Cụ bà nhận lại nhẫn cưới đánh rơi cách đây cả nửa thế kỷ
Bà Peggy MacSween (86 tuổi) tin rằng sẽ không bao giờ tìm lại được chiếc nhẫn cưới rơi trên cánh đồng khoai tây cách đây 50 năm tại Outer Hebrides (Anh) nhưng chuyện bất ngờ đã xảy ra.
Ông MacPhee trả chiếc nhẫn cưới từng mất tích của bà Peggy MacSween. Ảnh: Guardian
Tờ Guardian (Anh) cho biết bà Peggy MacSween đã làm rơi chiếc nhẫn khi đang thu hoạch khoai tây tại nhà ở Benbecula, Outer Hebrides cách đây nửa thế kỷ.
Sau khi biết chuyện chiếc nhẫn cưới mất tích từ người hàng xóm, một người dân trên đảo Outer Hebrides là ông MacPhee đã quyết định hành động để giúp bà Peggy MacSween.
Video đang HOT
Ông MacPhee đã dùng máy phát hiện kim loại để tìm kiếm trên vùng bờ biển nơi trước kia là cánh đồng khoai tây. Trong những năm gần đây, khu vực này trở thành điểm tụ tập phổ biến nên có nhiều kim loại gây nhiễu loạn việc tìm kiếm chiếc nhẫn.
Chiếc nhẫn cưới được tìm thấy. Ảnh: Guardian
Ông MacPhee nói: “Trong 3 ngày, tôi đã tìm kiếm và đào tới 90 cái hố”. Điều gây khó khăn cho MacPhee là máy dò tìm kim loại đôi khi khó phân biệt được nhẫn vàng và cái vòng mở nắp ở hộp nước giải khát.
Nhưng may mắn là trong ngày thứ 3, sau khi hoạt động quanh khu vực rộng 5.000 mét vuông, ông đã tìm thấy chiếc nhẫn cưới của bà Peggy MacSween. MacPhee đã mang chiếc nhẫn thẳng đến chủ nhân của nó và khi bà Peggy MacSween đeo chiếc nhẫn, nó vẫn vừa in.
Chồng của bà Peggy MacSween, ông John đã mất cách đây vài năm. Sau khi vợ đánh mất chiếc nhẫn, ông John đã mua một chiếc khác tặng vợ. Bà Peggy MacSween và chồng kết hôn vào tháng 7/1958.
31 người chết đuổi khi vượt "eo biển tử thần" đến Anh
Ít nhất 31 người di cư, trong đó có cả trẻ em, đã thiệt mạng trong một vụ lật thuyền khi đang tìm cách vượt qua eo biển Manche để vào Anh hôm 24/11.
Nhiều người di cư mạo hiểm vượt eo biển Manche bằng những thuyền nhỏ thô sơ để đến Anh (Ảnh minh họa: Reuters).
Guardian đưa tin, sự việc xảy ra hôm 24/11 khi một thuyền chở di dân bị lật ngoài khơi Calais. Con thuyền được cho là chở khoảng 50 người, ít nhất 31 người được xác định đã thiệt mạng, trong đó có 5 phụ nữ và một trẻ em.
Giới chức Pháp lo ngại, số người thiệt mạng trong vụ lật thuyền có thể còn tăng tiếp vì hiện vẫn còn một số người mất tích. Đây có thể coi là thảm kịch kinh hoàng nhất trong cuộc khủng hoảng di cư hiện nay.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ tìm ra người chịu trách nhiệm về thảm kịch trên, đồng thời tuyên bố sẽ không để khu vực eo biển Manche trở thành "nghĩa địa" với người di cư.
Eo biển Manche thuộc Đại Tây Dương nằm giữa Anh và Pháp đang trở thành hố tử thần tiếp theo ở châu Âu khi ngày càng nhiều người di cư, tị nạn mạo hiểm vượt biển để đến Anh chỉ bằng những con thuyền nhỏ.
Giới chức Pháp cho biết, kể từ đầu năm đến nay có khoảng 31.500 di dân tìm cách đến Anh và số người được cứu sống trên biển là 7.800. Trong khi đó, giới chức Anh cho biết, từ đầu năm nay, có hơn 25.000 người nhập cư trái phép vào nước này, gấp 3 lần năm 2020.
Anh mời các ngoại trưởng ASEAN dự hội nghị G7 Anh ngày 22/11 xác nhận sẽ đăng cai tổ chức hội nghị ngoại trưởng G7 tại thành phố Liverpool từ ngày 10-12/12, đồng thời mời các nước ASEAN tham gia, ngoại trừ Myanmar. Các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 ở Anh hồi tháng 6 (Ảnh: EPA). Văn phòng Ngoại giao Anh cho biết trong một tuyên bố hôm...