CTCK BIDV (BSI) đặt mục tiêu lợi nhuận 2020 giảm gần 37%
Ngày 28/6 tới, CTCK BIDV ( BSI) sẽ triệu tập Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020.
Ngay trước thời điểm đại hội, BSI bất ngờ bổ nhiệm Phó tổng giám đốc Nguyễn Duy Viễn làm Tổng giám đốc Công ty, thay ông Đỗ Huy Hoài. Ông Viễn đồng thời là người đại diện theo pháp luật của BSI.
Năm 2020, BSI đặt kế hoạch lợi nhuận thụt lùi so với kết quả đạt được trong năm 2019, với 86 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 36,9% so với kết quả thực hiện năm 2019. Về thị phần môi giới, BSI đặt mục tiêu đạt tỷ lệ 3,6% và chia cổ tức 7%.
Video đang HOT
Đáng chú ý, BSI có tham vọng tăng mạnh vốn điều lệ từ hơn 1.220,7 tỷ đồng lên 1.878 tỷ đồng, tương đương tăng 53,85%.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, BSI trình đại hội xem xét thông qua phương án phát hành hơn 65,7 triệu cổ phiếu (tương đương 657 tỷ đồng) riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược với giá bán thỏa thuận. Ngoài ra, BSC lên kế hoạch phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ với lãi suất cố định hoặc thả nổi, kỳ hạn tối đa 3 năm.
OCB đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2020 tăng tới 36%, dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%
OCB sẽ trình cổ đông nhiều kế hoạch quan trọng trong năm nay, bao gồm mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng mạnh, kế hoạch niêm yết HoSE, tăng vốn điều lệ và thành lập công ty quản lý nợ.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2020.
Năm 2020, ngân hàng dự kiến tổng tài sản đạt 150.000 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2019. Dư nợ thị trường 1 tăng 25% lên 90.549 tỷ đồng, tổng huy động vốn thị trường 1 tăng 21% lên 103.284 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu năm 2020 tăng 36% lên 4.400 tỷ đồng.
OCB cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 11.275 tỷ đồng, tức tăng 43% so với cuối năm 2019. Trước đó, trong năm 2019, OCB cũng đã tăng vốn thành công từ 6.599 tỷ đồng lên 7.898 tỷ đồng thông qua phương thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
Mặc dù đã tăng được vốn điều lệ trong năm 2019, OCB cho biết với kế hoạch tăng trưởng quy mô kinh doanh liên tục hàng năm, ngân hàng vẫn cần tiếp tục tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR theo quy định.
Mới đây, ngân hàng cũng đã chào bán riêng lẻ cho các nhà đầu tư với tổng giá trị 1.184 tỷ đồng. Trong đó, 868 triệu cổ phiếu phát hành cho ngân hàng Aozora Nhật Bản (đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục với cơ quan nhà nước) và 316 triệu cổ phiếu đang được tiếp tục chào bán cho các đối tác khác.
Bên cạnh việc chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư được đề cập ở trên, OCB sẽ còn tăng vốn từ chia cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận để lại năm 2019 với giá trị hơn 2.191 tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu là 25%.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm nay, OCB cũng sẽ tiếp tục trình cổ đông phê duyệt thực hiện kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại HoSE, giao và uỷ quyền cho HĐQT tất cả các thủ tục và ký kết giấy tờ liên quan đến việc niêm yết.
OCB cũng trình cổ đông về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản để tiếp nhân, quản lý và thu hồi cá khoản nợ tồn đọng, đảm bảo kinh doanh an toàn và bền vững,....Công ty dự kiến hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên, là công ty con do OCB đầu tư 100% vốn với số điều lệ ban đầu là 100 tỷ.
Lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết được dự báo giảm khoảng 12% trong năm 2020 Theo tính toán của FiinGroup, dự kiến lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng niêm yết sẽ giảm 11,9%, trong khi các doanh nghiệp phi ngân hàng giảm 12,1% trong năm 2020. Lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết được dự báo giảm khoảng 12% trong năm 2020 Lần đầu tiên dòng tiền kinh doanh âm kể từ năm 2015 Theo thống...