Cú hạ cánh ‘không tưởng’ của tiêm kích F-15 mất cánh năm 1983
Tiêm kích F-15 do phi công Israel điều khiển mất cánh sau vụ va chạm trên không, song vẫn bay thêm khoảng 16 km và tiếp đất an toàn.
Không quân Mỹ biên chế tiêm kích hạng nặng F-15 vào năm 1976, sau đó bắt đầu chuyển giao mẫu chiến đấu cơ tối tân này cho lực lượng phòng vệ Israel (IDF). Hai chiếc F-15D, biến thể huấn luyện của F-15, năm 1983 tham gia trận đánh giả định cùng 4 tiêm kích A-4N trên sa mạc Negev. Một trong hai chiếc F-15 mang mật danh “Markia Shchakim” do phi công Ziv Nedivi và huấn luyện viên Yehoar Gal điều khiển.
Khi hai chiếc F-15 của Israel lao vào không chiến, tiêm kích do Nedivi điều khiển va phải chiếc A-4 đóng vai đối thủ. Tiêm kích A-4 ngay lập tức bị phá hủy, máy bay của Nedivi lao xuống và hướng dẫn viên Gal ra lệnh phóng ghế thoát hiểm.
Tuy nhiên, phi công Nedivi quyết định không phóng ghế thoát hiểm sau khi kiểm soát được máy bay. Khi chiếc F-15 ổn định, cả hai phi công nhìn sang bên phải song không nhận ra thiệt hại khi nhiên liệu từ chảy ra từ ống dẫn bị gió tạt thành “màn sương” cản tầm nhìn.
Ziv Nedivi (trái) và Yehoar Gal (phải) đứng trước chiếc F-15 mất cánh. Ảnh: IDF.
Chiếc F-15 rung lắc khi Nedivi giảm tốc độ. Phi công này quyết định bật chế độ đốt tăng lực, đẩy công suất động cơ lên hơn gấp rưỡi để giữ máy bay ổn định. Khi đó cả Nedivi lẫn Gal vẫn chưa biết cú va chạm trước đó xé mất gần như toàn bộ cánh phải, chỉ để lại một đoạn dài khoảng 60 cm.
Nedivi quyết định hạ cánh xuống một đường băng cách đó khoảng 16 km, nên tiếp tục duy trì tốc độ cao để máy bay ổn định. Vận tốc hạ cánh lý tưởng của F-15 là khoảng 240 km/h, song chiếc tiêm kích mất một cánh tiếp đất với tốc độ khoảng 480 km/h. Nedivi định dùng móc đuôi để hãm tốc độ chiếc F-15, song nó bị giật đứt ngay lập tức.
Video đang HOT
Chiếc F-15 lao nhanh về cuối đường băng và chỉ đứng lại khi cách chướng ngại vật khoảng 10 m. Khi máy bay dừng lại, Nedivi quay lại bắt tay với Gal và nhận ra bên cánh phải máy bay không còn. Họ đã vượt khoảng 16 km trên chiếc F-15 chỉ còn một cánh, rồi đáp xuống đất an toàn.
Chiếc F-15 mất cánh nằm trong xưởng bảo dưỡng của Israel. Ảnh: IDF.
McDonnell Douglas, hãng chế tạo F-15, hiểu rõ khả năng của mẫu tiêm kích này. Tuy nhiên, một số đại diện của hãng vẫn cho rằng việc phi công Israel hạ cánh an toàn chiếc tiêm kích F-15 mất một bên cánh là “không tưởng” cho tới khi họ nhận được ảnh chiếc máy bay. Các phân tích sau đó cho biết chiếc F-15 mất cánh vẫn có thể bay tiếp nhờ lực đẩy mạnh của động cơ và lực nâng do khung thân tạo ra.
Trước khi mất cánh trong chuyến bay huấn luyện, chiếc F-15 từng 4 lần bắn rơi máy bay đối phương khi tham gia Chiến tranh Lebanon 1982. Sau vụ tai nạn, tiêm kích này được chuyển tới cơ sở bảo dưỡng ở Tel Nof, lắp cánh mới rồi quay lại biên chế không quân Israel. Hai năm sau, tiêm kích F-15 “Markia Shchakim” này tiếp tục bắn hạ một chiếc MiG-23 của Syria.
Mỹ phát triển F-15 Eagle từ giữa những năm 1960 và sản xuất mẫu tiêm kích đa năng này từ năm 1972 tới nay. Các tiêm kích F-15 từng bắn rơi 104 máy bay đối phương và chưa từng bị hạ gục, thành tích có một không hai trong lịch sử không chiến hiện đại.
Tiêm kích F-15 chủ yếu phục vụ trong quân đội Mỹ và được biên chế trong không quân một số quốc gia khác là Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Arab Saudi và Singapore.
Mỹ chi gần một tỷ USD mua tiêm kích F-15 15 Tiêm kích Mỹ vọt thẳng đứng lên trời 16 Tiêm kích Mỹ suýt đâm người nhảy dù Màn trình diễn của MiG-21 khiến phi công F-15 Mỹ choáng váng năm 2004 46
18 máy bay quân sự Trung Quốc áp sát Đài Loan
Trung Quốc điều 16 tiêm kích và hai oanh tạc cơ tham gia diễn tập gần Đài Loan, khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ thăm hòn đảo.
"Hai oanh tạc cơ H-6, tám tiêm kích J-16, bốn tiêm kích J-10 và 4 chiến đấu cơ J-11 đã vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan và tiến vào vùng nhận diện phòng không phía tây nam. Tiêm kích cùng hệ thống tên lửa phòng không Đài Loan đã giám sát những hoạt động này", cơ quan phòng vệ Đài Loan thông báo hôm nay.
Oanh tạc cơ H-6 Trung Quốc áp sát đảo Đài Loan sáng 18/9. Ảnh: Lực lượng phòng vệ Đài Loan.
Lực lượng vũ trang Đài Loan sau đó công bố hình ảnh một oanh tạc cơ H-6 Trung Quốc mang theo tên lửa hành trình tầm xa, trong khi truyền thông hòn đảo đăng ảnh tiêm kích F-16 Đài Loan mang tên lửa đối không cất cánh từ căn cứ quân sự Hoa Liên. Nhiều kỹ thuật viên mặt đất cũng vội vã lắp tên lửa cho những phi cơ chưa có lệnh xuất phát.
Tiêm kích Đài Loan dường như đã xuất kích đến 17 lần chỉ trong 4 tiếng buổi sáng để áp sát, yêu cầu máy bay Trung Quốc đại lục rời vùng nhận diện phòng không quanh hòn đảo.
Thông tin được đưa ra chỉ vài giờ sau khi phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường cho biết Bộ tư lệnh Chiến khu miền Đông quân đội Trung Quốc "đang tiến hành các hoạt động diễn tập quân sự gần eo biển Đài Loan bắt đầu từ ngày 18/9", nhưng không tiết lộ thêm thông tin về quy mô cuộc diễn tập.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng đây là hành động "cần thiết, phù hợp" ứng phó với tình hình hiện nay tại eo biển Đài Loan và "bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ".
Các hoạt động quân sự diễn ra trong bối cảnh Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề kinh tế Keith Krach hôm nay bắt đầu thăm Đài Loan, động thái có thể gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington, vốn đã bị đẩy cao từ sau chuyến công du hòn đảo của Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar hồi tháng trước.
"Mỹ và đảng Dân Tiến (DPP) cầm quyền tại Đài Loan gần đây tăng cường cấu kết, thường xuyên gây huyên náo. Lợi dụng Đài Loan để kiểm soát Trung Quốc hay dựa dẫm vào nước ngoài để đòi độc lập chỉ là ảo tưởng và sẽ đi vào ngõ cụt. Những kẻ chơi với dao sẽ có ngày đứt tay", ông Nhậm nói, cho rằng Đài Loan hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và không bên nào được can thiệp.
Kỹ thuật viên Đài Loan lắp tên lửa cho tiêm kích F-16 sáng 18/9. Ảnh: Liberty News.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực với Đài Bắc khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Bắc Kinh đã tổ chức ít nhất 11 cuộc diễn tập kể từ tháng 7, trong đó có một số có nội dung bắn đạn thật, ở nhiều vùng biển khác nhau gồm biển Hoa Đông và Biển Đông, cũng như khu vực gần đảo Đài Loan.
4 quan chức Mỹ giấu tên hôm 16/9 cho biết nước này đang có kế hoạch chuyển giao cùng lúc 7 hệ thống vũ khí quan trọng, trong đó có thủy lôi, tên lửa hành trình và máy bay không người lái (UAV), cho Đài Loan. Đây là động thái bất thường, khác xa chính sách trước đây của Washington, đó là bán vũ khí cho Đài Loan theo kiểu nhỏ giọt và được tính toán cẩn thận nhằm tránh chọc giận Bắc Kinh.
Bắc Kinh nói diễn tập gần Đài Loan để 'bảo vệ chủ quyền' Bắc Kinh cho rằng các cuộc diễn tập quanh đảo Đài Loan tuần trước là hành động cần thiết để bảo vệ chủ quyền quốc gia. "Những hoạt động huấn luyện chiến đấu của quân đội Trung Quốc gần đây là hành động cần thiết trong tình hình an ninh hiện tại ở eo biển Đài Loan, cũng như bảo vệ chủ quyền...