CSIS: Phát hiện tàu nạo vét ngoài khơi căn cứ Ream của Campuchia
Ngày 21-1, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ cho biết các tàu nạo vét đã được phát hiện ngoài khơi căn cứ hải quân Ream của Campuchia – nơi Trung Quốc đang giúp nâng cấp.
Lính hải quân Campuchia đứng trên tàu tuần tra tại căn cứ hải quân Ream, Campuchia – Ảnh: AP
Theo CSIS, các tàu nạo vét sẽ giúp căn cứ Ream có cảng nước sâu hơn, vốn là điều kiện cần thiết để các tàu quân sự lớn hơn cập cảng.
“Việc nạo vét cảng sâu hơn là cần thiết để các tàu quân sự lớn hơn cập cảng tại Ream, và là một phần thỏa thuận bí mật giữa Trung Quốc và Campuchia mà các quan chức Mỹ báo cáo đã nhìn thấy năm 2019″, Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc CSIS báo cáo.
Báo cáo dẫn lại một bài viết đăng trên tạp chí Wall Street Journal cho biết thỏa thuận đề cập ở trên cho phép quân đội Trung Quốc tiếp cận căn cứ Ream, đổi lại việc tài trợ cho các nâng cấp căn cứ này.
Báo cáo cũng cho biết các tàu nạo vét có thể được nhìn thấy trong các bức ảnh được Chính phủ Campuchia công bố trong tháng này và trong các ảnh vệ tinh thương mại.
Theo báo cáo, những hình ảnh cho thấy việc xây dựng trên bờ tại Ream vẫn đang được tiếp tục. Việc xây dựng trên bờ và các tàu nạo vét “cho thấy căn cứ đang chuẩn bị cho những nâng cấp hạ tầng quan trọng”, theo CSIS.
Phản ứng trước thông tin của CSIS, như Hãng tin Reuters đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhắc lại “những lo ngại nghiêm trọng” về hoạt động xây dựng và sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại căn cứ Ream.
“Những diễn biến này đe dọa lợi ích của Mỹ và các đối tác, an ninh khu vực và chủ quyền của Campuchia”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Mỹ cũng kêu gọi Campuchia “minh bạch hoàn toàn về ý định, bản chất và phạm vi của dự án tại Ream, và vai trò của quân đội Trung Quốc trong việc xây dựng căn cứ”.
Tháng 6-2021, Campuchia xác nhận Trung Quốc đang hỗ trợ quốc gia này nâng cấp căn cứ hải quân Ream, bao gồm việc hiện đại hóa, mở rộng căn cứ và “giúp Campuchia có một địa điểm thích hợp, một xưởng sửa chữa tàu bè và một bến cảng neo đậu”.
Lời xác nhận liên quan tới Trung Quốc và cảng Ream được đưa ra sau khi một số báo, đài Mỹ cáo buộc Phnom Penh cho phép Bắc Kinh lập căn cứ quân sự trên đất Campuchia.
Chính phủ Campuchia nói gì về vụ hai vị tướng bị Mỹ cấm vận?
Chính phủ Campuchia đã có phản ứng về việc Bộ Tài chính Mỹ áp đặt lệnh cấm vận đối với hai vị tướng nước này, với cáo buộc tham nhũng liên quan dự án xây dựng tại căn cứ hải quân Ream.
Binh sĩ canh gác gần các tàu tuần tra tại căn cứ hải quân Ream. Ảnh REUTERS
Ngày 10.11, Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp dụng biện pháp cấm vận đối với 2 quan chức Campuchia với cáo buộc tham nhũng liên quan đến căn cứ hải quân Ream ở quốc gia Đông Nam Á này. Đó là Tư lệnh hải quân Campuchia, đô đốc Tea Vinh, và Tổng cục trưởng Tổng cục Dịch vụ Kỹ thuật và Vật liệu thuộc Bộ Quốc phòng Campuchia, tướng Chau Phirun.
Trong thông báo, Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc hai ông Vinh và Phirun cùng một số quan chức Campuchia khác thổi phồng chi phí xây dựng tại căn cứ Ream và định trục lợi số tiền thu được, theo AFP. Bộ Tài chính Mỹ sẽ phong tỏa tài sản ở Mỹ của hai quan chức này và tội phạm hóa các giao dịch với họ.
Theo tờ Khmer Times, Mỹ đã tài trợ xây dựng Trụ sở Chiến thuật của Ủy ban An ninh hàng hải quốc gia tại căn cứ Ream, nhưng tòa nhà này đã bị tháo dỡ và được dời đến đảo Preap. Mỹ cho rằng tòa nhà bị tháo dỡ khỏi căn cứ Ream để mở đường cho việc xây dựng một cơ sở liên quan Trung Quốc.
Trụ sở Chiến thuật của Ủy ban An ninh hàng hải quốc gia tại căn cứ Ream được xây xong vào năm 2017, nhưng đã bị tháo dỡ. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH KHMER TIMES
Tư lệnh hải quân Tea Vinh chưa có phản hồi về động thái cấm vận của Mỹ. Trong khi đó, tướng Phirun hôm 11.11 phủ nhận dính vào tham nhũng liên quan bất kỳ dự án nào tại căn cứ Ream, theo Khmer Times. "Họ đưa tôi vào danh sách đen vì tôi không theo những gì họ muốn Campuchia làm", ông Phirun khẳng định.
"Thông qua Khmer Times, tôi muốn nói với phía Mỹ rằng chính phủ Campuchia không cần theo chính phủ Mỹ. Chúng tôi làm việc vì lợi ích của Campuchia, không phải vì Mỹ", tướng Phirun nhấn mạnh. Ông còn nói rằng Mỹ đã không hài lòng với việc tháo dỡ cơ sở tại căn cứ Ream, dù Campuchia phải làm việc đó để có chỗ cho việc tái phát triển căn cứ.
Cùng ngày, phát ngôn viên chính phủ Phay Siphan nói rằng chính phủ nước này cảm thấy thất vọng về biện pháp cấm vận nói trên của phía Mỹ. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng quan chức Campuchia không quan ngại về những biện pháp cấm vận như thế vì họ không sở hữu bất kỳ tài sản nào mà có thể bị Mỹ đóng băng.
Bị Mỹ tố cản trở "tiếp cận đầy đủ" căn cứ hải quân, Campuchia nói gì?
Ông Siphan còn nói rằng các biện pháp cấm vận do Mỹ đưa ra không phải là giải pháp tốt và nếu Mỹ không hài lòng với một quyết định của Campuchia, họ có thể bàn với chính phủ nước này tìm ra giải pháp, theo Khmer Times.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của phía Mỹ đối với phát ngôn của hai ông Siphan và Phirun.
Hòn đá tảng trong quan hệ Mỹ - Campuchia Hôm qua (13.10), Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS), có trụ sở tại thủ đô Washington D.C (Mỹ), công bố thêm hình ảnh vệ tinh chụp căn cứ hải quân Ream. Căn cứ hải quân Ream. Ảnh REUTERS Đây là căn cứ được đặt tại tỉnh Sihanoukville (Campuchia) nằm...