Củ lùn – Món ăn ấu thơ mộc mạc, bình dị của lũ trẻ miền Tây và lợi ích sức khỏe tốt
Củ lùn là loại thực phẩm quen thuộc, đặc sản của người dân vùng Nam Bộ. Chúng góp phần làm đa dạng nền ẩm thực Việt Nam.
Tuy có vẻ ngoài nhỏ bé nhưng củ khoai lại cực ngon, giòn sần sật, ngọt bùi tự nhiên. Ngoài ra, cũng như nhiều loại khoai khác, củ lùn chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.
1. Củ lùn là gì?
Củ lùn hay còn được gọi là khoai lùn, củ năng tàu, củ sâm lùn. Chúng có tên khoa học là Calathea allouia hoặc Calathea allovia, thuộc họ Marantaceae. Củ lùn có nguồn gốc từ Nam Mỹ thường phân bố ở các vùng nhiệt đới, trồng nhiều để thu hoạch củ bán hoặc ăn.
Củ lùn thường mọc thành bụi cao khoảng 1m, lá dày từ 20- 30cm. Củ lùn có hình dáng tròn nhỏ, vỏ ngoài màu vàng nhạt, có cuống dài, các củ tập trung thành chùm, bên trong thịt màu trắng trong, lõi màu trắng đục có bột. Củ lùn thường được mang luộc hoặc hấp có vị thơm thơm, giòn giòn, vị ngọt, bùi bùi nhẹ nhàng. Không giống các loại khoai khác loại củ này có phần ruột giòn sần sật, ít bột nên không gây ngán.
Ở Việt Nam loại củ này được trồng nhiều ở khu vực Tây Nam Bộ. Chúng được trồng nhiều và thu hoạch duy nhất 1 lần trong năm. Thông thường mùa củ lùn kéo dài từ tháng 11 âm lịch đến tháng 2 năm sau. Loại củ này khá lạ lẫm với các bạn ở miền Bắc nhưng được bán nhiều ở Sài Gòn. Loại củ này khiến bạn càng ăn càng mê, ăn một lần hết cả rổ vẫn chưa thỏa mãn.
Cây lùn khá cao, củ lùn mọc thành chùm, nằm không sâu nên rất dễ nhổ lên. Ảnh: Internet
2. Tác dụng của củ lùn đối với sức khỏe
Người thường có câu “nhỏ nhưng có võ” khi nhắc đến củ lùn. Bởi chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế mọi người rất thích ăn loại củ mát ngọt tự nhiên này.
Củ lùn chứa nhiều kali, canxi, photpho giúp ổn định huyết áp, hỗ trợ giảm mỡ máu, cải thiện tim mạch, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
Củ lùn mọng nước giúp bổ sung nước cho cơ thể, từ đó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, lợi tiểu.
Củ lùn chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa và trị táo bón . Ngoài ra chúng còn giảm cholesterol, ổn định đường huyết, giúp no lâu, giảm cân.
Video đang HOT
Trong củ lùn dồi dào các chất chống oxy hóa như vitamin A, B, C, E… làm chậm quá trình lão hóa, đẹp da, kháng viêm. Vitamin A trong thực phẩm tốt cho thị lực, phòng ngừa các bệnh về mắt.
Cũng giống như các loại khoai khác củ lùn chứa nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe tiêu hóa, giảm cân, giảm mỡ máu… Ảnh: Interne
Củ lùn là loại thực phẩm dân dã, bình dị của người dân miệt vườn, sông nước. Chúng thường được mang luộc, hấp bán tại các bến xe từ miền Tây lên Sài Gòn như một loại đặc sản. Ngoài ra cũng như các loại khoai khác chúng có thể dùng để nấu chè, canh xương hầm thanh mát, ngon cơm.
3.1. Cách luộc củ lùn
Nguyên liệu: 2kg khoai lùn, muối, đường
Cách thực hiện
Khoai lùn ngâm vào trong nước vài giờ, rửa sạch lại nhiều lần nước cho vỏ sạch bùn đất, để ráo nước.Bỏ khoai vào nồi, đổ ngập nước thêm vào 1 thìa canh muối. Đậy nắp nồi luộc khoai trong vòng 30 – 40 phút. Thấy khoai gần chín bạn nêm thêm 1 thìa canh đường (có thể không nêm đường). Ăn thử thấy khoai chín thì nhấc nồi xuống đổ khoai ra rổ.
Củ lùn ngâm nước trước khi luộc sẽ thơm ngon, mọng nước hơn. Ảnh: Internet
Như vậy bạn đã hoàn thành các luộc củ lùn đơn giản, nhanh gọn. Với loại củ này bạn có thể làm món ăn vặt lạ miệng ngày buồn chán, cải thiện tâm trạng vui vẻ. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận củ lùn giòn sần sật, thơm ngon ngọt tự nhiên, bui bùi ngất ngây. Khi ăn sẽ thấy thích thú không muốn dừng lại.
Củ lùn luộc chín ăn có vị giòn sần sật, bùi bùi, ngọt thanh tự nhiên, nhiều nước rất ngon. Ảnh: Internet
3.2. Cách nấu chè củ lùn
Vào những ngày trời hè oi bức được ăn chén chè củ lùn ngọt thanh, mát dịu, giòn sần sật thì còn gì bằng. Tuy đơn giản, dân dã nhưng món ăn vặt giải nhiệt này lại khiến nhiều người nhớ về kỷ niệm thời thơ ấu bên nồi chè củ lùn mẹ nấu. Dưới đây cùng tham khảo cách nấu chè khoai đơn giản, nhanh gọn này nhé!
Nguyên liệu: 500gram củ lùn, 2 ống vani, 200gram đường phèn, 100gram bột báng
Cách thực hiện
Củ lùn rửa sạch, bỏ vào nồi luộc 30 phút. Khi chúng chín vớt ra, bóc vỏ, cắt thành các khoanh vừa ăn.
Khoai lùn luộc chín, bóc vỏ, thái nhỏ, bột báng ngâm nước. Ảnh: Internet
Bột báng ngâm trước 30 phút, rửa sạch, để ráo. Bắc nồi nước lên bếp cho bột báng vào nấu đến khi bột báng nở.Bột báng nở bạn cho hết củ lùn, 100gram đường phèn vào khuấy đều. Nêm nếm độ ngọt lại cho vừa miệng. Nấu đến khi nước chè sôi bùng lên cho vào một ống vani khuấy đều rồi tắt bếp.
Khi nấu chè bạn có thể cho vào bó lá dứa hay gừng thái sợi tăng thêm độ thơm ngon. Ảnh: Internet
Tùy theo sở thích bạn có thể ăn chè khoai nóng hoặc chờ nguội cho chúng vào tủ lạnh để ăn lạnh. Để món chè thơm hơn bạn có thể bỏ thêm lá dứa trong lúc nấu cũng rất thích hợp. Cách nấu chè khoai lùn mang đến món ăn vặt dinh dưỡng, ngọt ngào lạ miệng rất tốt cho những ngày buồn chán.
Món ăn vặt ngọt ngào, giòn sần sật, thanh mát giải nhiệt mùa hè, cải thiện tâm trạng. Ảnh: Internet
Củ lùn cũng giống như các loại khoai khác còn có thể mang nấu canh, hầm xương rất ngon. Các món ăn vặt từ củ lùn hứa hẹn sẽ mang đến ngày nghỉ vui vẻ, thư giãn tuyệt vời. Nếu bạn là người con miền Tây chắc chắn sẽ thấy loại thực phẩm này rất đỗi quen thuộc và gần gũi.
Loài ốc là đặc sản miền Tây nhưng không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức
Do chỉ có trong tự nhiên, việc đánh bắt phải tùy thời điểm nên loài vật này ngày càng khan hiếm ở miền Tây.Tuy không nổi tiếng như nhiều đặc sản miền Tây như cá linh bông điên điển, tôm càng xanh...
nhưng những con ốc đắng lại là một món ăn vặt, ăn chơi của nhiều người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đồng thời, nó cũng là nguyên liệu chế biến thành nhiều món ngon trong bữa cơm thường ngày.
Nhiều người còn cho rằng, đã là người miền Tây thì không ai không biết tới ốc đắng. Cũng bởi nó đã gắn liền với đời sống người dân vùng sông nước từ rất lâu. Thế nhưng, những năm gần đây ốc đắng trở nên khan hiếm, con nhỏ, thịt không còn béo, ngon như lúc trước nữa. Thế nhưng cũng có một thời gian, trên khắp các con kênh lại xuất hiện ốc đắng, giúp người dân có thêm thu nhập.
Tầm tháng 5, khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống dòng sông ngập ngụa phù sa, cũng là lúc ốc đắng sắp vào mùa đẻ trứng. Mùa này, ốc mập ú, thậm chí những trứng non mới tượng hình trong ruột khiến thịt ốc ăn rất ngọt, giòn, bùi. Nhưng đến cuối mùa, ốc ốm, ruột đầy con non, nhai rạo rạo kém ngon...
Ốc đắng có mình tròn, to cỡ đầu ngón trỏ (cũng có khi lớn hơn), màu nâu thẫm, đuôi nhọn, trôn ốc xoắn nhặt (tương tự như ốc gạo). Tuy không to, nhiều thịt như ốc bươu, ốc lác, nhưng khi nhắc đến ẩm thực miệt đồng quê thì người ta lại nghĩ ngay về loài ốc đắng.
Ốc đắng thường trú ở những bụi rậm nằm ven các con kênh. Vì vậy, khi con nước vừa xuống, người dân miền Tây thường bơi xuồng dọc theo các con kênh, dỡ từng bụi cây. Ốc đắng bám dày đặc các bụi cây, người ta chỉ cần giũ mạnh cho ốc rơi xuống xuồng rồi đi tiếp đến những bụi cây khác. Bắt ốc theo cách này nhanh, đơn giản mà vẫn có thể bắt được nhiều ốc.
Để bắt ốc nhanh và tiện hơn, người miền Tây thường dùng bao đựng lúa hay bao thức ăn chăn nuôi, tàu lá chuối, tàu dừa đặt xuống các mé kênh, sau đó dùng sợi dây buộc vào gốc cây để cố định vị trí. Qua một đêm, ốc sẽ bám vào đó, người dân chỉ cần dỡ lên bắt thôi.
Ốc đắng khi bắt lên được ngâm trong nước lạnh cùng vài trái ớt sừng đập giập cho ốc nhả hết bùn, chất bẩn ra nhanh. Ngoài món ốc đắng luộc với sả hoặc lá ổi, lá chanh dùng với nước mắm chanh sả ớt (hay cơm mẻ sả ớt), thịt ốc đắng có thể chế biến ra nhiều món ngon khác như gỏi ốc đắng trộn bắp chuối, chả ốc đắng, ốc đắng chiên trứng, ốc đắng kho sả ớt, ốc đắng kho dừa.
Thưởng thức ốc đắng khá đơn giản. Cách làm thường thấy và giữ nguyên được vị ốc nhất chính là luộc lên chấm với một đĩa nước mắm sả ớt hoặc nước mắm cơm mẻ. Thịt ốc đắng có mùi vị ngọt lành. Ăn ốc đắng mà bỏ phần cuối thì mất ngon, không còn gọi là ốc đắng nữa, bởi sau vị đắng là vị béo, bùi, dẻo như bột. Nhể một con ốc đắng mập, chấm vào chén cơm mẻ rồi đưa lên miệng nhai và cảm nhận... Ốc đắng giòn sần sật ở phần đầu, béo ở phần đuôi, quyện cùng vị chua của cơm mẻ, cộng thêm vị the the của gai lể ốc, cay nồng của rau răm, làm món ăn ngon khó tả.
Bên cạnh đó, trong quá trình luộc, người miền Tây thường sử dụng nước ốc đắng để nấu canh rau tập tàng cải thiện những bữa cơm nghèo khó.
Đối với các bà nội trợ Miền Tây, có lẽ món ngon nhất từ con ốc đắng là gỏi cuốn ốc đắng lá cách. Món này cần đến nhiều sự khéo tay và phải kỳ công trong khâu chế biến. Đầu tiên là phải luộc rồi nhể thịt ốc ra, sau đó trộn với cơm dừa khô xắt nhuyễn, dùng lá cách gói hỗn hợp ấy rồi chấm với nước mắm sả để ăn. Khi kết hợp các nguyên liệu lại, món gỏi cuốn bằng lá cách này có mùi vị khác hẳn đi, thơm ngon đến lạ.
Ốc đắng có giá dao động từ 50.000 đồng - 130.000 đồng/kg tùy từng thời điểm. Vì ốc được đánh bắt tự nhiên nên không phải lúc nào bạn cũng có cơ hội nếm thử món ăn này.
2 cách làm bánh cúng lá chuối Miền Tây mềm dẻo, thơm béo ăn ngon không dừng Bánh cúng một trong những món ăn nổi tiếng được nhiều người yêu thích ở các tỉnh Miền Tây. Loại bánh dân dã được gói bằng lá chuối thường có mặt trong các dịp cúng giỗ, Tết Đoan Ngọ, Tiết Thanh Minh, khai trương... Chiếc bánh thể thể sự thành kín, chỉn chu của gia chủ. Đây cũng là thức quà mộc mạc,...