Cư dân mạng nước nhà tìm kiếm gì dịp Valentine?
Danh sách ba chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất trong dịp Valentine theo công bố của Yahoo! Search Trends gồm hoa, quà tặng và quà tặng làm bằng tay.
Theo Yahoo! Search Trends, từ khóa “Valentine” được nhiều người Việt Nam tìm nhất, kế đến là “quà tặng Valentine” và “thiệp Valentine”. Thú vị hơn “Lịch sử ngày Valentine” cũng là chủ đề rất được quan tâm.
Danh sách ba chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất trong dịp Valentine theo công bố của Yahoo! Search Trends gồm hoa, quà tặng và quà tặng làm bằng tay. Ông Zul Rejab, Tổng biên tập Yahoo! Search nhận xét: ngày lễ tình nhân đã trở nên thân thuộc tại Việt Nam và giới trẻ ngày càng trở nên cởi mở trong việc thể hiện tình cảm của mình cũng như sẵn sàng đầu tư thời gian, công sức để biến ngày lễ Valentine thành một ngày thật đặc biệt.
Trong danh sách những loại hoa được tìm kiếm nhiều nhất trong ngày Valentine năm nay, hoa hồng, biểu tượng của tình yêu vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, những bông hoa hồng đỏ quen thuộc không nằm trong “tầm ngắm” của giới trẻ Việt Nam. Kết quả của Yahoo! Search cho thấy những từ khóa về hoa hồng được tìm kiếm nhiều nhất là hoa hồng đen và hoa hồng xanh.
Bên cạnh các món quà truyền thống như hoa, quà độc đáo, đầy tính sáng tạo như những chiếc áo thun đôi với những dòng chữ in giàu ý nghĩa và hài hước được các bạn trẻ lựa chọn nhiều nhất, đặc biệt là trong giới teen. Ngoài ra, nhẫn cặp có khắc chữ cũng là một món quà được nhiều bạn trẻ quan tâm, trong đó từ khóa “nhẫn cặp PNJ” được nhiều người tìm kiếm nhất.
Để tạo nên một ngày lễ tình nhân bất ngờ và đáng nhớ, nhiều bạn trẻ đã chọn cách tự tay làm những món quà thật dễ thương và ý nghĩa. Do đó, “Quà tặng handmade” đứng vị trí thứ 3 trong những chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất, với các từ khóa như hoa giấy orgiami, công thức làm bánh chocolate, cách làm thiệp Valentine hoặc cách xếp hình trái tim… Điều này cho thấy các bạn trẻ đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết vào các món quà để thể hiện tình yêu của mình.
Video đang HOT
Ngoài ra, nhiều bạn trẻ còn tìm kiếm các lời tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm để hướng dẫn cách thể hiện tình yêu hoặc tỏ tình trong ngày lễ tình yêu này. Valentine là một trong những cơ hội để kinh doanh khi có rất nhiều từ khóa tìm kiếm “Kinh nghiệm bán hoa hồng ngày 14/2 đã được ghi nhận bởi Yahoo! Search trong dịp này.
Theo PLXH
Ngôi làng 10 năm không có đám cưới
Trong vòng 10 năm, dân số trong làng giảm xuống chỉ còn một nửa, trường học, khu vui chơi thiếu bóng người... Đó là tình trạng ở thôn Hồng Lam (xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Ngày xưa đông đúc
Đứng trên cầu Bến Thủy (TP.Vinh, Nghệ An) nhìn xuống, làng trông như một ốc đảo mọc lên ngay giữa dòng Lam thơ mộng. Dù chỉ cách thành phố Vinh vài trăm mét nhưng để đến được làng, người ta phải ngược về thị trấn Nghi Xuân cách đó khoảng 10 km rồi đi đò vượt sông rồi vòng lại.
Những người già cho biết làng đã có lịch sử 300 năm, khi xưa từng là nơi buôn bán tấp nập bởi địa thế thuận lợi cho tàu bè có thể cập bến ở mọi hướng. Làng từng nổi tiếng với đặc sản rươi (một loại sinh vật sống trong lòng đất, chỉ bơi ra sông một lần duy nhất trong năm, là món ăn nhiều người ưa thích), với địa danh bến Giang Đình từng đi vào câu ca: "Ai về bến nước Giang Đình / Nhớ mùa vỏ quýt cho mình muốn rươi".
Có địa thế thuận lợi nên trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, Hồng Lam là nơi nổi dậy cướp chính quyền đầu tiên của tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ). Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, làng cũng là nơi quân ta tập kết, giấu đạn dược, lương thực, tránh sự uy hiếp của kẻ thù.
Con đò này là "cầu nối" duy nhất giữa làng với thế giới bên ngoài
Những năm 1980, dân số trong làng còn rất đông đúc, khoảng hơn gần 2000 người, chủ yếu gắn bó với công việc chài lưới. Xóm trưởng Trần Đình Hòa cho biết, sau cơn lũ lịch sử xảy ra vào năm 1988 và đặc biệt là thời điểm cầu Bến Thủy được hoàn thành đưa vào hoạt động nên việc đi lại bằng tàu thuyền không còn được sôi đông như xưa, dân bắt đầu ồ ạt kéo nhau di cư lên bờ, chủ yếu vào các tỉnh phía Nam làm ăn. Chỉ trong vòng 3 năm (1988 đến 1991), làng đã lập một thành tích "đáng nể" khi dân số giảm nhanh, chỉ còn khoảng 1500 người. Người đi sau ngó người đi trước và theo nhau, đến nay làng chỉ còn lại khoảng hơn 600 nhân khẩu. ông Hòa nói: "Đó là con số theo đăng ký hộ khẩu, còn con số thực cư trú thì có thể còn ít hơn bởi nhiều người đang có hộ khẩu ở đây nhưng quanh năm đi làm ăn xa".
10 năm không đám cưới
Dân bỏ làng mà đi nên 10 năm nay, làng tiếp tục lập một kỷ lục khác là không hề có một đám cưới. Một người dân cho biết: "Năm tôi 12 tuổi thì chứng kiến đám cưới của cô Tư con bà Nguyệt xong, rồi từ ấy đến nay không thấy thêm đám cưới nào nữa". Làng có Trạm Y tế nhưng chỉ có duy nhất một chị hộ sinh suốt 10 năm nay rơi vào cảnh "thất nghiệp" do chẳng có ai sinh đẻ.
Lâu lâu lại thấy một gia đình bán nhà, cuốn tài sản mang đi nên trường học cũng neo dần người. Từ một ngôi trường với gần 300 học sinh của 2 khối THCS và Tiểu học, nay chỉ còn lại vỏn vẹn 37 học sinh của khối Tiểu học. Cô giáo Nguyễn Ngọc Minh, một trong 8 giáo viên dạy học ở thôn Hồng Lam cho biết: "Lớp học nhiều nhất chỉ khoảng 8 người, lớp ít thì 4 người. Chúng tôi đều là những giáo viên sống bên kia sông và mấy chục năm rồi ngày nào cũng lênh đênh trên 4 chuyến đò đi dạy học. Thế nhưng vất vả, hiểm nguy chúng tôi không sợ mà chỉ sợ cảnh lớp học teo tóp dần, có nguy cơ trường phải đóng cửa..."
Nhiều năm trước kia làng sống bằng nghề trồng cói nhưng từ nhiều năm nay diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp bởi sóng sông Lam khoét sâu nên nghề mai một dần. Giờ dân làng chỉ còn theo những công việc như đánh lưới, muối rươi, tận dụng chút đất còn lại sản xuất hoa màu. ông Cao Xuân H., một người dân trong làng nói: "Cứ mưa to là nước ngập. Khổ nhất vẫn là khi đau ốm bệnh tật vì để đưa người ốm sang sông chữa bệnh có khi phải mất cả ngày trời".
Theo giải thích của những người dân làng, giao thông trở ngại là nguyên nhân dẫn đến thực tế dân bỏ làng đi. "Giao thông khó khăn, đi lại bất tiện, nên người ta chán làm ăn, chán sinh sống, và muốn lên bờ để có một cuộc sống thuận lợi hơn", một người dân nói.
Nguy cơ "xóa sổ"
Với những điều kiện khó khăn như vậy, lẽ ra nơi đây phải được quan tâm đầu tư nhiều hơn nhưng có một thực tế là nơi đây người dân không được ưu đãi bất cứ điều gì. Họ không được gọi là vùng đặc thù hay vùng sâu vùng xa, mà thuộc KV2 - NT như bao vùng khác ở bên kia sông. Các cô giáo dạy học ở đây luôn phải đối mặt với nguy hiểm rình rập ở những chuyến đò cũng than phiền rằng họ không có thêm bất cứ chế độ hỗ trợ gì khác.
Ông Trần Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Xuân Giang cho biết: "Do địa thể quá cách trở nên địa phương cũng khó để có thể quan tâm thường xuyên đến ngôi làng. Chỉ khi mưa to bão lớn, xã mới dám đề nghị huyện cho thuyền lớn đến đưa dân vào bờ, tránh nguy cơ làng bị cuốn trôi hoàn toàn".
Giao thông đi lại khó khăn, trong khi mỗi năm theo ước tính làng bị khoét sâu trung bình 100m/năm bởi sự tàn phá của những con sóng dữ sông Lam. Không khó để lý giải thực trạng vì sao người ta ồ ạt rời khỏi ngôi làng này. Và tất nhiên, ngôi làng với lịch sử 300 năm hình thành này đang đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ".
Theo Đời sống pháp luật
Quái vật Bigfoot xuất hiện trên núi ở Trung Quốc Gần đây, cư dân huyện Mei gần chân núi Taibai rộ lên tin về sự xuất hiện của quái vật Bigfoot (quái vật có dấu chân khổng lồ) trên núi Taibai ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Một quái vật Bigfoot bí ẩn tại Shennongjia, tỉnh Hồ Bắc. Các phóng viên đã phỏng vấn nhiều người tại huyện Mei và lời...