Cú hích của BTS thúc đẩy làn sóng K-pop phát triển mạnh mẽ trên thế giới
Theo trang Nikei, sự nổi tiếng của âm nhạc, phim truyền hình theo làn sóng K-pop đã giúp Hàn Quốc có sức lan tỏa lớn trên khắp thế giới.
Doanh nghiệp Hàn Quốc phát triển tại Mỹ
Giống với nhiều nơi khác trên thế giới, Mỹ đang thưởng thức văn hóa không hề nhầm lẫn mang phong cách Hàn Quốc, có âm nhạc, phim ảnh và thậm chí cả ẩm thực. Năm 2020, bộ phim “Ký sinh trùng” của Đạo diện Hàn Quốc Bong Joon-ho từng giành tới 6 giải Oscar; nhóm nhạc thần tượng Balckpink đã làm mưa làm gió tại Mỹ trong hành trình tour diễn; hiện tượng “ Squid Game” đã tiếp tục được vinh danh là loạt phim được xem nhiều nhất trên ứng dụng phát trực tuyến Netflix và đồng giám đốc điều hành của gã khổng lồ phát trực tuyến Ted Sarandos đã đến thăm Seoul trong tuần này để thảo luận về kế hoạch cho nhiều nội dung hấp dẫn của Hàn Quốc hơn.
Nhóm nhạc BTS. Ảnh:CNN
Tất cả những điều này đủ để hiểu sức lan tỏa của văn hóa Hàn Quốc tại Mỹ lớn đến thế nào.
Kể từ lần đầu tiên BTS đứng đầu bảng xếp hạng Billboard vào năm 2020, đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc vào Mỹ đã tăng lên đáng kể. Dữ liệu từ Cục phân tích kinh tế Mỹ cho thấy FDI của Hàn Quốc trong năm 2021 đạt mức kỷ lục 72,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước, trải rộng trên các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ tài chính, bán buôn và bán lẻ, bất động sản và dịch vụ kỹ thuật.
Theo ông Jeff Lee, một đối tác tại công ty đầu tư mạo hiểm NLVC có trụ sở tại Thung lũng Silicon, sự phổ biến của văn hóa K, đặc biệt là sự thành công của K-pop ở Mỹ, mang đến “cơn gió lớn” cho các doanh nghiệp Hàn Quốc, bất kể ngành nào.
“Điều đó cho thấy có thể biến những điều không thể thành có thể. Các doanh nhân trẻ ở Hàn Quốc biết rất rõ về Mỹ. Họ không chỉ nói tiếng Anh tốt mà còn hiểu cách người Mỹ làm việc nhờ vào mối quan hệ giao thoa văn hóa lâu đời giữa hai quốc gia”, ông Lee nhấn mạnh.
Trong khi thị trường Mỹ dường như đã chín muồi đối với các dự án kinh doanh của Hàn Quốc nhưng các công ty Hàn Quốc đôi khi không thể tránh khỏi một số thách thức giống như các công ty đến từ các quốc gia châu Á khác.
Thị trường Mỹ cũng “có tính cạnh tranh cao với nhiều đối thủ lâu đời” trong các ngành công nghiệp. Các công ty Hàn Quốc cần xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư và cộng đồng địa phương, đồng thời làm quen với bối cảnh kinh doanh của Mỹ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và công ty khởi nghiệp không có nguồn lực của các tập đoàn lớn.
Video đang HOT
Mặc dù nội dung và văn hóa Hàn Quốc đã đặt nền móng cho sự quan tâm ban đầu nhưng các khoản đầu tư vào Mỹ sẽ có được nhiều hơn khi đánh giá về tiềm năng thị trường, tiến bộ công nghệ, khả năng tiếp cận vốn và tài nguyên, chính sách thân thiện với doanh nghiệp cũng như quan hệ đối tác chiến lược.
Lan tỏa ngôn ngữ trên khắp thế giới
Theo hãng CNN, bởi ảnh hưởng của văn hóa lan rộng theo làn sóng K-pop từ nhóm nhạc BTS trên khắp thế giới, người dân trên khắp thế giới cũng quan tâm đến ngôn ngữ Hàn Quốc nhiều hơn.
Theo dữ liệu được phân tích bởi Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại, số lượng sinh viên theo học các lớp tiếng Hàn tại các cơ sở giáo dục đại học ở Mỹ đã tăng vọt từ 5.211 vào năm 2002 lên gần 14.000 vào năm 2016. Bước nhảy vọt này rất ấn tượng vì tiếng Hàn không dễ học đối với những người không phải là người bản ngữ. Bộ Ngoại giao Mỹ liệt kê tiếng Hàn là “ngôn ngữ siêu khó”, nghĩa là nó “đặc biệt khó” đối với người nói tiếng Anh và mất trung bình 88 tuần để đạt được trình độ làm việc chuyên nghiệp.
Sự phổ biến mới của tiếng Hàn không phải là ngẫu nhiên, với việc các nhà chức trách Hàn Quốc đã năm bắt cơ hội để quảng bá ngôn ngữ của đất nước nhờ vào xuất khẩu thành công hơn.
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, xu hướng những năm gần đây, nhiều quốc gia bao gồm Lào, Myanmar và Thái Lan đã chính thức sử dụng tiếng Hàn như một ngoại ngữ trong chương trình giảng dạy ở trường học, theo thỏa thuận đã ký với Bộ Giáo dục Hàn Quốc. Trong khi đó, Viện King Sejong, một thương hiệu dạy tiếng Hàn do chính phủ thành lập, đã thành lập 244 trung tâm học tập trên toàn thế giới, theo trang web của viện.
Bà Jiyoung Lee, trợ giảng tại Khoa Nghiên cứu Đông Á của Đại học New York đã chỉ ra sự gia tăng của các nền tảng truyền thông xã hội như Instagram và TikTok. Bà cho biết những điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hóa quốc tế và “ảnh hưởng lớn” đến số lượng người học tiếng Hàn.
Sinh viên Mỹ có xu hướng học tiếng Hàn “vì họ quan tâm hơn đến việc thưởng thức văn hóa và muốn nói chuyện với các ca sĩ hoặc diễn viên yêu thích của họ,” bà nói.
Trong khi đó, sinh viên ở Đông Nam Á chủ yếu học tiếng Hàn để kiếm việc làm ở Hàn Quốc hoặc tại một công ty Hàn Quốc bởi số lượng thương hiệu Hàn Quốc thành lập không chỉ ở Đông Nam Á mà còn ở nhiều quốc gia khác nhau.
Từ K-pop đến cơ hội việc làm
Theo Yonhap, gã khổng lồ giải trí Hàn Quốc SM Entertainment đang mở rộng sang Đông Nam Á với trụ sở mới ở Singapore. Trong khi đó, chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 của Hàn Quốc có hơn 180 cửa hàng tại Việt Nam và chuẩn bị mở tại Malaysia trong năm nay.
10 năm của BTS: Phong cách kéo dài hàng thập kỷ theo cơn sốt K-pop
“Việc mở rộng kinh doanh và văn hóa đại chúng của Hàn Quốc cũng có thể thúc đẩy giới trẻ Đông Nam Á đến du lịch Hàn Quốc. Người Đông Nam Á chiếm hơn 40% sinh viên nước ngoài tại Hàn Quốc và 30% cư dân nước ngoài ở nước này nói chung”, Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế cho biết.
Ông Jeffrey Holliday, Giảng viên ngôn ngữ Hàn Quốc tại Đại học Hàn Quốc ở Seoul (với các lớp dạy bằng tiếng Anh) cho biết khoảng 40% sinh viên của ông là sinh viên trao đổi, chủ yếu đến từ Mỹ. Những sinh viên này có xu hướng là sinh viên đại học, chỉ ở Seoul trong một vài học kỳ và gần như tất cả đều là những người hâm mộ cuồng nhiệt văn hóa đại chúng Hàn Quốc như K-pop.
Trong khi đó, các sinh viên cao học nước ngoài của ông – những người có xu hướng học toàn thời gian ở đó và đang tìm việc làm ở Hàn Quốc – phần lớn đến từ Trung Quốc và Việt Nam.
“Đối với tôi, điều đó thật bất ngờ vì khi tôi học đại học (ở Mỹ) từ năm 1999 đến năm 2003 không có ai học tiếng Hàn. Tôi là người duy nhất không phải là người Mỹ gốc Hàn. Trong khi bây giờ, những sinh viên này đến đây, họ rất tập trung, rất quyết tâm – họ nói rằng thực sự muốn học tiếng Hàn và ở đây vì điều đó”, ông Jeffrey Holliday nhấn mạnh./.
Nhóm bạn trẻ Hà Nội đằm mình vớt rác để những con sông xanh trở lại
Đều đặn hàng tuần, các thành viên nhóm Hà Nội Xanh lại gặp nhau tại điểm vớt rác, mặc đồ bảo hộ và bắt đầu khơi thông dòng nước bị ô nhiễm.
Khi những dòng sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm nặng nề kêu cứu thì thế hệ trẻ đáp lời. Một số bạn trẻ đã thành lập nhóm vớt và xử lý rác tự nguyện mang tên "Hà Nội Xanh", nhằm mục đích lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, "hồi sinh" những khu vực bị ô nhiễm.
Bất chấp nguy hiểm, dơ bẩn để vớt rác
Những ngày đầu thành lập, nhóm chỉ có 3 thành viên, nhưng chính tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên" của các bạn đã truyền cảm hứng cho cộng đồng, để ngày càng nhiều người tham gia dự án vớt rác khắp các con sông, kênh mương ô nhiễm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bạn Nguyễn Tân Huy (28 tuổi) trưởng nhóm Hà Nội Xanh cho biết: "Lí do mình thành lập nhóm Hà Nội Xanh là mình đã sinh sống, học tập và làm việc ở Hà Nội được 7 8 năm. Mình cũng biết sự ô nhiễm của những dòng sông quanh thành phố Hà Nội. Vì vậy đã thành lập dự án Hà Nội Xanh để làm sạch những con kênh, mương hay sông hồ đang bị ô nhiễm mà bên môi trường chưa tham gia xử lí."
Mục tiêu của Huy mong muốn là dự án thành lập ra với thông điệp xanh này sẽ được lan tỏa đến tất cả mọi người, để mọi người chung tay bảo vệ môi trường. Nhóm cũng mong muốn nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ từ các bên có liên quan hoặc bên môi trường có thể tham gia hỗ trợ tuyên truyền người dân xả rác đúng nơi quy định, để những công việc Hà Nội Xanh có ý nghĩa hơn.
Hiện tại, nhóm được thành lập đến nay được gần 5 tháng. Hoạt động ở khu vực Định Công, Hoàng Mai, sông Tô Lịch, kênh La Khê, sông Nhuệ... Khó khăn nhất là nhiều nguy hiểm khi hoạt động ở sông Tô Lịch và kênh La Khê bởi vì khu vực đấy nước rất sâu, tham gia gom rác rất khó khăn.
Trung bình mỗi tuần, đội sẽ làm 4 buổi với 10-15 tình nguyện viên. Riêng cuối tuần có 25-30 người. Mỗi buổi kéo dài 5-6h, riêng địa hình khó khăn phải mất cả ngày để thực hiện. Mỗi thành viên trước khi xuống dọn rác đều được trang bị quần áo bảo hộ, găng tay và các dụng cụ cơ bản như rổ, túi nilon, cào, gậy.
Những buổi ngâm mình như thế, các tình nguyện viên vớt hàng chục, hàng trăm kg rác thải. Có rất nhiều loại rác như: vỏ chai, hộp giấy, túi nilon, xác động vật đang phân hủy, mà còn có cả những vật dụng sắc nhọn đầy nguy hiểm như mảnh sành, kim tiêm,... Các tình nguyện viên đa phần đều là học sinh, sinh viên và các bạn trẻ mới ra trường.
"Được vào nhóm Hà Nội Xanh là cái niềm vui và cũng là một niềm tự hào cho bản thân". Đó là những lời chia sẻ của chị Đặng Trang Nhung (43 tuổi), hiện tại đang sinh sống ở Phúc Đồng, Long Biên.
Bởi ở đó người có chung chí hướng, hướng tâm, hướng thiện, làm những việc tốt cho cộng đồng, xã hội nên chị luôn luôn theo dõi fanpage và các hoạt động của nhóm để chung tay để có những hành động đẹp đẩy lùi ô nhiễm môi trường.
Trên dòng kênh đen đặc rác, bốc mùi hôi thối, các bạn trẻ vẫn lội bùn, liên tục gom, vớt rác bỏ vào bịch ni lông đen rồi chuyền nhau chuyển lên bờ.
Bạn Dương Thu Hương (SN 1999, Long Biên, Hà Nội) là tình nguyện viên của nhóm Hà Nội Xanh chia sẻ: "Tôi biết đến nhóm qua mạng xã hội và là một người từ trước đến nay rất mong muốn làm những công việc tình nguyện về môi trường thế này . Vì thế tôi vào đây góp sức nho nhỏ để bảo vệ môi trường."
Sau 3h lao động không ngừng nghỉ, thành quả của đội là hàng chục bao rác lớn được đưa lên bờ, chờ chuyển đến địa điểm tập kết.
Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Sau những tháng ngày hoạt động, Hà Nội Xanh đã nhận về nhiều phản hồi tích cực từ người dân. Chị Tống Thùy Dương (31 tuổi), người dân đang sống tại quận Long Biên, Hà Nội chia sẻ: "Tôi thấy hành động của các bạn trẻ rất có ý nghĩa và những việc làm này này để nhằm giúp tất cả mọi người đều có ý thức giữ môi trường xanh sạch đẹp hơn."
Tuy nhiên bên cạnh những bình luận tích cực, ủng hộ thì nhóm của Huy cũng gặp phải một số bình luận trái chiều "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng".
" Tôi có tuyên truyền, chia sẻ với bạn bè khi tham gia Hà Nội Xanh nhưng bạn bè cũng có nói "đi nhặt rác thế này sao mày rảnh thế", cũng có nhiều lời chê bai, không ủng hộ lắm". Tình nguyện viên Lê Thị Yến Nhi cho biết.
Bỏ qua những lời chê bai, không ủng hộ đó. Nhóm của Huy vẫn thấy công việc này thật sự ý nghĩa. Cùng với đó là sự ủng hộ của mọi người xung quanh chính là động lực động lực để cả nhóm cố gắng và phát triển Hà Nội Xanh hơn nữa.
Những bạn trẻ của nhóm chỉ mong mọi người đều góp sức giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp hơn, không xả rác bữa bãi để sau này sẽ có ít những hoạt động như thế này hơn.
Dù cho nhiều người nói rằng, rác sau khi được dọn sạch thì ngày mai vẫn sẽ xuất hiện trở lại, nhưng các thành viên nhóm Hà Nội Xanh vẫn tiếp tục thực hiện công việc vớt rác của mình. Với họ, lan toả thông điệp bảo vệ môi trường, truyền cảm hứng cho những người trẻ mới là mục đích chính của hành động ý nghĩa này.
Đài truyền hình Hàn Quốc xin lỗi vì để ca sĩ có tiền án tham gia show nhạc Đài MBC đang nhận làn sóng chỉ trích vì để một ca sĩ có tiền án lên sóng. Trong tập King of Mask Singer (Ca sĩ mặt nạ) phát sóng ngày 9/4, nữ ca sĩ Horan nhóm Clazziquai đã lộ diện sau khi phải cởi bỏ lớp mặt nạ vì thua đối thủ. Nữ thần tượng sau đó đã gửi lời cảm ơn...