Cụ bà 81 tuổi và cuộc ‘tái ngộ’ đặc biệt với bác sĩ tim mạch
17 năm trước, sau khi được thay van động mạch chủ sinh học, cụ bà V.T.T. đã cải thiện sức khỏe rất nhiều. Và bà không ngờ, cuộc tái ngộ với vị bác sĩ năm xưa đã thực hiện ca phẫu thuật cho mình trong tình huống thật đặc biệt.
GS.TS Nguyễn Ngọc Thành cùng e-kíp phẫu thuật thăm khám cho bệnh nhân V.T.T.
Năm 2003, cụ bà V.T.T. ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc BV E (lúc đó anh còn làm ở BV Việt Đức) thực hiện ca phẫu thuật thay van động mạch chủ sinh học. Bệnh nhân có bệnh nền tăng huyết áp, hẹp động mạch vành đã được đặt stent. Ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân khỏe mạnh, chất lượng sống được nâng lên.
Chồng của bệnh nhân T. cho biết: Ca mổ cách đây 17 giúp sức khỏe của vợ tôi bình phục rất tốt. Nhưng thời gian gần đây, căn bệnh tim lại quay trở lại, khiến gia đình vô cùng lo lắng. Chúng tôi lại tìm đến với GS.TS Lê Ngọc Thành để có phương pháp điều trị tiên tiến cho vợ tôi khỏi bệnh.
Và trong cuộc tái ngộ lần này, bệnh nhân đã được GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc BV E cùng các bác sĩ Trung tâm tim mạch, BV E thay lại van động mạch chủ qua da. Đây là ca bệnh đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng sự phát triển công nghệ trong ngành tim mạch, thay lại van tim nhân tạo bị thoái hoá bằng phương pháp ít xâm lấn nhất – thay van qua da bằng ống thông, không phải phẫu thuật lại cho người cao tuổi.
GS.TS Lê Ngọc Thành cho biết, bệnh nhân V.T.T. đã có tiền sử thay van động mạch chủ sinh học cách 17 năm.
Video đang HOT
Thời gian gần đây bệnh nhân mệt và khó thở hơn. Bệnh nhân vào viện được các bác sĩ khám và chẩn đoán van tim nhân tạo cũ đã thoái hoá, hỏng mức độ nặng cần thay lại. Bà V.T.T. tuổi đã cao, có bệnh nền phức tạp, việc mổ lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là đối với những người đã mổ như bệnh nhân T. Vì vậy, các bác sĩ đã áp dụng phương pháp hiện đại thay van tim qua đường ống thông, không phải mổ lại theo phương pháp truyền thống.
Sau những hồi hộp của gia đình, sau bao nỗ lực của y bác sĩ, ca mổ thành công tốt đẹp, sau mổ sức khỏe của bệnh nhân dần đi vào ổn định. Hiện bà V.T.T. đã có thể tự chăm sóc bản thân và vận động, đi lại khỏe mạnh. Theo các bác sĩ, đây là bệnh nhân đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện kỹ thuật tiên tiến khó như vậy. Nhờ vào thành công của ca bệnh, y học Việt Nam có đủ tự tin thực hiện những ca mổ phức tạp hơn, mở ra cơ hội mới cho những bệnh nhân mắc phải căn bệnh van động mạch chủ đã mổ thay van động mạch thời gian trước.
Chia sẻ thêm về kỹ thuật này, TS.BS Nguyễn Công Hựu, Phó Giám đốc BV E, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Trung tâm tim mạch, BV E cho biết: Để thực hiện thành công ca mổ này, GS.TS Lê Ngọc Thành đã chủ trì hội chẩn với các ê-kíp và quyết định lựa chọn phương pháp thay lại van tim qua đường ống thông: một hệ thống thiết bị mang van kích cỡ nhỏ, đường kính chỉ 5mm-6mm, nén van tim nhân tạo sinh học bên trong được đưa theo đường mạch máu ngoại vi từ động mạch đùi, qua động mạch chủ bụng lên động mạch chủ trong lồng ngực và đi tới vị trí van tim nhân tạo bị hỏng.
Hệ thống bóng nong làm rộng van nhân tạo cũ đã thoái hoá, sau đó thiết bị sẽ thả van tim nhân tạo mới được nén bên trong vào đúng vị trí. Các bác sĩ chỉ cần chọc kim nhỏ vào động mạch đùi, nong rộng vài mm, đưa các thiết bị dưới dạng các dây và ống dẫn vào lòng mạch máu đi lên tim. Các thao tác được thực hiện dưới màn hình định vị của hệ thống máy chụp mạch kỹ thuật số hiện đại 2 bình diện. Với đặc tính kỹ thuật được thiết kế, van tim nhân tạo mới đã nở bung ra bám chắc vào các cấu trúc xung quanh, lập lại sự lưu thông dòng máu theo sinh lý, đảm bảo cấp máu cho cơ thể.
Toàn bộ thời gian thực hiện, kể cả chuẩn bị phương tiện chỉ chưa đầy 2 giờ đồng hồ (phương pháp mổ mở như cũ phải mất 4-5 giờ đồng hồ trong phòng mổ). Người bệnh đã tỉnh táo ngay sau khi được thay van và sinh hoạt trong ngày, ra viện chỉ sau vài ngày thay lại van tim. Kết quả siêu âm tim kiểm tra lại cho thấy van tim mới hoạt động tốt, các triệu chứng lâm sàng được cải thiện ngay.
Sức khoẻ bệnh nhân trong vụ nổ khí gas ở Hà Nội ra sao?
Chiều 26/8, thông tin từ Bệnh viện E cho hay, bệnh nhân là nạn nhân trong vụ tai nạn nổ bình gas tại xưởng cơ khí ở Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) hiện đã qua cơn nguy kịch, cai được máy thở, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
ThS.BS Nguyễn Ngọc Tiệp (Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E) là một trong những bác sĩ trong kíp trực ngày 25/8 tham gia trực tiếp cấp cứu cho bệnh nhân Triệu Văn X (sinh năm 1988, trú tại Đại Từ, Thái Nguyên).
BS Tiệp cho biết, khoảng 16h50' ngày 25/8, một bệnh nhân được cấp cứu 115 chuyển đến trong tình trạng: lơ mơ, mất tri giác, hai cẳng chân dập nát, biến dạng, ra máu liên tục (trên băng ca), vết thương ở cổ tay mất một phần mềm mặt trước 1/3 giữa cẳng tay phải và bị bỏng nhiệt độ 1-2 vùng mặt, cổ, thành ngực trước...
Các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân không ổn định: mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp giảm thấp. Bệnh nhân xuất hiện hiện tượng kích thích mạch, dần dần mất tri giác.
Các bác sĩ cấp cứu cho anh X tại Bệnh viện E.
Do ngừng tuần hoàn, bệnh nhân được hồi sức tích cực bóp bóng, đặt nội khí quản chỉ sau 2-3 phút vào viện. Các bác sĩ garo vị trí 1/3 dưới của hai bên đùi để hạn chế mất máu cho bệnh nhân. Bệnh nhân được chuyển ngay lên phòng mổ cấp cứu chỉ sau 2-3 phút vào viện.
Tại phòng mổ, bệnh nhân được hồi sức tích cực, truyền máu cấp cứu (khoảng 2.000ml hồng cầu và 2.000ml huyết tương). Đồng thời, các bác sĩ Bệnh viện E đã tiến hành hội chẩn liên khoa: Cấp cứu, Chấn thương chỉnh hình, Ngoại Tổng hợp, Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Hồi sức tích cực, Gây mê hồi sức.... và báo cáo GS.TS Lê Ngọc Thành (Giám đốc Bệnh viện E) quyết định cứu sống bệnh nhân trong lằn ranh sự sống và cái chết.
BS CKII Kiều Quốc Hiền, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình đã cùng với các bác sĩ trong kíp trực cấp cứu đêm 25/8 đã chạy đua với thời gian cứu sống bệnh nhân.
Các bác sĩ đánh giá bệnh nhân tổn thương xương và phần mềm, mạch máu và thần kinh của hai cẳng chân của bệnh nhân bị dập nát, tổn thương do bỏng (đã bị cháy xém) không còn khả năng bảo tồn. Sau đó, kíp mổ quyết định cắt cụt hai cẳng chân bị dập nát trên, bảo tồn tối đa phần chân còn khả năng phục hồi cho bệnh nhân.
Các bác sĩ tiến hành xử lý đến tổn thương phần tay phải gồm vết thương mất da và cơ với diện tích lớn khoảng 15x15cm, lộ khối cơ dập nát. Các bác sĩ đã cắt bỏ phần tổn thương và bất động tay phải bằng máng bộ cẳng bàn tay cho bệnh nhân, sau đó tiếp tục cắt lọc đến những vết thương nhỏ với diện tích từ 1-4cm khắp cánh tay trái và đùi phải bệnh nhân...
Sau ca mổ trong 3 giờ, bệnh nhân được chuyển khoa Hồi sức tích cực để theo dõi các chỉ số sinh tồn.
Theo ThS.BS Nguyễn Đình Thuyên - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân vào khoa trong tình trạng hôn mê, thở máy và đã cắt cụt 1/3 trên cẳng chân hai bên và có nhiều vết thương sâu trên cơ thể... Bệnh nhân đã được tiến hành hồi sức tích cực, thở máy, truyền dịch, giảm đau, lợi tiểu và đặc biệt theo dõi 24/24.
Sau 10 giờ được hồi sức tích cực, đến nay, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và cai máy thở, tỉnh táo, giao tiếp tốt và ăn qua sode.
Trước đó, vào chiều 25/8, người dân sống ở gần xưởng cơ khí của gia đình ông Nguyễn Hữu Soái (ở xóm 2, Cổ Điển, Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội) bất ngờ nghe tiếng nổ lớn như "tiếng bom nổ", sau đó chạy vào hiện trường thì phát hiện một người bị thương nặng và một người tử vong tại chỗ, xung quanh xưởng phía bên trong đổ nát.
Viện Tim mạch QG làm chủ kỹ thuật thay van động mạch chủ qua ống thông Lần đầu tiên, tại Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ đã tiến thành thủ thuật thay van động mạch chủ (ĐMC) qua đường ống thông (TAVI) bằng gây tê tại chỗ kết hợp an thần. Trước đó, thủ thuật phức tạp này cần sự tham gia hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài. Người bệnh sau...