Củ lạc – Món ăn dưỡng sinh đầu đông
Tiết trời cuối thu đầu đông thường chuyển lạnh, dễ gây bệnh. Vậy đầu đông nên ăn món gì để bồi bổ cơ thể? Mách bạn 5 công hiệu dưỡng sinh của món lạc cho những ngày đầu đông.
Làm ấm dạ dày
Lạc có công dụng bổ khí, làm sạch họng, chống ngứa, kiện tì, bảo vệ dạ dày, nhuận phổi và tiêu đờm.
Những ngày cuối thu đầu đông thường dễ làm chứng dạ dày tái phát, bạn nên chủ động bổ sung thêm các thực phẩm có tác dụng bảo vệ dạ dày giống lạc, như: bí đỏ, khoai lang, cà rốt…
Video đang HOT
Mùa đông cũng là mùa có tỉ lệ mắc bệnh ngứa ngoài da cao. Theo Đông y, bệnh ngứa ngoài da vào mùa đông đa phần do khí hậu khô hanh. Người hay mắc chứng này cóthể dưỡng máu để trị liệu bằng các món như móng lợn hầm lạc và đậu.
Làm giảm lượng cholesterol
Lạc vị ngọt, tính bình, có tác dụng kiện tì, bảo vệ dạ dày, nhuận phổi, hoá đờm, ích khí. Do đó có thểdùng lạc để trị các chứng gầy do suy tì, ho khan có đờm, thiếu sữa sau khi sinh…
Axit béo trong lạc có thể khiến cholesterol trong gan phân giải thành BA, đẩy nhanh quá trình bài tiết. Từ đó làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, mang lại tác dụng ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch.
Làm chậm quá trình lão hoá
Hàm lượng amino axit cao trong lạc còn có tác dụng tăng cường trí nhớ, làm chậm quá trình lão hoá. Chất VE có trong lạc giúp kéo dài thời gian bị lão hoá của các cơ quan, đồng thời tăng cường chức năng giải độc của gan.
Chức năng tạo máu mạnh
Lạc có chức năng cầm máu và tăng lượng tiểu huyết cầu. Không chỉ vậy, ăn lạc cả vỏ mang lại hiệu quả mạnh gấp 50 lần so với ăn lạc không vỏ.
Theo Dân Trí
Nhịn ăn chữa bệnh - không được khuyến khích
Rất nhiều người đang áp dụng phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh nhưng hiệu quả thực sự chưa thấy đâu, chỉ thấy không ít người phải nhập viện cấp cứu vì tụt huyết áp.
Không chỉ có người già mà nhiều phụ nữ trung niên, thanh niên chọn cách nhịn ăn vào các mục đích như chữa bệnh, giảm cân, thanh lọc cơ thể...thậm chí để tươi trẻ hơn. Hiện tại, y học không bác bỏ hay phê phán phương pháp nhịn ăn chữa bệnh nhưng cũng không khuyến khích. Vì nhiều y kiến cho rằng, khi nhịn ăn cơ thể sẽ phải tiêu hao phần thịt của mình để duy trì sự tồn tại, do đó một số khối u, tổ chức viêm sẽ được tiêu đi và thay vào đó là các tổ chức lành lặn.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, quá trình nhịn ăn kéo dài sẽ xảy ra một số diễn biến khác thường trong cơ thể mà chưa có nghiên cứu nào chứng minh một cách khoa học, khách quan rằng các diễn biến đó không theo hướng xấu hay gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cơ thể con người gồm nhiều cơ quan, bộ phận luôn cần được cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng để tồn tại và hoạt động. Nếu nhịn ăn kéo dài, nguồn năng lượng trong cơ thể sẽ cạn kiệt, các chất dinh dưỡng thiếu hụt sẽ gây nên sự ảnh hưởng không tốt tới hàng loạt các chức phận bên trong cơ thể, đặc biệt là não. Não chỉ chiếm 1/40 trọng lượng cơ thể nhưng não lại tiêu hao lượng oxy và 1/5 lượng máu cung cấp dưỡng chất cho toàn cơ thể. Nếu tế bào não bị đói sẽ dẫn đến rối loạn hệ thống thần kinh T.Ư là nơi điều hành mọi hoạt động chức năng của cơ thể.
Một lưu y là không phải ai áp dụng nhịn ăn cũng chữa được bệnh, chưa kể có những trường hợp thất bại dẫn đến hậu quả nguy hiểm như viêm phổi, suy nhược cơ thể, ngất...Đặc biệt, triệu chứng tụt huyết áp khi nhịn ăn rất phổ biến. Khi huyết áp tụt quá thấp sẽ gây thiếu máu não, dẫn đến choáng, ngất và nguy hiểm cho tính mạng.
Vì vậy, trước khi quyết định chọn phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh, bạn nên tham khảo y kiến của bác sĩ để có sự chỉ dẫn và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc và để phát hiện và xử trí kịp thời những diễn biến không tốt cho sức khỏe xảy ra.
Theo Lao Động
Cao huyết áp và một số phương pháp điều trị Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu &ge140mmHg và, hoặc huyết áp tâm trương &ge 90mmHg. Tăng huyết áp thường gặp ở người trưởng thành, 90% các trường hợp là không rõ nguyên nhân. Theo WHO tăng huyết áp được xem là một trong 10 bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nhân loại có thể làm giảm tuổi...