắt phần mềm trí tuệ nhân tạo Rapid (được phát triển bởi Đại học Stanford, Hoa Kỳ) ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ.
Hiện nay bệnh lý đột quỵ ngày càng gia tăng, không chỉ ở người lớn tuổi, người trung niên, mà ở cả người trẻ tuổi.
Các trường hợp bị đột quỵ hầu hết là do cục huyết khối gây thuyên tắc động mạch não. Hiện, mục tiêu chính trong điều trị đột quỵ là tái thông mạch máu não bị tắc nghẽn nhằm cứu lấy vùng nhu mô não đang bị tổn thương bằng các liệu pháp thuốc tiêu sợi huyết, hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Tuy nhiên, thời gian chính là nhược điểm của các phương pháp này: Nếu người bệnh đến sớm mới có cơ hội được điều trị.
TS.BS. Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TPHCM, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não (BV Nhân dân 115) cho biết, các phương pháp điều trị đột quỵ thông thường chỉ áp dụng cho bệnh nhân đến trong 6 giờ kể từ lúc bắt đầu có triệu chứng khởi phát. Theo nghiên cứu, chỉ có 20% bệnh nhân đến trong "cửa sổ thời gian vàng", điều đó cho thấy 80% còn lại bác sĩ không thể làm gì hơn.
Nhưng phần mềm Rapid cho phép mở rộng cửa sổ điều trị lên đến 24 giờ. Đặc biệt, phần mềm Rapid hữu ích với cả 2 dạng đột quỵ là nhồi máu não và xuất huyết não.
Với những trường hợp bị xuất huyết não, Rapid có thể tiên đoán được những vùng nhu mô não sẽ chết trong những giờ tiếp theo, biết được chính xác thể tích máu tụ, từ đó giúp các bác sĩ lượng giá được chính xác được khối máu tụ, nâng cao hiệu quả điều trị.
Điều này cũng rất phù hợp với kỹ thuật mới sắp áp dụng tại BV Nhân dân 115, đó là mổ và hút cục huyết khối đối với các bệnh nhân xuất huyết não bằng kỹ thuật robot - TS.BS. Nguyễn Huy Thắng cho biết.
Hiện nay đã có 1.200 BV của 40 quốc gia trên thế giới áp dụng phần mềm Rapid và mỗi năm cứu sống khoảng 250.000 bệnh nhân. Việt Nam là một trong 3 quốc gia ở Đông Nam Á triển khai (sau Indonesia, Thái Lan).
Theo số liệu công bố, trong 100 ca áp dụng phần mềm Rapid có thể điều trị thành công 49 ca, nhưng nếu không có phần mềm này thì chỉ có 19 ca điều trị thành công. Rapid sẽ được tiếp tục hoàn thiện để tối ưu nhất. Mặt khác, vì đây là trí tuệ nhân tạo, có khả năng tự học nên sẽ tự hoàn thiện mình dựa trên ứng dụng data rất lớn.
Mỗi năm, BV Nhân dân 115 điều trị trên 12.000 ca đột quỵ, trong đó có hơn 500 trường hợp lấy huyết khối bằng dụng cụ. Vừa qua, BV cũng trở thành đơn vị đầu tiên của châu Á được trao chứng nhận Chất lượng điều trị vàng của Hội Đột quỵ châu Âu.
Theo baochinhphu
Khuyến cáo cách chăm sóc người già tránh sốc nhiệt, đột quỵ Đã có trường hợp người cao tuổi bị sốc nhiệt nhưng người nhà đưa đến quá muộn khiến bệnh nhân tử vong. Vậy nên, để chăm sóc tốt hơn cho người cao tuổi trong những ngày nắng nóng, TS.BS Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và đột quỵ, BV Lão khoa Trung ương đã đưa ra những khuyến cáo. Theo bác sỹ...