Cử nhân tranh việc làm của trung cấp
Một trong những ngành được coi là “hot” trong nhiều năm nay là kế toán khiến từ trường công lập đến dân lập, trường chuyên ngành hay đa ngành đều mở ngành đào tạo. Vậy nhưng tại sàn giao dịch việc làm của Hà Nội, các cử nhân lại đang phải tranh nhau vị trí tuyển dụng vốn chỉ dành cho trình độ trung cấp.
Nhiều cử nhân đang đăng ký tìm việc cả ở vị trí trung cấp (Ảnh minh họa)
2 năm tốt nghiệp ĐH vẫn đi tìm việc
Nguyễn Phương Mai, cử nhân ĐH Hùng Vương khoa Kế toán cho biết cô tốt nghiệp được 2 năm nhưng vẫn đang đăng ký tìm việc tại phiên giao dịch của Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội ngày 8-11 vừa qua. “Không phải là em không kiếm được việc làm. Doanh nghiệp, nhà hàng, cơ sở sản xuất đều cần kế toán nhưng công việc ở vị trí này thường không thể yêu cầu thu nhập cao bởi cạnh tranh khốc liệt. Rất nhiều trường, nhiều hệ đào tạo ngành này nên chúng em dù tốt nghiệp ĐH nhưng hưởng lương chỉ hơn công nhân một chút. Vì vậy, em vẫn phải đi tìm những vị trí tốt hơn” – Mai chia sẻ.
Qua thực tế tuyển dụng tại các phiên giao dịch việc làm, ông Vũ Trung Chính, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm cho biết, tình trạng thừa lao động trình độ đại học thiếu lao động trình độ phổ thông hiện rất nghiêm trọng. “Cùng một vị trí công việc như nhân viên kinh doanh, kế toán, nhiều doanh nghiệp khi đến làm việc tại phiên giao dịch việc làm chỉ yêu cầu tuyển trình độ trung cấp, thế nhưng lại có hàng chục hồ sơ của các cử nhân đăng ký thì rõ ràng trung cấp sẽ không đến lượt, còn cử nhân thì cũng đành chấp nhận mức lương dành cho trình độ trung cấp” – ông Chính phân tích.
“Quá nhiều đại học, trong khi lại quá ít đào tạo nghề. Bây giờ ai cũng lao vào đại học. Điểm cao đỗ trường lớn, điểm thấp đỗ trường vừa, thấp nữa thì vào dân lập, chưa kể lại còn liên thông, liên kết. Cuối cùng chỉ lãng phí công đào tạo vì rất nhiều vị trí, nhiều đơn vị tuyển dụng không cần đến trình độ đại học” – ông Chính khẳng định.
Chỉ “hot” với điều kiện…
Nói về tình trạng tuyển sinh năm nay, ông Nguyễn Bá Dong, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng hiện vẫn chưa có con số chính thức để biết rằng ngành nào thừa, ngành nào thiếu, nhưng chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng thấy, chỉ tính những ngành vài năm trước rất “hot” như quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính – kế toán thì nay có thể thấy đâu đâu cũng đào tạo dù không phải chuyên ngành thế mạnh của mình. Điều này chắc chắn dẫn đến tình trạng thiếu hụt đầu vào đồng thời thừa đầu ra. “Trường chúng tôi khi đưa ra chỉ tiêu đào tạo phải tính toán, phân chia sao cho cân đối các ngành nghề khi hàng năm có vài nghìn sinh viên ra trường. Không phải là cứ thấy ngành nào “hot” thì đào tạo ồ ạt. Cùng là ngành kế toán hay ngân hàng nhưng nếu tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân hay Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng thì khả năng có việc làm rất cao. Với những trường ít tên tuổi hơn thì dĩ nhiên là cơ hội không thể như nhau” – ông Dong phân tích.
Với ngành ngân hàng, số liệu mới công bố tháng 9-2012 của Viện Nhân lực ngành ngân hàng tài chính (BTCI) và Hay Group cho thấy, năm 2013 sẽ có 32.000 sinh viên chuyên ngành tài chính – ngân hàng ra trường nhưng chỉ có 20.000 người được các tổ chức tài chính, ngân hàng tuyển dụng. Như vậy, dù là tốt nghiệp ngành “hot” nhưng năm tới sẽ có 12.000 sinh viên chuyên ngành tài chính-ngân hàng sẽ phải tìm công việc khác với chuyên môn của mình.
Video đang HOT
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, nếu chỉ tiêu chung cho tất cả các ngành là 576.000 thì có tới 184.300 sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế – tài chính – ngân hàng. Tuy vậy, dù chưa hết thời hạn tuyển sinh, nhưng thông tin nhiều ngành được tuyên bố đóng cửa đã xuất hiện cả với nhóm kinh tế tài chính. Việc các trường thi nhau mở ngành tài chính ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh và luôn thu hút số lượng hồ sơ đăng ký cao gấp nhiều lần ngành khác, dẫn đến sự mất cân đối giữa nhu cầu tuyển dụng thực sự với số lượng sinh viên ra trường mỗi năm đối với những ngành luôn được cho là hấp dẫn nhất hiện nay.
Tuyển dụng “khát” nhân lực kỹ thuật
Bà Vũ Thanh Liễu, Trưởng phòng Thông tin thị trường, Trung tâm giới thiệu việc làm cho biết, hiện tại nhu cầu tuyển dụng lớn rơi vào khối kỹ thuật, cơ khí. Các nhà tuyển dụng đều cần khối lượng lớn nhân lực ở lĩnh vực này với đủ mọi trình độ kỹ sư, trung cấp, nghề… Còn theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, các ngành học như đóng tàu, nông, lâm, thủy sản, bảo hiểm, cơ khí… là những ngành nghề còn “khát” nhân lực. Bên cạnh đó, những ngành có lợi thế của Việt Nam như điện tử, cơ khí lắp ráp, cơ khí sửa chữa, vận hành… cũng đang đà phát triển.
Thiếu thông tin tổng thể
Theo ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường ĐH DL Hải Phòng, tình trạng nhiều trường đại học phải đóng cửa hoặc có nguy cơ đóng cửa ngành học có nguyên nhân chính từ thiếu thông tin tổng thể. Việc điều chỉnh cho phép mở ngành hay không với định hướng nguồn nhân lực là ở tầm vĩ mô và thuộc trách nhiệm của Bộ chứ các trường không thể tự điều chỉnh. Cũng chính vì thiếu định hướng nên hiện nhiều trường rơi vào tình trạng một số ngành chỉ tuyển được 10, 15 sinh viên nhưng vẫn phải duy trì dẫn đến khó khăn lớn cho các trường ngoài công lập.
Theo ANTD
Nghề giáo ngày càng áp lực
Bàn về chế độ cho nhà giáo, hầu hết các đại biểu đều trăn trở về điều này. Thầy cô không đủ sống, không trợ giúp được gia đình với mức lương của mình nên phải tìm mọi cách để bươn chải dẫn đến những cái nhìn không hay từ xã hội.
Trong thời kỳ hội nhập, yêu cầu của xã hội với người giáo viên về năng lực, nhân cách và phẩm chất ngày càng cao. Người thầy phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao chuyên môn từng ngày. Đó là ý kiến chia sẻ chung tại tọa đàm "Người thầy - nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giáo dục" do Ban tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức ngày 8/11 nhân kỉ nhiệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của hơn 300 đại biểu. Tọa đàm tập trung bàn luận các vấn đề như chuẩn mực của người thầy trong xã hội hiện nay, chính sách để thu hút người tài theo nghề sư phạm, công tác chăm lo hỗ trợ đời sống của đội ngũ nhà giáo...
Khoảng 300 đại biểu dự tọa đàm "Người thầy - nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giáo dục".
Chuẩn mực người thầy hiện đại
Nói về động lực chính thúc đẩy người thầy say mê với bục giảng, PGS.TS Nguyễn Tấn Phát - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT gói gọn trong dòng chữ: "Tin - yêu - tinh thần trách nhiệm". Để có được điều này, điều cần thiết nhất là khi đến với nghề không thể mang theo sự toan tính, không thật tâm khám phá và muốn cống hiến cho công việc. Ngành nghề nào cũng đòi hỏi điều này, nhưng với nghề giáo càng đúng hơn.
Tuy nhiên, ngoài yếu tố cá nhân, ông Phát cho rằng động lực thôi thúc người thầy cống hiến cho công việc còn phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các cấp lãnh đạo các chủ trương, chính sách về giáo dục. Khi trường không ra trường, lớp không ra lớp thì người thầy cũng khó hoàn thành chức trách.
Ông Lê Hồng Sơn - giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM chia sẻ dạy học là một hình thức lao động đặc biệt nên phẩm chất và nhân cách nhà giáo được quy định nhiều yếu tố, nhưng cốt lõi vẫn là tri thức và tình yêu thương học trò.
"Đối với nhà giáo thâm niên hay người mới vào nghề, để tồn tại và phát triển được nghề nghiệp thì buộc họ luôn phải có ý thức gia tăng hàm lượng tri thức trong tư duy và bồi đắp tình yêu thương, trách nhiệm trong giáo dục với thế hệ trẻ", ông Sơn bộc bạch.
Các đại biểu nhấn mạnh, bất kể thời kỳ nào xã hội cũng đòi hỏi năng lực, nhân cách và phẩm chất của người thầy trong cuộc sống và nghề nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập, áp lực này càng cao và xã hội yêu cầu thêm người thầy về phẩm chất là phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao chuyên môn từng ngày.
PGS.TS Trần Chí Đáo - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay đội ngũ nhà giáo là yếu tố hàng đầu quyết định đến chất lượng giáo dục. Sau giải phóng 1975, do thiếu đội ngũ GV phổ thông nên chúng ta đào tạo gấp rút cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Muốn làm cuộc cải cách giáo dục "căn bản và toàn diện", theo ông Đáo phải lấy mục tiêu người thầy là hàng đầu. Từ thầy kém sẽ có một lớp học trò kém kế tiếp. Muốn có thầy giỏi thì phải có nhiều chủ trương, chính sách, chế độ nhưng cần nhất là quan điểm giáo dục đúng đắn hay còn gọi là tư duy giáo dục đúng đắn.
Còn hiện nay, ông đánh giá chúng ta đang thiếu dân chủ trong giáo dục, thiếu dân chủ với người dạy và cả người học. Thế nên họ chưa được phát huy được hết sự sáng tạo, khả năng của mình mà vẫn bị gò bó, ép buộc với các tiêu chí thi đua, thành tích.
PGS.TS Trần Chí Đáo cho rằng cần dân chủ trong giáo dục để người dạy và người học phát huy được tính sáng tạo.
Trăn trở chế độ cho nhà giáo
Trong nội dung chia sẻ, hầu hết các đại biểu tại buổi tạo đàm đều trăn trở về chế độ đối với nhà giáo hiện nay quá thấp. Thầy cô không đủ sống, không trợ giúp được gia đình với mức lương của mình nên phải tìm mọi cách để bươn chải dẫn đến những cái nhìn không hay từ xã hội.
Sau khi đưa ra những con số so sánh về mức lương của giáo viên (GV) mầm non thấp hơn hoặc chỉ bằng nhân viên lái xe hay đánh máy tính, rồi giảng viên cũng có mức lương bèo bọt, TS Hồ Thiệu Hùng - nguyên Phó trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy TPHCM đặt câu hỏi: "Với đồng lương nhận được đủ nuôi gia đình nhà giáo sống tại đô thị trong bao lâu? Một tuần hay nửa tháng?".
"Khi họ muốn sống bằng công việc chuyên môn của mình thì bị xem là hành vi tiêu cực, bị làm khó đủ đường. Nên có những GV phải tính đến việc một buổi đi dạy, một buổi đi chợ bán hành tỏi buổi tối xin đi phục vụ ở nhà hàng hoặc chạy xe ôm... ", ông Hùng nói thêm.
Ông Hùng đưa ra một so sách ví von: "Nhà giáo là thủy thủ làm nhiệm vụ trên con tàu giáo dục. Lòng tự hào, vị thế của thủy thủ sẽ được nâng lên nếu được phục vụ không phải trên một con tàu cũ, thiết bị lạc hậu, chạy chậm mà lại đang chạy lạc lối. Hãy để rồi đây mọi người không còn phải chê bai "chuột chạy cùng sào cũng... không vào sư phạm".
Cho rằng bài toán nan giải nhất để GV tận tâm với bục giảng hiện nay là mức lương, PGS.TS Nguyễn Tấn Phát đồng tình với việc để nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được xếp bậc lương cao nhất trong hệ thống bảng lương viên chức, công chức nhà nước. Điều đó không chỉ đảm bảo mức sống để người thầy cống hiến cho nghề mà quan trọng nhất là thể hiện sự tôn vinh của xã hội đối với lĩnh vực được coi là quốc sách hàng đầu của đất nước.
"Chúng ta phải chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho đội ngũ công viên chức giáo dục như là nhiệm vụ chính trị. Không thể phó mặc cho nhà giáo tự bươn chải vật lộn với đồng lương không đủ sống vì làm như vậy là họ đang bị tổn thương", nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói.
Hoài Nam
Theo dân trí
Người tình nguyện gieo chữ cho những hoàn cảnh khó khăn Ở một khu chung cư gần trung tâm thành phố Đà Nẵng sầm uất, có một lớp học hằng đêm vẫn ê a tiếng tập đọc, đánh vần của những học viên có hoàn cảnh khó khăn trên hành trình đến với con chữ. Họ đến đây với mong muốn học cái chữ để khỏi bị lạc hậu với xã hội và để...