Cư dân mạng Trung Quốc tố Apple “nhái” Xiaomi, kêu gọi tẩy chay
Sự tương đồng giữa tính năng tùy chỉnh màn hình khóa trên iOS 16 với tính năng Super Wallpaper trên MIUI đã khiến nhiều người cho rằng Apple đang bắt chước Xiaomi.
Tại sự kiện WWDC 2022 dành cho các nhà phát triển toàn cầu vừa được tổ chức vào ngày 6/6 vừa qua, Apple đã giới thiệu phiên bản hệ điều hành iOS 16 mới với nhiều thay đổi. Đáng chú ý, trong số những thay đổi về mặt giao diện, iOS 16 cho phép người dùng tùy chỉnh cũng như cá nhân hóa màn hình khóa với hình nền, font chữ, các widget và hiệu ứng khác nhau.
Tuy nhiên, trong số các thay đổi trên, có một tính năng mà nhiều người dùng cho rằng nó khá giống với một tính năng khác trên các điện thoại Xiaomi.
Cụ thể, tính năng được đề cập tới ở đây là màn hình khóa hình quả địa cầu. Theo đó, iOS 16 cung cấp một bộ hình nền Trái Đất. Hình nền này sẽ phóng to dần Trái Đất lên theo hoạt ảnh của tháo tác mở khóa vuốt từ dưới lên. Người dùng Xiaomi sau đó đã lên tiếng iOS 16 “bắt chước” tính năng Siêu hình nền (Super Wallpaper) trên MIUI của Xiaomi.
Tính năng Siêu hình nền, hay Super Wallpaper lần đầu được Xiaomi giới thiệu trên phiên bản MIUI 12 ra mắt hồi tháng 4 năm 2020. Với Super Wallpaper, người dùng sẽ được trải nghiệm một hiệu ứng mở khóa độc đáo, kết hợp với tính năng màn hình chờ (Always on Display) và các hoạt ảnh khi thao tác mở khóa, MIUI sẽ đưa người dùng từ giao diện bao quát hành tinh tới chi tiết một khu vực trên hành tinh đó. MIUI cung cấp khá nhiều Siêu hình nền, gồm Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Thổ … Mỗi một hình nền sẽ có các hiệu ứng chuyển động khác nhau.
Chúng ta có thể thấy một nét khá tương đồng giữa màn hình khóa trên iOS 16 với Siêu hình nền trên MIUI. Tuy nhiên chỉ từng đó là chưa đủ để kết luận iOS có “sao chép” tính năng màn hình khóa này trên MIUI hay không.
Video đang HOT
iOS 16 (trái) và MIUI Siêu hình nền (phải)
Rất nhiều ý kiến trái chiều đang được chia sẻ trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Nhiều người cho rằng Apple đã “sao chép” trắng trợn Xiaomi, tuy nhiên cũng có người cho rằng đây chỉ là sự trùng hợp và Xiaomi thực chất mới là kẻ đi “sao chép” Apple.
“iOS mỗi năm đều bắt chước các tính năng cũ của Android không à”
“Tẩy chay Apple, ủng hộ sản phẩm nội địa”
“Có cái gì so sánh không? Sao tôi không thấy giống gì cả”
“Ai thiết kế hình nền Trái Đất cho Xiaomi vậy?”
“Đoán xem hình nền Trái Đất xuất hiện trên Apple Watch từ bao giờ?”
“Tôi khuyên thật, nhìn xem Apple dùng hình nền Trái Đất trên iOS từ bao giờ rồi?”
“Ủa Trái Đất giờ là của Xiaomi rồi à?”
” – Hình nền Trái Đất có từ iOS 14 rồi, lúc đó nó thật tuyệt vời- Tôi nhớ hồi bé mua iPod touch là đã có hình nền Trái Đất rồi”
“Kiện luôn”
Từ lâu, Xiaomi đã được coi như là Apple của Trung Quốc, còn CEO kiêm nhà sáng lập Xiaomi là ông Lôi Quân được coi là Steve Jobs của Trung Quốc. Nhiều sản phẩm của hãng này đều có nét tương đồng với các sản phẩm của Apple, có thể kể tới như Xiaomi Mi 4 có thiết kế giống iPhone 4, Xiaomi Mi 8 có thiết kế giống iPhone X với màn hình “tai thỏ”, dòng laptop Mi NoteBook cũng có nét tương đồng về thiết kế với MacBook, hàng loạt các mẫu tai nghe không dây cũng “sao chép” thiết kế của AirPods và AirPods Pro, hay thậm chí giao diện MIUI cũng được coi như là một “bản sao” của iOS với rất nhiều nét giống nhau tới bất ngờ.
MIUI 13 so sánh với iOS 15
Điện thoại Xiaomi sắp gắn mác "made in vietnam" chính hiệu
Tờ Nikkei Asia cho biết hôm 5/7 rằng công ty điện tử tiêu dùng có trụ sở tại Bắc Kinh, Xiaomi, đã chọn một đối tác có trụ sở tại Hồng Kông để bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam.
Với dân số và nền kinh tế đang tăng trưởng, Việt Nam dự kiến sẽ có sự gia tăng nhu cầu về smartphone, vì vậy Xiaomi hy vọng có thể tạo được chỗ đứng trên thị trường để bắt kịp Samsung - công ty đứng đầu về doanh số smartphone tại Việt Nam.
Để làm điều này, Xiaomi sẽ chọn DBG Technology có trụ sở tại Hồng Kông để sản xuất các thiết bị Xiaomi tại nhà máy của họ ở Thái Nguyên. Nhà máy này có diện tích khoảng 200.000 mét vuông với với đầu tư khoảng 80 triệu USD. Bên cạnh sản xuất smartphone, nhà máy cũng sẽ sản xuất các bộ phận khác nhau như thiết bị truyền dữ liệu và chất nền mạch. Sản phẩm Xiaomi "made in vietnam" cũng sẽ được xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á như Malaysia và Thái Lan.
Xiaomi trước đây chủ yếu sản xuất smartphone ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, sau khi đại dịch Covid-19 tấn công thế giới vào năm 2020, chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng đáng kể và tác động mạnh đến doanh số bán hàng. Để phân tán các cơ sở sản xuất, công ty quyết định tiến hành sản xuất ở Bắc Giang, nơi dễ dàng chuyển từ Trung Quốc sang.
Nhà máy của DBG Technology nằm trong cùng một khu công nghiệp với Samsung, điều này giúp Xiaomi có thể mua các bộ phận từ một số nhà cung cấp mà Samsung đã dành hơn 10 năm thu thập. Samsung vào Việt Nam năm 2009 và hai nhà máy ở miền Bắc sử dụng khoảng 100.000 nhân viên, đảm nhận khoảng 50% sản lượng smartphone toàn cầu của công ty.
Các nguồn tin trong ngành cho biết, ngay cả những công ty smartphone khởi nghiệp muộn cũng có thể mua linh kiện từ Việt Nam, nơi có chi phí sản xuất thấp hơn của Trung Quốc, để giảm thêm chi phí. Việc triển khai sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam, quốc gia có dân số khoảng 100 triệu người, được kỳ vọng sẽ giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu Xiaomi.
Xiaomi hiện có cửa hàng smartphone đặt tại một đại lý bán hàng ở Hà Nội. Giá trung bình smartphone Xiaomi rơi vào khoảng từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng, với mẫu thấp nhất có giá 2,49 triệu đồng. Các mẫu điện thoại của Xiaomi được ưa chuộng vì giá cả phải chăng hơn đối thủ, chẳng hạn Samsung.
Samsung đứng trước Apple trên thị trường smartphone Samsung đã đánh bại Apple để thống trị thị phần smartphone toàn cầu trong quý I/2022. Trong 3 tháng đầu năm, Apple đã trở thành nhà cung cấp smartphone lớn thứ 2 trên thế giới, xếp sau gã khổng lồ công nghệ xứ sở Kim chi. Cụ thể, theo số liệu của BanklessTimes, Táo khuyết và Samsung là 2 cái tên tranh nhau...