Củ cải không chỉ là thực phẩm quen thuộc mà còn là vị thuốc trị bệnh đường tiêu hóa và hô hấp
Củ cải là thực phẩm ngon, dễ ăn đặc biệt dễ chế biến, rất thích hợp trong mùa đông. Bạn có thể làm món nộm, dưa muối hay món xào, kho cũng rất ngon.
Củ cải là thực phẩm ngon, dễ ăn đặc biệt dễ chế biến, rất thích hợp trong mùa đông. Bạn có thể làm món nộm, dưa muối hay món xào, kho cũng rất ngon. Toàn cây củ cải còn là vị thuốc hay chữa nhiều bệnh.
Củ cải chứa nhiều raphanin, glucose, saccharose, vitamin C, B, A và một số acid amin hay acid thơm; ngoài ra còn có Ca, P, Fe. Có tác dụng làm giảm mỡ lắng đọng dưới da, phòng chống ung thư. Vị cay ngọt, tính mát; vào phế vị, củ cải có tác dụng kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hóa tích khoan trung, sinh tân giải độc.
Dùng cho trường hợp đầy bụng không tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng; thổ huyết chảy máu cam, bệnh đái tháo đường, hội chứng lỵ. Liều dùng và cách dùng: 30 – 100g ép nước, nấu, hầm hay ăn sống.
Một số thực đơn chữa bệnh có củ cải:
Nước củ cải: củ cải giã nát đắp lên chỗ bỏng (chữa bỏng nhẹ).
Chữa ngạt khói than: ép lấy 100 – 150ml cho uống.
Nước ép gừng tươi củ cải: củ cải, gừng tươi, liều lượng tùy ý, ép lấy nước cho uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.
Canh thịt dê, cá diếc củ cải: thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, nấu canh lẩu, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp suy nhược viêm khí phế quản, ho suyễn.
Củ cải hầm bì sứa: bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản mạn tính.
Cháo củ cải: gạo tẻ 100g, củ cải 50g. Củ cải thái lát, cùng gạo nấu cháo, thêm chút muối cho ăn. Dùng cho trường hợp đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo đường mỡ.
Video đang HOT
Củ cải hầm nước gừng: củ cải (cả lá và cuống) 2 củ. Rửa sạch thái lát nấu nhừ, thêm mấy lát gừng, bột gạo, ít dấm, đun sôi để vừa nguội cho ăn. Dùng cho các trường hợp đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.
Nước ép củ cải hấp đường phèn: củ cải tươi (hoặc luộc chín) 500g. Ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp cho uống, ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng nhiều.
TS. Nguyễn Đức Quang
Theo suckhoedoisong.vn
Những loại thực phẩm cung cấp nước cho cơ thể hiệu quả nhất
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần từ 1,5 - 2 lít nước. Tuy nhiên, nếu cảm thấy không thể thực hiện được điều này thì bạn có thể bổ sung nước bằng những loại thực phẩm sau.
Những loại rau củ quả giàu nước:
Củ cải
Trong củ cải có chứa tới 95% là nước và rất nhiều chất dinh dưỡng. Do đó, bạn có thể chế biến loại thực phẩm giàu nước này để bổ sung nhiều hơn trong các bữa ăn hàng ngày. Có thể là luộc, hoặc trộn cùng trong salad, hay xào lên cùng miến để đổi mới món ăn.
Rau diếp
Rau diếp không có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng, tuy nhiên loại rau này lại chứa hàm lượng nước rất cao. Loại rau diếp lá xoăn chứa nhiều nước nhất hơn 95 %, theo sau là rau diếp lá dài, với hàm lượng nước thấp hơn nhưng lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ.
Cần tây
Không chỉ có hàm lượng nước cao, cần tây cung cấp dồi dào chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Cần tây với hàm lượng nước cao được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa các chứng ợ nóng và nồng độ axít cao trong dạ dày. Chất xơ trong cần tây khiến bạn cảm thấy no và kiềm chế sự thèm ăn. Đặc biệt, một ngọn cần tây chỉ chứa 6 calo.
Bí xanh
Một khẩu phần ăn bí xanh có thể giữ ẩm cho cơ thể và cung cấp nhiều dưỡng chất như kali, folate và vitamin A, C, trong khi đó chỉ có 24 calo.
Dưa chuột
Nếu bỏ qua dưa chuột thì thật là thiếu sót, bởi thành phần chính của dưa chuột có chứa tới 97% là nước. Ăn dưa chuột không chỉ giúp làm mát cơ thể mà còn cải thiện kết cấu của da cũng như bổ sung nước cho cơ thể.
Cà chua
Thành phần chính của cà chua chủ yếu là nước (94%), ngoài ra còn có vitamin C, flavonoid, folat và kali nên không chỉ giúp cung cấp nước cho cơ thể mà còn ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Những loại trái cây giàu nước:
Cam
Loại quả này không chỉ chứa tới 87% là nước mà còn cung cấp một nguồn vitamin C tuyệt vời cho cơ thể. Đặc biệt, cam có tác dụng chống viêm tốt, lại tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sức đề kháng và chống mệt mỏi hiệu quả.
Dưa hấu
Trong dưa hấu có chứa tới hơn 90% là nước, ngoài ra còn có lycopene, chất chống oxy hóa vượt trội nên không chỉ cung cấp thêm nước mà còn có tác dụng dưỡng ẩm cho cơ thể và có khả năng chống lại nguy cơ gây ung thư.
Bưởi
Chứa khoảng 90% nước, bưởi có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể và giúp bạn giảm cân. Các hợp chất trong trái cây này giúp cơ thể đốt cháy chất béo và ổn định lượng đường trong máu, và kiểm soát sự thèm ăn.
Xoài
Xoài có hàm lượng nước cao, cùng các chất dinh dưỡng như vitamin A, C và B6. Tuy nhiên, lượng calo trong xoài cao hơn so với các loại trái cây khác, một quả xoài chứa khoảng 135 calo.
Táo
Nhiều người cho rằng mỗi ngày ăn một quả táo thì bạn không cần phải đi gặp bác sĩ. Vì vậy, bạn có thể bắt đầu thay thế một ly nước bằng một quả táo mỗi ngày. Ăn táo có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, giúp giảm cân và ngăn ngừa các vấn đề như bệnh tim, ung thư, bệnh tiểu đường.
Theo www.phunutoday.vn
Chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường Chê đô dinh dương đong vai tro vô cung quan trong trong viêc điêu tri bênh tiêu đương. Thông thương, ngươi măc bênh tiêu đương co chê đô ăn uông rât nghiêm ngăt. Ảnh minh họa Bênh tiêu đương nên ăn gi? - Ăn nhiêu rau xanh va trai cây: Rau xanh, trái cây là những nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất...