Cụ già bị con bỏ ngoài đường giữa đêm lạnh
Câu chuyện đau lòng trên là những gì mà cụ Đỗ Thị Phiếu (78 tuổi, trú ở xóm Đông, thôn An Dõng, xã Bình Thành, H.Tây Sơn, Bình Định) vừa trải qua.
Nhà của ông Nguyễn Ngọc Thống – Ảnh: Hoàng Trọng
Chồng mất sớm, cụ Phiếu (vốn ở thôn Tân Nghi, xã Nhơn Mỹ, TX.An Nhơn, Bình Định) một mình nuôi 3 con trai lần lượt từ lớn tới nhỏ là: Nguyễn Ngọc Thống, Nguyễn Ngọc Sáu, Nguyễn Ngọc Bộ. Sau khi lập gia đình, người con cả sống ở quê vợ tại thôn An Dõng. Gia đình Sáu sống trên đất cha mẹ ở thôn Tân Nghi. Người con út sống theo quê vợ ở thôn Bình Đức, xã Cát Tân (H.Phù Cát, Bình Định). Khoảng 3 năm trước, cụ Phiếu cắt hộ khẩu ở thôn Tân Nghi để về sống với con trai cả ở thôn An Dõng.
Cụ Phiếu
Cụ Phiếu kể: “Trước Tết Giáp Ngọ, con trai út lên nhà anh cả tìm tôi để hỏi sổ hộ khẩu. Nhưng sổ hộ khẩu đã mất từ thời còn ở nhà cũ (tại thôn Tân Nghi – PV) nên tôi không có để đưa. Thế là thằng Bộ chửi bới cả tôi và chị dâu của nó. Gia đình con dâu cả nói rằng con trai út tôi mất dạy, khuyên con dâu không nên nuôi tôi ở nhà nữa. Chiều mùng 7 Tết Giáp Ngọ, con dâu cả bắt xe đò đưa tôi xuống nhà con trai út để ở”.
Theo lời cụ Phiếu, khoảng 3 giờ sáng mùng 8 Tết Giáp Ngọ, vợ chồng con trai út gọi một người chạy xe ôm đến nhà, yêu cầu chở mẹ đến bỏ ở nghĩa trang xã Bình Hòa (gần nhà ông Thống). Người lái xe ôm bảo đó là chuyện thất đức, tàn ác nên không làm. Lúc đó, cụ Phiếu cũng nói: “Cái gì cũng đợi đến sáng, tao già yếu rồi, đêm hôm lạnh thế này mà chở ra đường thì tao chết có mà làm khổ bọn bay”. Tuy nhiên, vợ chồng ông Bộ vẫn dùng xe máy chở mẹ đến bỏ trước nhà bà Phan Thị Ảnh (ở xóm Đông, thôn An Dõng), cách nhà ông Thống khoảng 150 m, rồi bỏ về.
Video đang HOT
Bà Phan Thị Ảnh kể chuyện cụ Phiếu bị bỏ rơi lúc gần 4 giờ sáng
“Lúc đó, tôi yếu quá nên chỉ gọi được một câu: Bảy (tên thường gọi của bà Ảnh – PV) ơi, mở cửa cho bác vào với. Cũng may mà con Bảy nghe chứ không tôi chết cóng rồi. Nuôi 3 đứa con trai khôn lớn, vậy mà khi về già chỉ ở được nhà con trai cả gần 3 năm. Nhà con trai thứ hai chỉ ở được có 5 ngày, đến ngày thứ 6 thì bị con dâu đuổi. Con trai thứ ba thì ở chưa đến nửa ngày đã bị chở bỏ ra đường”, cụ Phiếu than thở.
Theo bà Ảnh, lúc nghe tiếng gọi của cụ Phiếu đã gần 4 giờ sáng mùng 8 Tết Giáp Ngọ. Lúc đó, cụ Phiếu rất yếu, người run cầm cập vì lạnh. Sau khi mở cửa dẫn cụ Phiếu vào nhà, gia đình bà Ảnh đã hơ lửa sưởi ấm, chăm sóc cho đến gần sáng thì gọi bà Hoàng Thị Tùng, vợ ông Thống, ra đón mẹ chồng về. Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày, bà Tùng sai con trai chở cụ Phiếu xuống bỏ ở nhà bà Nguyễn Thị Tâm (84 tuổi, ở thôn Đại Chí, xã Tây An, H.Tây Sơn) là chị gái bà Phiếu. “Tôi bị thương tật ở chân, chồng tôi là ông Trần Ngọc Liên (88 tuổi) cũng đang bị bệnh tim nên phải sống nhờ vào con cái. Rất may là các con của tôi sẵn sàng nuôi dì Phiếu. Thời xưa, em tôi đi mót từng hạt lúa ngoài đồng về nuôi con mà bây giờ thì bị con bỏ rơi”, bà Tâm nói.
Đùn đẩy trách nhiệm nuôi mẹ già
Hiện gia đình ông Thống dẫn nhau vào miền Nam làm ăn. Còn ông Nguyễn Ngọc Bộ thì phân bua: “Nếu vợ chồng anh Thống không nuôi mẹ già thì cả vợ chồng dẫn mẹ xuống nhà tôi chứ sao lại để khi anh trai đi vắng, chị dâu thả mẹ ngoài đường làm sao tôi dám nuôi? Tôi chở mẹ lên sáng sớm chứ trưa chị dâu đi vào Nam mất”. Còn ông Nguyễn Ngọc Sáu thì cho biết đã gọi điện cho anh cả Nguyễn Ngọc Thống và ông Thống hẹn cuối tháng sẽ về quê giải quyết chuyện gia đình.
Theo ông Lê Bá Sơn, Trưởng thôn Tân Nghi, cụ Phiếu có miếng đất được cắt làm 4 phần, mỗi người con trai được chia 1 phần, phần còn lại cụ Phiếu ở. Cách đây khoảng 3 năm, người con trai cả về làm thủ tục xin sang tên phần đất của mẹ sang của mình và có cam kết sẽ phụng dưỡng mẹ già. Các con cụ Phiếu tuy không giàu nhưng kinh tế đều ổn định. Trong đó, ông Thống vào miền Nam theo nghề đàn ca tài tử, ông Sáu đi buôn gỗ và ông Bộ buôn bán trái cây.
“Trước đây, các con bà Phiếu không có mâu thuẫn gì với nhau. Tôi chỉ nghe là mỗi lần đi làm xa, ông Thống đều chở mẹ đi gửi nhà người khác. Gần đây, không hiểu sao lại xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm nuôi mẹ già”, ông Sơn nói.
Có thể bị xử lý hình sự Theo luật sư Võ Hồng Nam (Đoàn luật sư tỉnh Bình Định), việc xử lý hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình được quy định rất rõ trong điều 151 bộ luật Hình sự. Hành vi ngược đãi, hành hạ gây hậu quả nghiêm trọng, tức là làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe hoặc chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu nhẹ thì sẽ bị xử lý hành chính. Người thực hiện hành vi ngược đãi, hành hạ đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm sẽ bị xử lý hình sự. Trong trường hợp con cái mà đem vứt bỏ cha mẹ ngoài đường, nếu xảy ra bệnh tật, ốm đau… làm ảnh hưởng, gây nguy hiểm đến tính mạng của cha mẹ thì vẫn có thể bị xử lý hình sự.
Theo TNO
Thanh Niên cứu trợ khẩn cấp dân vùng lũ Bình Định, Quảng Ngãi
Ngày 17.11, Báo Thanh Niên phối hợp Tỉnh đoàn Bình Định và Tỉnh đoàn Quảng Ngãi mang 750 suất quà của bạn đọc Thanh Niên đến với người dân vùng lũ 2 tỉnh này.
Đại diện Báo Thanh Niên trao quà cứu trợ cho bà Trịnh Thị Mai Hằng ở H.Tây Sơn, Bình Định - Ảnh: Đức Huy
Tại H.Tây Sơn (Bình Định), nơi lũ dâng cao đột ngột khiến người dân không kịp trở tay, mặc trời còn mưa nặng hạt, đoàn cứu trợ vẫn đội mưa, lội bùn đến tận nhà dân để trao quà. Nhà của cụ Nguyễn Thị Liên (80 tuổi, thôn Phú Lạc, xã Bình Thành) bị ngập sâu trong nước. Cụ Liên cho biết từ nhỏ cụ sống ở vùng đất này nhưng chưa bao giờ chứng kiến lũ lớn như vậy. "Trôi hết, ướt hết, chẳng còn gì để ăn. Chính quyền cho vài gói mì tôm ăn đỡ qua ngày. Bây giờ được báo tặng quà thật là quý hóa và ấm lòng".
Trong khi đó, bà Trịnh Thị Mai Hằng (60 tuổi, cũng ở thôn Phú Lạc) cùng đứa cháu ngoại học lớp 2 tất bật dọn dẹp nhà cửa khi lũ rút bớt. Bà nhặt từng trái bắp bị lũ cuốn còn dính đầy bùn, gom vào một góc rửa sạch để hai bà cháu tạm dùng trong lúc ngặt nghèo. Khi lũ về, hai bà cháu chỉ kịp chạy sang bên nhà hàng xóm cao ráo để tránh lũ, còn tài sản thì chìm trong nước. Cầm suất quà, bà Hằng xúc động: "Cảm ơn quý báo, quý cơ quan đã kịp thời giúp đỡ, tiếp sức cho hai bà cháu tui".
Tại Bình Định, đoàn cứu trợ đã trao 500 suất quà (gồm mì tôm và nước uống) với tổng trị giá 50 triệu đồng. Còn tại Quảng Ngãi, đoàn tổ chức cứu trợ khẩn cấp người dân vùng lũ xã Đức Thạnh (H.Mộ Đức) 250 suất quà, gồm mì tôm và nước uống, với tổng trị giá 50 triệu đồng.
Đức Thạnh trời đã hửng nắng, nhưng nước còn ngập trắng đồng. Nhiều vùng dân cư trên địa bàn xã vẫn bị nước lũ phong tỏa, cô lập hoàn toàn nên cái cần nhất lúc này đối với người dân là mì tôm và nước uống. Khi đoàn công tác dùng ghe đưa hàng cứu trợ phát tận tay hàng chục hộ dân ở thôn Phước Thịnh và Lương Nông Bắc, ai cũng mừng. Thuyền vừa ghé mũi vào bờ, ông Trần Năm (65 tuổi, xóm Đồng, thôn Lương Nông Bắc) chạy ra lôi ghe vào hỏi: "Có nước uống không? Hai ngày nay khát cháy cổ rồi!". Vợ ông Năm đi phía sau chồng nói: "Giếng bị ngập hết, mấy hôm nay vợ chồng tui gạn lại ít nước mưa uống dè chừng từng hớp một. Giờ có mì tôm, nước uống của đoàn cứu trợ đến kịp thời, mừng quá". Ông Trần Xuân Yêm (77 tuổi) cho hay, xóm Đồng bà con trong vùng hay gọi là "xóm mồ côi" vì chỉ có hai hộ nương tựa vào nhau để sống. "Lúa, gà, vịt của hai hộ tui đã theo lũ mà đi. Tới giờ, chỉ còn bọn tui sống giữa lũ vây tứ bề", ông Yêm nói.
Tiếp tục ngồi thuyền gần 1 km, đoàn cứu trợ mới đến được xóm Thanh Thủy, thôn Phước Thịnh. Mới vừa vào xóm, các cụ già và trẻ em đã lội ra xin nước, môi ai cũng khô vì khát. Bà Phạm Thị Thu (52 tuổi) cho hay, cả xóm giếng nào cũng ngập nên mấy ngày qua nhờ nước của xã Đức Tân, H.Mộ Đức đưa xuống. Còn thức ăn thì được 4 gói mì tôm/ngày/hộ. "Ai kiếm được nước hay mì tôm về là phân đều cho bà con trong xóm", ông Võ Minh Bường (67 tuổi) tiếp lời. Cũng theo ông Bường, mùa lũ mấy năm trước xóm này không cô lập 3 ngày như đợt này. Đợt lũ này đã cuốn phăng mất cầu Thanh Thủy, cả xóm đành bất lực, cam chịu cảnh thiếu lương thực và nước uống.
Ông Trần Quang Thanh, Phó chủ tịch UBND xã Đức Thạnh, cho biết trong đêm 15.11 nước lũ tràn về quá nhanh, cao hơn lũ lịch sử năm 1999 là 0,6 m khiến người dân không kịp trở tay, bỏ nhà cửa chạy đến nơi cao ráo để trú tránh. Toàn xã có 2.511 ngôi nhà thì 1.770 bị ngập chìm trong nước khoảng 1,5 m, có nhà ngập sâu hơn 2 m. Gần 80 tấn lúa, trong đó có hơn 7 tấn lúa giống bị ướt, hư hỏng nặng, hàng chục ngàn con gia súc gia cầm bị nước lũ cuốn trôi, gây thiệt hại nặng nề. "Số hộ dân bị ngập sâu trong nước quá nhiều nên dù xã đã cấp một số ít mì tôm và nước uống nhưng cũng chẳng thấm vào đâu. Trong lúc khó khăn, Báo Thanh Niên là đơn vị đầu tiên đưa hàng cứu trợ về, người dân vùng lũ xã Đức Thạnh đều cảm động trước tấm lòng nhường cơm sẻ áo của mọi người", ông Thanh bày tỏ.
Giúp học sinh miền Trung và nạn nhân Philippines Cuối tuần qua, ông Mark Fenwick, Tổng hiệu trưởng và đại diện các thầy cô cùng học sinh thuộc Hệ thống trường Quốc tế Canada (Canadian International School - CIS) đến tòa soạn trao tặng số tiền 102,7 triệu đồng và tập vở, đồ dùng học tập giúp học sinh miền Trung và nạn nhân bị bão Haiyan ở Philippines. Trong đó, số tiền giúp nạn nhân tại Philippines là 36,8 triệu đồng và 65,9 triệu đồng giúp học sinh một trường tại H.Bố Trạch, Quảng Bình. Ông Mark Fenwick cho biết cộng đồng CIS đồng cảm với những đau thương, mất mát của người dân Philippines và người dân miền Trung, nên đã vận động phụ huynh học sinh, các thầy cô giáo và nhân viên các trường thuộc hệ thống CIS đóng góp chia sẻ.
Anh Nguyễn Ngọc Toàn, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên (hàng sau, thứ ba bên trái) tiếp nhận biểu trưng số tiền từ ông Mark Fenwick cùng các thầy cô và học sinh CIS - Ảnh Diệp Đức Minh
Anh Nguyễn Ngọc Toàn, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên, đã cảm ơn giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh đã quan tâm, tin tưởng đồng hành với Thanh Niêntrong hoạt động từ thiện và hứa sẽ chuyển số tiền này đến đúng địa chỉ trong thời gian sớm nhất.
Theo TNO
Xe chở bệnh nhân bốc cháy ngùn ngụt trên đèo Chiều 22/2, ông Trần Hòa Nam - Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) cho biết, vụ cháy xe chở bệnh nhân trên đoạn đường đèo Khánh Lê - Lâm Đồng vào khoảng 20h ngày 21/2 không có thiệt hại về người. Sau vụ cháy, chiếc xe đã bị thiêu rụi, trơ khung (Ảnh minh họa) Sau vụ cháy, chiếc xe...