CSIS: Mỹ cần đối phó Trung Quốc ở Thái Bình Dương
Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề Chiến lược và Quốc tế ( CSIS) của Mỹ đã khuyến cáo Bộ Quốc phòng nước này đưa thêm chiến hạm đến Thái Bình Dương.
Giữa lúc Trung Quốc ngày càng hung hăng tại Biển Đông, các chuyên gia của trung tâm nghiên cứu nổi tiếng này còn cho rằng Washington phải xác định tốt hơn chiến lược của mình để đối phó với sức mạnh đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Trong bản báo cáo soạn thảo theo đề nghị của Lầu Năm Góc công bố hôm 27/7, CSIS cho rằng Mỹ nên triển khai nhóm tàu thứ hai từ vùng Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương, theo đúng yêu cầu của Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ.
Bản báo cáo cũng kêu gọi cho đồn trú thêm ít nhất một tàu ngầm nguyên tử tấn công khác tại đảo Guam, căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương gần Philippines.
Báo cáo của CSIS con cho biết: “Như đã được chứng minh qua những hành động mới đây của Trung Quốc tại vùng Biển Đông và trên khắp các hòn đảo ở Thái Bình Dương, các vấn đề an nguy phát triển nhanh nhất ở khu vực Nam và Đông Nam Á. Để thành công, chiến lược tái cân bằng lực lượng của Mỹ cần được thúc đẩy nhiều hơn tại những vùng này.”
Trong bức thư gửi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta, đính kèm theo bản báo cáo, ông John Hamre – Chủ tịch và Giám đốc điều hành CSIS – nhấn mạnh sự cấp thiết phải có một chiến lược châu Á, khẳng định “lúc này, chúng ta cần một khung hành động cho châu Á trong 30 năm tới.”
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đã hoan nghênh bản báo cáo này, cho rằng bộ của ông và nhóm nghiên cứu đều có chung một lập trường “trong việc thấu hiểu những thách thức và cơ hội đối với nhu cầu phát huy lợi ích của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.”
Một tháng trước, trong hai ngày 27 và 28/6, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã tổ chức cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Washington. Một số học giả quốc tế đã khẳng định các lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò – khai thác tại 9 lô trên Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thượng nghị sỹ Mỹ Joe Liberman cho rằng việc mời thầu của CNOOC là tuyên bố vô căn cứ và chưa hề có tiền lệ. Ông khẳng định các lô dầu khí này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được luật pháp quốc tế thừa nhận./.
Theo TTXVN
Video đang HOT
Người Nga đau đầu vì tàu ngầm nguyên tử
Đã 60 năm trôi qua kể từ khi chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên ra đời - chiếc USS Nautilus của Mỹ. Xuất xưởng vào năm 1955, Nautilus đã phục vụ trong Hải quân Mỹ tới năm 1980 và sau đó trở thành... mẫu vật trưng bày trong viện bảo tàng.
Sau USS Nautilus của Mỹ, cho tới nay thế giới đã có thêm trên 400 chiếc tàu ngầm nguyên tử nữa, trong đó phần lớn (254) là của Liên Xô (và nay là Nga).
Tuy nhiên, chính giới chuyên gia quân sự Nga mới đây đã thừa nhận rằng người Nga chỉ mải đuổi theo số lượng mà ít quan tâm tới chất lượng.
Hậu quả là cho tới nay, đã có gần 80% số lượng tàu ngầm nguyên tử của Nga bị loại khỏi biên chế.
Chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên trên thế giới USS Nautilus của Mỹ
Các tàu ngầm của Nga không chỉ nhanh chóng xuống cấp, mà còn ở trong trạng thái không thật tốt khi ra biển như các tàu ngầm của các nước phương Tây.
Khi hoạt động trên biển, các tàu ngầm Nga thường xuyên gặp sự cố về bức xạ và độ tin cậy của các lò phản ứng.
Thời kỳ đỉnh cao của tàu ngầm nguyên tử Liên Xô là năm 1984. Khi đó, các tàu ngầm nguyên tử Liên Xô đã tung hoành với tổng cộng 230 chuyến tuần tiễu. Nhưng con số này nhanh chóng bị suy giảm, và tới năm 2002 đã bị về "mo".
Cuối những năm 1990, Hải quân Nga đã rất nỗ lực để thay đổi thực tế này. Tuy nhiên, do những khó khăn về tài chính nên họ không có đủ tiền để chế tạo các tàu mới thay thế những chiếc đã lạc hậu.
Tàu ngầm nguyên tử Nga thường có thời hạn phục vụ dưới 20 năm
Các tàu ngầm nguyên tử được chế tạo từ thời Liên Xô xuống cấp nhanh chóng đến mức người Nga phải nhờ tới sự giúp đỡ của nước ngoài để thực hiện công việc thải loại những chiếc cũ hỏng hoặc bị hư hại nặng.
Với hàng trăm chiếc tàu ngầm nguyên tử "phế liệu", Nga đã mất một thập kỷ để thực hiện công việc này.
Người Nga thậm chí đã phải "chôn" những chiếc tàu ngầm nguyên tử xuống đáy Bắc Băng Dương. Phương pháp này đã gây tranh cãi về khả năng các lò phản ứng có thể gây nguy hại khi nằm dưới đáy đại dương.
Chính vì vậy, sau đó Nga đã đề nghị cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho chương trình tháo dỡ các tàu ngầm nguyên tử, trong đó có việc tận dụng một cách an toàn các lò phản ứng hạt nhân.
Tàu ngầm nguyên tử USS North Carolina lớp Virginia của Mỹ
Tàu ngầm nguyên tử của các nước phương Tây thường có thời hạn phục vụ khoảng 30 năm. Trong khi đó, các tàu ngầm nguyên tử của Nga chỉ có thời hạn phục vụ dưới 20 năm.
Như vậy, để duy trì hạm đội tàu ngầm nguyên tử với số lượng 40 chiếc hiện nay, mỗi năm Nga phải cho ra lò 2 chiếc mới với chi phí hàng tỷ USD.
Hiện nay, Nga đang ưu tiên sản xuất tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa thế hệ mới (số lượng dự kiến là 11 chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Borei).
Những chiếc tàu ngầm này có ý nghĩa quyết định bởi chúng được trang bị tên lửa đạn đạo và có thể bảo đảm duy trì sự sống còn của lực lượng hạt nhân chiến lược.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava được phóng từ một tàu ngầm lớp Borei của Nga
Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng chúng khó bị tiêu diệt bởi các đòn tấn công đầu tiên. Trong khi đó, các thành phần khác của quân đội Nga, trong đó có phần lớn lực lượng hải quân, hiện đã lạc hậu và không đủ khả năng chống đỡ các đòn tấn công quy mô lớn.
Với lý do này, nhiều chuyên gia quân sự Nga cho rằng chỉ có các tên lửa đạn đạo và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới đủ sức bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, với tốc độ xuống cấp nhanh chóng và đóng mới chậm chạp như hiện nay thì chỉ trong vòng 10-20 năm tới, Nga sẽ chỉ còn lại khoảng 10 chiếc tàu ngầm nguyên tử tấn công và vài chiếc tàu ngầm nguyên tử được trang bị tên lửa đạn đạo.
Nhiều tàu ngầm nguyên tử của Nga dành phần lớn thời gian để "nghỉ ngơi" tại bến
Hạm đội tàu ngầm nguyên tử của Nga hiện được đánh giá là quá nhỏ bé và phần lớn thời gian phải nằm ở bến. Mỗi năm, các thủy thủ tàu ngầm chỉ được ra biển vài lần để kiểm tra mức độ sẵn sàng chiến đấu. Các vụ tai nạn tàu ngầm của Nga trong những năm qua khiến người ta có cảm tưởng rằng các thủy thủ tàu ngầm đã không được huấn luyện một cách kỹ càng.
Tàu ngầm nguyên tử HMS Talent của Anh
Hiện chỉ có Mỹ và Anh có đủ khả năng chế tạo các tàu ngầm nguyên tử có thể hoạt động thường xuyên trên biển trong một thời gian dài. Các tàu ngầm nguyên tử của Pháp tỏ ra không đáng tin cậy, trong khi các tàu của Trung Quốc hiện nay thậm chí còn tồi hơn cả những chiếc tàu ngầm nguyên tử "cụ" mà Liên Xô sản xuất 30 năm trước. Một nước lớn khác là Ấn Độ hiện vẫn đang mò mẫm trên hành trình tự nghiên cứu chế tạo tàu ngầm nguyên tử. Tuy nhiên, công việc này hiện vẫn gặp vô vàn khó khăn.
HMS Conqueror là chiếc tàu ngầm nguyên tử duy nhất tham gia một trận thực chiến
Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử thì những chiếc tàu ngầm nguyên tử chủ yếu mang ý nghĩa chiến lược và răn đe. Dù đã xuất hiện 60 năm nhưng cho tới nay tàu ngầm nguyên tử mới chỉ tham chiến thực sự đúng một lần.
Năm 1982, tàu ngầm nguyên tử HMS Conqueror của Anh đã bắn chìm một tuần dương hạm của Argentina (ARA General Belgrano) trong cuộc chiến Falklands. Chiếc ARA General Belgrano của Argentina vốn là chiếc USS Phoenix (CL-46) của Mỹ.
Còn tàu đã từng phục vụ trong Thế chiến II, bị loại khỏi biên chế ngày 3/7/1946. Sau đó, Mỹ đã bán cho Argentina vào ngày 9/4/1951.
Theo Phunutoday
Tìm ra nguyên nhân cháy tàu ngầm nguyên tử Mỹ Các điều tra viên của Hải quân Mỹ ngày 6/6 đã công bố kết quả điều tra ban đầu cho thấy vụ cháy tàu ngầm USS Miami SSN 755 ngày 23/5 vừa qua là do một chiếc máy hút bụi gây ra. Tàu ngầm nguyên tử USS Miami SSN 755 cháy. (Nguồn: navaltoday.com)Theo các điều tra viên, vụ cháy xuất phát từ khoang...