Cư dân chung cư Lạc Hồng Lotus tố chủ đầu tư “ăn” bớt cửa thang máy
Bên cạnh việc bàn giao căn hộ chậm, nhiều cư dân chung cư Lạc Hồng Lotus – N01T5 tại Khu Ngoại giao đoàn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) còn tố cáo chủ đầu tư vi phạm hợp đồng, tự ý điều chỉnh, cắt bớt hạng mục cửa thang máy, không thông báo đến khách hàng.
Được biết, dự án Tổ hợp nhà ở chung cư cao tầng Lạc Hồng Lotus – N01T5 tại Khu Ngoại giao đoàn do Công ty CP Đầu tư Lạc Hồng ( Công ty Lạc Hồng) làm chủ đầu tư. Dự án được thiết kế với quy mô 3 tầng hầm và 35 tầng nổi (không bao gồm tầng dịch vụ kỹ thuật) với 295 căn hộ.
Theo Hợp đồng mua bán (HĐMB) ký kết giữa chủ đầu tư và khách hàng thời gian bàn giao căn hộ dự án vào tháng 3.2018. Việc bàn giao này có thể sớm hơn hoặc muộn hơn so với thời gian trên không được muộn quá 90 ngày (tức không muộn quá tháng 6.2018). Tuy nhiên phải đến tháng 9.2018, khách hàng mới nhận được thông báo về việc bàn giao căn hộ.
Cư dân chung cư cao cấp Lạc Hồng Lotus – N01T5 “ngã ngửa” khi nhận bàn giao căn hộ.
Bên cạnh việc chậm tiến độ bàn giao, nhiều cư dân (khách hàng) còn phản ánh chủ đầu tư đã vi phạm HĐMB. Cụ thể, tại phụ lục 1 mục 8 hạng mục thang máy trong HĐMB ghi rõ: Gói hoàn thiện đầy đủ 5 thang khách, 1 thang hàng Mitsubishi. Nội thất thang máy được trang bị, thiết kế hiện đại, theo tiêu chuẩn dành cho cao ốc, khách sạn cao cấp. Bản vẽ thiết kế mặt bằng điển hình tầng 6 đến 32 được các cơ quan chức năng đã phê duyệt mỗi tầng có đủ 5 thang khách và 1 thang hàng.
Tuy nhiên, khi khách hàng tới dự án chuẩn bị nhận bàn giao căn hộ có thang máy lại không như hợp đồng đã ký kết. Tại dự án, từ tầng 6 – 23 thì cứ 3 tầng mới có 1 tầng có đủ 6 cửa ra thang máy còn các tầng còn lại chỉ có 4 cửa, các căn hộ từ tầng 23 – 35 chỉ có 3 (2 cửa ra thang khách và 1 cửa ra thang hàng).
Trong khi tầng 21 đủ 6 cửa thang máy.
Video đang HOT
Nhưng tầng 22 chỉ có 3 cửa thang máy.
Thực tế, tại sảnh thang máy tầng 1 có 6 cửa thang máy đều hoạt động. Lên đến tầng 6, quan sát khu vực sảnh thang máy, chỉ có 4 cửa thang (đánh số 1,2,3,4) còn lại cửa thang số 5,6 đã xây bê tông bịt kín. Tương tự tại tầng 30 chỉ có 3 cửa thang (đánh số 4,5,6) phía còn lại đã được xây tường bịt kín.
Hay tại tầng 17 có đủ 6 cửa thang máy tuy nhiên chỉ có 4 cửa thang có phím bấm hoạt động (đánh số 1,2,3; thang 4 là thang hàng) các cửa thang (đánh số 5,6) có cửa thang nhưng không có phím bấm.
Lên tầng 21 cũng có đủ 6 cửa thang và phím bấm. Nhưng các cửa thang máy không hoạt động đồng thời mà chia làm 2 cụm (cụm cửa thang 1,2,3 hoặc cụm cửa thang 4,5,6).
“Sự thay đổi này là hành vi vi phạm nghiêm trọng đối với thiết kế và hạng mục thi công xây dựng so với hợp đồng và vi phạm so với bản vẽ đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt tại thời điểm chúng tôi ký hợp đồng”, một khách hàng mua nhà dự án nêu ý kiến.
Theo phản ánh của khách hàng, trước thực trạng trên nhiều cư dân đã có đơn kiến nghị tới chủ đầu tư đề nghị làm rõ. Tháng 9.2018, chủ đầu tư đã có văn bản trả lời gửi khách hàng. Tuy nhiên, những nội dung trả lời của chủ đầu tư chưa thoả đáng, tháng 10 vừa qua, khách hàng tại dự án đã yêu Công ty Lạc Hồng có buổi trao đổi trực tiếp.
Tại buổi trao đổi, đại diện lãnh đạo Công ty Lạc Hồng khẳng định: Theo hợp đồng là 6 thang máy công ty vẫn làm đủ 6 thang máy có điều là chúng tôi thực hiện phân luồng, giải pháp này mang tính ưu việt…
Đối thoại cư dân và chủ đầu tư vào ngày 13.10 vừa qua.
Tuy nhiên, cư dân hoàn toàn không đồng tình với giải thích này của lãnh đạo Công ty Lạc Hồng và yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện theo đúng nội dung HĐMB giữa 2 bên.
“Từng hợp đồng của khách hàng đều ghi rất rõ, các tầng đều có đủ 6 cửa thang. Mặt bằng điển hình thể hiện 6 cửa thang mở chứ không bịt kín thang nào. Hợp đồng đã ghi rất rõ từng tầng là bao nhiêu thang”, khách hàng bức xúc.
Thông tin từ khách hàng cho biết, đến nay sau cuộc họp vào tháng 10 vừa qua, cư dân vẫn không nhận được phản hồi nào từ phía Công ty Lạc Hồng. Nhiều khách hàng tiếp tục có đơn kiến nghị gửi đến chủ đầu tư và một số cơ quan chức năng.
Hiện khách hàng vẫn chưa nhận được thêm phản hồi nào từ phía chủ đầu tư. Đặc biệt, họ chưa nhận nhà khi chủ đầu tư không giải quyết các vấn đề và cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc bàn giao căn hộ theo quy định.
Trần Kháng
Theo Dân việt
Hiệp hội BĐS hiến kế làm nhà giá bán 200 triệu đồng
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị tập trung phát triển chủ yếu là loại căn hộ nhà ở xã hội diện tích khoảng 30m2, với giá bán khoảng 200 triệu đồng. Và, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phải có trách nhiệm đầu tư các khu nhà lưu trú cho công nhân, lao động.
Mới đây, Hiệp hội bất động sản TP HCM đã có văn bản đề xuất cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp phù hợp với điều kiện thực tiễn của thành phố.
HoREA dẫn chứng kinh nghiệm và bài học rút ra từ mô hình phát triển khu nhà ở an sinh xã hội với căn hộ diện tích 30m2, giá bán từ 100 - 200 triệu đồng/căn của tỉnh Bình Dương.
Ảnh minh họa.
HoREA cho biết quỹ đất của việc xây dựng nhà ở xã hội có thể có được thông qua việc điều chỉnh quy hoạch tại một số khu vực như tại Khu chế xuất Linh Trung I,II,III (326 ha), Khu công nghệ cao (913 ha, nhất là trong quy hoạch phát triển giai đoạn 2), Công viên phần mềm Quang Trung (43 ha), Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (647 ha; trong đó có khoảng 2/3 diện tích thuộc Bình Dương)...
Hiệp Hội cho rằng, thành phố có thể làm được khoảng 10.000 căn hộ nhà ở xã hội 30m2 có giá bán khoảng trên dưới 200 triệu đồng/căn, nhưng sẽ chỉ có khoảng 10.000 người mua được loại nhà này chiếm khoảng 1% người có nhu cầu.
TP.HCM vẫn có thể làm khoảng 10.000 căn hộ nhà ở xã hội 30m2 (gồm 20m2 sàn và 10m2 gác lửng), có giá bán khoảng trên dưới 200 triệu đồng/căn tại một số khu vực có điều kiện tương đồng như tỉnh Bình Dương.
Từ đó, Hiệp hội đề nghị tập trung phát triển chủ yếu là loại căn hộ nhà ở xã hội 1-2 phòng ngủ, diện tích khoảng 25-77m2, có giá bán khoảng 250-700 triệu đồng/căn.
Nêu lên một số khó khăn, vướng mắc trong cơ chế quản lí để phát triển loại hình nhà ở xã hội này, HoREA cho biết, theo báo cáo của Bộ Xây dựng thì lượng vốn ngân sách bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2018-2020 chỉ đáp ứng khoảng 13% so với yêu cầu.
HoREA kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi một số cơ chế, chính sách đang cản trở sự phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, căn hộ cho thuê giá rẻ. Hiệp hội đề nghị bổ sung vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội 3.000 tỷ đồng để thực hiện cho giai đoạn đến năm 2020.
Đồng thời, cơ quan này kiến nghị Chính phủ cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay ưu đãi theo quy định được vay tại 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước chỉ định. HoREA kiến nghị Bộ Tài chính có hướng dẫn về cơ chế thu ngân sách, quản lý, sử dụng nguồn lực này để phát triển nhà ở xã hội của địa phương.
Để thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, căn hộ cho thuê giá rẻ tại thành phố Hồ Chí Minh, HoREA đề xuất cần tạo quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.
Trước hết là sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ đất công của thành phố gồm đất nông trường (khoảng 6.000 ha); đất đang làm nhà xưởng sản xuất ô nhiễm tại các quận, huyện thuộc diện phải di dời vào các khu công nghiệp; đất công được tạo lập trong quá trình quy hoạch các khu đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất...
Theo đó, HoREA đề nghị thành phố làm việc với các tỉnh thuộc vùng đô thị TP HCM để phối hợp phát triển các huyện giáp ranh như Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (tỉnh Long An), Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên (tỉnh Bình Dương), Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai)... và chuyển các ngành sản xuất thâm dụng lao động (dệt may, da giày) về các tỉnh để cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại dân cư. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phải có trách nhiệm đầu tư các khu nhà lưu trú cho công nhân, lao động.
Theo Danviet
Dự án khu đô thị đại học nghìn tỉ "không chịu lớn" ở Hà Nội Sau 15 năm khởi công, phần lớn diện tích trong dự án xây dựng trường Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG Hà Nội) tại Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) vẫn còn bỏ hoang. Tổng nhu cầu vốn đầu tư dự án tăng cao gấp 3,5 lần ban đầu. Với mục tiêu xây dựng khu đô thị đại học hiện đại, tiên...