Cử nhân về nuôi giun, tỉnh khen sáng tạo khi lãi 500 triệu/năm
Vào Nam lập nghiệp, nhưng thu nhập không đủ trang trải cuộc sống và giúp đỡ gia đình, anh Thành đã trở về quê nuôi giun quế.
Đến nay, trừ chi phí mỗi tháng anh bỏ túi 40 triệu tiền lãi.
Sinh ra ở vùng quê nghèo Tiên Cảnh (huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam), chàng trai 32 tuổi quyết tâm làm giàu để mong giúp đỡ gia đình.
Cào những luống giun quế để chuẩn bị cho chúng ăn, anh Nguyễn Văn Thành cười nói: “Bỏ thành phố về quê nuôi giun, đến giờ tôi thấy là quyết định đúng…”.
Anh Nguyễn Văn Thành bỏ thành phố về quê thực hiện ước mơ làm giàu bằng giun quế
Bỏ thành phố về quê nuôi giun
Sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả, anh Thành suy nghĩ bản thân phải học thật giỏi để giúp đỡ gia đình. Sau tốt nghiệp cử nhân điện một trường cao đẳng ở Đà Nẵng năm 2011, anh khăn gói vào miền Nam tìm cơ hội…
“Vào TP.HCM lập nghiệp, lương mỗi tháng hơn 8 triệu khiến tôi khó xoay xở nơi đất khách khi vừa phải trang trải cuộc sống, vừa gửi tiền về cho gia đình. Đến năm 2016, tôi trở về quê hương để lập nghiệp lần nữa”, anh Thành chia sẻ.
Khi mới về quê, anh thanh niên 32 tuổi chọn cho mình hình thức nuôi thỏ để bán lấy thịt. Lúc này, tận dụng phân của thỏ, anh bắt đầu chuyển sang nuôi giun quế để xử lý chất thải.
Video đang HOT
Anh Thành nhớ lại khoảng thời gian khó khăn từ nuôi thỏ chuyển sang giun quế: “Lúc đầu tập trung nuôi thỏ là chính, giun quế chỉ nhỏ thôi chứ không phát triển như bây giờ. Đến đầu năm 2020 dịch bùng phát, đầu ra không còn ổn định nên phải bán tháo hết tất cả mọi thứ và chịu lỗ vốn hơn 100 triệu”.
Thời điểm này anh Thành vay ngân hàng, bạn bè 500 triệu đồng, cộng thêm số tiền 200 triệu đồng từ bố mẹ để đầu tư cơ sở vật chất, nguồn giống chuyển sang một hướng kinh doanh mới – nuôi giun quế.
Với diện tích nuôi 1.500m2, giun quế được anh Thành mua giống tại Hà Nội đưa vào từng ô nuôi có bề ngang 1,5m, bề dài 10m và chiều sâu khoảng 20cm. Sau đó, chất thải như phân gia súc, gia cầm, bã đậu, mía, rơm, rau, củ quả được đưa vào chuồng nuôi.
Anh Thành tiếp lời: “Đây là nguồn thức ăn chính của giun, sau khi ăn xong những thứ này, giun sẽ thải ra phân. Phân giun sau khi được sàng lọc, nén viên hoặc nghiền được đưa ra thị trường tiêu thụ”.
Mỗi năm lãi gần 500 triệu đồng
Sản phẩm làm ra chủ yếu có hai loại chính. Một là phân hữu cơ gồm ba loại làm từ giun quế: phân giun nguyên chất dạng bột, dạng nén viên, dịch giun quế (giun thịt ủ lên men chiết ra dịch – PV).
Hai là giá thể sinh khối (giun quế còn sống, phân và ấu trùng – PV) bán lại cho các hộ gia đình để xử lý rác thải như rau, củ, quả bỏ đi và chất thải của heo, bò, gà trong các trang trại làm phân bón.
“Những sản phẩm từ giun quế sẽ được bán đến các hợp tác xã rau sạch, trung tâm giống cây trồng, đại lý vật tư nông nghiệp, người dân dùng phân sạch hoặc chơi lan”, anh Thành giải thích về đầu ra.
Thức ăn của giun quế là chất thải như phân gia súc, gia cầm, bã đậu, mía, rơm, rau, củ quả
Mỗi tháng, cơ sở sản xuất của anh đưa ra thị trường 15-20 tấn phân giun quế. Tùy vào mỗi loại phân sẽ có giá thành khác nhau. Phân dạng bột có giá thành khoảng 4.000 đồng/kg, dạng viên giao động từ 20-25.000/kg, dịch giun quế 100.000 đồng/ lít. Trung bình mỗi tháng, trừ tiền vốn anh Thành lãi 40 triệu đồng từ các sản phẩm giun quế.
Với anh Thành, khó khăn đầu tiên khi chuyển sang mô hình kinh doanh này đó là việc phải luôn giữ độ ẩm từ 60-70%, độ tối cũng cần phải đủ vì giun không ưa sáng.
“Tiếp đến đó là thị trường tiêu thụ, tôi đang có một nhân viên thị trường nhưng vẫn chưa ổn định được nguồn ra. Phần nữa máy móc vẫn chưa đủ nên năng suất không được như ý muốn”, anh Thành nhìn nhận.
Nói về dự định của tương lai, anh đang mong muốn liên kết với các hộ gia đình, thanh niên trong địa bàn để mở rộng mô hình lên đến 10.000m2.
Đóng gói thành phẩm
Hiện anh Thành đang sử hữu diện tích 1.500m2 nuôi giun quế
“Tôi cố gắng truyền đạt kinh nghiệm mình có để hỗ trợ cho những người muốn theo đuổi hướng kinh doanh này. Đầu ra tôi sẽ cố gắng bao luôn nếu như mở rộng được mô hình. Hiện tại tôi đang kết hợp với 6 người trên địa bàn để mở hợp tác xã Nông nghiệp Hữu cơ đất Quảng về sản phẩm phân hữu cơ và giá thể đất ươm mầm”, anh Thành chia sẻ.
Sản phẩm về giun quế của anh đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là ý tưởng dự án khởi nghiệp sáng tạo cấp tỉnh năm 2020.
Chủ tịch UBND xã Tiên Cảnh Lê Trường Hiền cho biết, dự án khởi nghiệp của anh Thành là một điểm sáng trên địa bàn xã.
“Ngoài việc tạo điều kiện để anh Thành dễ dàng trong việc phát triển mô hình ở địa phương, chính quyền cũng động viên các hộ gia đình, thanh niên trẻ phát triển để nhân rộng các ý tưởng thoát nghèo…”, ông Hiền nói.
Hà Nội: Trao tặng 480 suất quà cho nữ lao động di cư có hoàn cảnh khó khăn
Ngày 18/9, Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội phối hợp với Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng - LIGHT và Tổ chức Oxfam tại Việt Nam triển khai chương trình hỗ trợ nhóm nữ lao động di cư làm các nghề tự do có hoàn cảnh khó khăn.
Ban tổ chức trao 480 suất quà tặng các đơn vị tiếp nhận. Ảnh: TTXVN phát
Ban tổ chức đã trao tặng 480 suất quà, mỗi suất 500.000 đồng tới các nữ lao động di cư đang tạm trú tại 11 phường thuộc 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hoàng Mai và Hai Bà Trưng, gồm các phường Phúc Tân, Chương Dương, Phúc Xá, Thịnh Liệt, Định Công, Thanh Trì, Bạch Đằng, Phố Huế, Trương Định, Vĩnh Tuy, Minh Khai.
Được nhận suất quà hỗ trợ, chị Lại Thị Hồng Nga (quê Thái Bình), thuê trọ tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng xúc động nói: "Tôi bán hàng rong, còn chồng tôi thì làm nghề tự do. Dịch bệnh kéo dài nhiều tháng nay đã làm cho chúng tôi bị mất việc làm. Tôi còn phải thường xuyên điều trị bệnh nên cuộc sống rất khó khăn. Tôi xin cảm ơn những tấm lòng hảo tâm đã hỗ trợ vợ chồng tôi trong lúc khốn khó này".
Còn đối với chị Vũ Thị Hoa (quê Nam Định), thuê trọ tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình, làm nghề thu gom phế liệu thì suất quà được nhận sẽ giúp chị duy trì cuộc sống đang rất khó khăn của mình.
Đến thăm, động viên và trực tiếp trao quà cho những phụ nữ lao động nhập cư tại các địa phương, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh cho biết, thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố và một số quận, huyện có đông lao động di cư đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến các khu trọ để nắm bắt thực tế cuộc sống của các nữ lao động tự do, lao động di cư. Các đoàn công tác đã ghi nhận những khó khăn, vất vả của các nữ lao động khi bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Từ thực tế đó, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội đã tổ chức thăm, tặng quà, đưa ra khuyến nghị phù hợp, đề xuất cách thức triển khai chính sách an sinh dành cho đối tượng này...
"Giá trị mỗi phần quà tuy nhỏ, nhưng đó là tình cảm, sự sẻ chia với mong muốn giúp cho nữ lao động di cư phần nào vơi bớt vất vả trong cuộc sống. Chúng tôi mong các chị em sẽ cố gắng vượt qua khó khăn do tác động của dịch COVID-19, chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch để bảo vệ sự an toàn cho bản thân và tránh lây lan dịch bệnh cho cộng đồng", bà Lê Kim Anh chia sẻ.
Khi đợt dịch COVID-19 lần thứ tư xảy ra, từ ngày 27/4 đến 15/9, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội đã tập trung khai thác nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp để hỗ trợ phụ nữ yếu thế, lao động di cư tại các địa phương trên địa bàn Hà Nội. Đã có 7.338 suất quà với tổng giá trị trên 2,2 tỷ đồng được trao, hỗ trợ kịp thời cho các nữ lao động, phụ nữ yếu thế. Chương trình hỗ trợ nữ lao động di cư có hoàn cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục được Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố triển khai trong tháng 10 tới.
Cũng trong ngày 18/9, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức tọa đàm trực tuyến "Làm sạch từ gia đình", hưởng ứng chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" năm 2021.
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh trao suất quà cho nữ lao động di cư gặp khó khăn. Ảnh: TTXVN phát
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội luôn coi trọng việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về môi trường với sức khỏe của phụ nữ và gia đình. Bên cạnh đó, Hội cũng thường xuyên vận động hội viên, phụ nữ thực hiện các phong trào, cuộc vận động, các mô hình cụ thể, thiết thực để lôi cuốn đông đảo phụ nữ, người dân tham gia bảo vệ môi trường. Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" cũng không thể thiếu vắng sự chung tay của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố, góp phần xây dựng Thủ đô thân yêu thành đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại...
Tại tọa đàm, các cán bộ, hội viên phụ nữ đã được phổ biến, chia sẻ nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo về việc thực hành tái chế rác, xử lý rác tại gia đình. Nổi bật như: Cách làm đồ chơi cho trẻ em, cách phân loại rác, sử dụng rác làm phân hữu cơ; cách tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các thành viên gia đình và người dân; cách vận động nông dân không lạm dụng phân hóa học để bón cho cây trồng, thay thế bằng phân hữu cơ... Các mô hình, cách làm chia sẻ tại tọa đàm đều được đánh giá có tính ứng dụng cao và dễ dàng học hỏi, làm theo, nhân rộng...
Biến rác thải thành kho báu, mang ra tưới cây tốt vù vù, không cần mua phân bón Thời gian để ủ một thùng phân xanh tại nhà từ rác thải nhà bếp trung bình sẽ kéo dài từ 6 tháng cho đến 1 năm. Thay vì sử dụng các loại phân hóa học, vừa gây hại cho đất vừa ảnh hưởng đến sức khỏe thì các hộ gia đình có thể dễ dàng tạo ra loại phân hữu cơ an...