Cụ bà 88 tuổi bị mù mắt do mắc u nhầy xoang trán khổng lồ
U nhầy xoang là bệnh lý khá hiếm gặp. Vừa qua, Bệnh viện Quốc tế Vinh đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 88 tuổi bị khối u nhầy xoang trán trái với kích thước lớn; làm biến dạng khuôn mặt.
U nhầy là một loại u lành tính ở vùng mũi xoang, chủ yếu gặp ở người lớn. Loại u này có thể phát triển ở một hoặc nhiều xoang và thường gặp nhất là u nhầy xoang trán. Tuy nhiên, do bản chất khối u gây xói mòn, tiêu xương thành xoang dẫn đến biến dạng mặt, ổ mắt nên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Vừa qua, khoa Mắt -Bệnh viện Quốc tế Vinh tiếp nhận bệnh nhân Đinh Thị V. (88 tuổi, thường trú tại xã Đức Thủy, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) với tình trạng mắt không nhìn thấy. Khai thác bệnh sử thì được biết, 5 năm trước Bà đã có biểu hiện mắt nhìn đôi, mờ dần và xuất hiện kèm khối u lớn tại vùng mắt trái, mặc dù đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Cách đây 2 năm, bà V được chẩn đoán đục thể thủy tinh tại Bệnh viện tuyến huyện, áp dụng phương pháp phẫu thuật Phaco nhưng không cải thiện.
Hình ảnh khối u kích thước 75×72x56mm (mũi tên) trên kết quả Chụp cộng hưởng từ MRI.
Qua thăm khám lâm sàng, Bác sỹ nhận thấy có khối u vùng trán trái bờ trên ổ mắt, đường kính khoảng 4cm, mềm, lùng nhùng dẫn đến đẩy lệch nhãn cầu xuống dưới và ra ngoài, sụp mi gây mất thị lực hoàn toàn mắt trái.
Các Bác sỹ khoa Mắt và khoa Tai Mũi Họng hội chẩn và thực hiện thêm các cận lâm sàng khác để xác định. Qua kết quả nội soi mũi xoang có hình ảnh khối u hốc mũi trái, bề mặt nhẵn, giới hạn rõ, phát triển che lấp gần hoàn toàn hốc mũi trái.
Video đang HOT
Kết hợp chụp cộng hưởng từ cho kết quả là hình ảnh khối u nhầy xoang trán trái phát triển vào xoang sàng và xoang trán phải, kích thước 75×72x56mm. Đây chính là nguyên nhân gây tiêu xương sàn sọ, thành xoang trán, thành hốc mắt, đẩy lệch nhãn cầu xuống dưới và ra ngoài.
Phẫu thuật là phương pháp tối ưu nhất để loại bỏ khối u, mở rộng dẫn lưu mũi xoang.
Tuy nhiên, do thể trạng người bệnh cao tuổi, gầy yếu, khối u kích thước lớn gây nhiều biến chứng nặng nề nên đã có nhiều khó khăn trong lựa chọn phương pháp phẫu thuật và gây mê.
Bằng kinh nghiệm chuyên môn của Bác sỹ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng phối hợp chặt chẽ cùng bác sỹ gây mê, sử dụng hệ thống máy nội soi tiên tiến, ca phẫu thuật đã diễn ra thuận lợi.
Hiện tại, người bệnh đã hồi phục sức khỏe, hết sụp mi, nhãn cầu về lại vị trí bình thường, khối u vùng trán xẹp hẳn. Bà V. và gia đình rất hài lòng với kết quả này.
Người bệnh trước và sau khi phẫu thuật. Ảnh: Kim Chung
U nhầy xoang là một bệnh lý khá hiếm gặp, hơn thế nữa, khối u với kích thước lớn như trường hợp của bà V. lại càng ít gặp hơn trên lâm sàng. Tuy là u lành tính, phát triển âm thầm nhưng khi tiến triển lớn sẽ gây chèn ép làm tiêu xương của thành xoang, biến dạng mặt, mắt.
Nguyên nhân gây nên bệnh có thể do: Tắc lỗ thông mũi – xoang do viêm; Sang chấn xoang; Viêm xoang được điều trị không đúng cách và kéo dài.
Triệu chứng thường gặp (khi u gây chèn ép): Nhức đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, sưng phồng hốc mắt, về sau có thể gây biến dạng mặt – mắt.
Bệnh lý u nhầy xoang sẽ được điều trị xác định bằng: Chụp X-quang, nội soi mũi xoang, chụp cộng hưởng từ (MRI).
Phương pháp điều trị bệnh lý u nhầy xoang: Phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn. Phẫu thuật nội soi mũi xoang, lấy bỏ u nhầy cùng với vỏ của nó, làm rộng lỗ dẫn lưu mũi – xoang.
Vì vậy, để được phát hiện sớm bất thường, khi có các triệu chứng như trên, người bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám và hội chẩn các chuyên khoa thích hợp nhằm có hướng điều trị tối ưu nhất./.
Liệu pháp cấy ghép tế bào da và khả năng nhìn thấy ánh sáng
Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Nature cho thấy cấy ghép tế bào da, được chuyển thành tế bào mắt cảm nhận ánh sáng, giúp chuột bị mù nhìn thấy ánh sáng.
Cấy ghép tế bào da, được chuyển thành tế bào mắt cảm nhận ánh sáng - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Trong nghiên cứu trước đây với động vật thí nghiệm, các nhà khoa học thuộc Viện Mắt quốc gia Mỹ lập trình tế bào gốc được tạo từ hồng cầu hoặc tế bào da, trở thành tế bào cảm quang và cấy chúng vào phía sau mắt.
Các chuyên gia cho biết nghiên cứu mới cho thấy có thể bỏ qua bước giữa của tế bào gốc và trực tiếp tái lập trình tế bào da thành tế bào cảm quang để cấy ghép vào võng mạc.
"Đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng việc tái lập trình trực tiếp có thể tạo ra các tế bào giống võng mạc, mang lại một chiến lược mới và nhanh hơn để phát triển những liệu pháp điều trị chứng thoái hóa điểm vàng do tuổi già (một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa) và các rối loạn võng mạc khác do mất tế bào cảm quang", trưởng nhóm nghiên cứu Anand Swaroop thuộc Viện Mắt quốc gia Mỹ cho hay.
Việc tái lập trình trực tiếp được sử dụng trong nghiên cứu này đã giúp chuyển đổi tế bào da thành tế bào cảm quang chức năng sẵn sàng cho việc cấy ghép chỉ trong 10 ngày. Các chuyên gia đang lên kế hoạch thử nghiệm liệu pháp trên ở những người mắc bệnh thoái hóa võng mạc, như viêm võng mạc sắc tố.
Vừa nằm vừa xem điện thoại, cô gái trẻ suýt bị mù mắt trái vì tai nạn ai cũng có thể gặp phải Chắc chắn bất kỳ ai trong cuộc đời cũng đều từng mắc phải thói quen xấu này nhưng nếu không sửa đổi ngay từ bây giờ thì rất có thể bạn cũng sẽ gặp trường hợp đáng báo động như cô gái người Đài Loan dưới đây. Trong thời gian nghỉ ở nhà cách ly toàn xã hội để phòng chống dịch COVID-19...