CSGT mở đợt cao điểm kiểm tra nồng độ cồn
Cục CSGT sẽ mở đợt cao điểm xử lý nghiêm các trường hợp như: Vi phạm quy định nồng độ cồn; Chạy quá tốc độ quy định trong dịp tết Dương lịch, tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Trong đợt cao điểm, lực lượng CSGT tập trung triển khai các biện pháp công tác nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội (TTATGT, TTXH) trên các lĩnh vực giao thông, phục vụ nhu cầu đi lại, vui chơi của nhân dân trong dịp Noel, tết Dương lịch và tết nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Cụ thể, trên lĩnh vực giao thông đường bộ, lực lượng CSGT xử lý nghiêm các trường hợp như: Vi phạm quy định nồng độ cồn; Chạy quá tốc độ quy định; Đi không đúng phần đường, làn đường; Chở quá số người quy định; Không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe đúng quy định; Các trường hợp lạng lách, đánh võng đua xe trái phép…
Trên lĩnh vực giao thông đường sắt, CSGT tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân sinh sống ở gần các ga xe lửa, hành lang đường sắt chấp hành pháp luật ATGT.
Phối hợp với các lực lượng chức năng của ngành đường sắt và Công an các địa phương tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo ATGT ở những khu vực đường ngang qua đường sắt, kiến nghị các giải pháp phòng ngừa các vụ tai nạn giao thông giữa tàu hoả với phương tiện đường bộ.
Lực lượng CSGT trên toàn quốc ra quân đảm bảo TTATGT – TTXH dịp cuối năm. Ảnh: H.C.
Trên lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa, lực lượng Cảnh sát đường thủy phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, chính quyền các cấp tiến hành đồng bộ các biện pháp bảo đảm TTATGT, TTXH.
Trong đó thời gian trước Tết Nguyên đán, tập trung vào các đối tượng vận tải hàng hóa, các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, hoạt động vận tải hành khách ngang sông, theo tuyến cố định ở các tuyến vận tải trọng điểm; các điểm du lịch, lễ hội.
Sau Tết Nguyên đán xử lý các đối tượng và địa bàn có hoạt động ngang sông, dọc sông, theo tuyến cố định, các hoạt động du lịch, lễ hội, vui chơi, giải trí trên đường thủy nội địa.
Video đang HOT
Thường xuyên bố trí lực lượng ở các bến, các địa bàn trọng điểm ở những thời gian cao điểm về lưu lượng người tham gia giao thông. Kiên quyết đình chỉ các bến, phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn.
Lực lượng CSGT sẽ tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng để cùng phối hợp tuyên truyền về hoạt động bảo đảm TTATGT, TTXH trong đợt cao điểm.
Riêng đường quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến cà Mau, Cục CSGT sẽ trực tiếp chỉ đạo, bố trí lực lượng CSGT tập trung tuần tra kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trên toàn tuyến.
Đúng 8h ngày 16/12, các đơn vị CSGT tại các tỉnh thành trên toàn quốc sẽ đồng loạt ra quân.
(Theo Zing News)
Uống 2 cốc bia phạt 17 triệu: Nhiều nước phạt nặng hơn
Bộ y tế khẳng định việc uống 2 cốc bia bị CSGT phạt 17 triệu đồng vẫn còn rất nhẹ. Nhiều nước trên thế giới mức xử phạt cao hơn Việt Nam.
Phạt 17 triệu vẫn còn là nhẹ...
Từ ngày 16/8, Phòng CSGT CATP.Hà Nội đã tăng cường xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện theo Nghị định 46 của Chính phủ.
Nhiều trường hợp lái xe uống bia, rượu điều khiển phương tiện giao thông đã bị CSGT yêu cầu dừng xe, kiểm tra và xử phạt nặng.
Mới đây, tài xế Nguyễn Văn Nam (SN 1963, trú huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã phản ứng lại lực lượng chức năng khi bị phạt 17 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 5 tháng sau khi uống 2 cốc bia với bạn bè với kết quả đo nồng độ cồn 0,622 miligam/1lit khí thở (vượt mức cao nhất 0,4 miligam/1lit khí thở).
Ông Nam khẳng định, ông uống có 2 cốc bia, không mệt mỏi hay say bia nên vẫn lái xe. Và mức phạt quá cao kia là hết sức bất công.
CSGT kiểm tra nồng độ cồn của lái xe. Ảnh minh họa
Trước tình huống trên, trao đổi với báo chí, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế, thành viên trực tiếp soạn thảo Dự án Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia cho rằng, phạt như vậy vẫn rất nhẹ.
Theo bà Trang, với kết quả đo nồng độ cồn của người uống rượu bia khi lái xe là 0,622 miligam/1lít khí thở tương đương với 124,4mg/100ml máu do người này đã uống cách đó vài giờ và cơ thể đã đào thải bớt lượng cồn trong máu. Nếu đo nồng độ cồn khi mới uống thì thậm chí còn cao hơn và mức phạt có thể nặng hơn (trung bình 1 giờ cơ thể bình thường đào thải hết 1 đơn vị rượu tương đương khoảng 10g cồn).
Vì thế, người uống bia có kết quả đo nồng độ cồn là 0,622 miligam/1lit khí thở bị phạt 17 triệu đồng không hề nặng.
"Phải xử lý nghiêm người vi phạm, tạo ý thức thượng tôn pháp luật. Hơn nữa, người điều khiển ô tô, xe máy phải cân nhắc kỹ trước khi cầm lái", bà Trang nói.
Bên cạnh đó, bà Trang còn xác nhận, so với Mỹ hay Singapore, mức xử phạt của Việt Nam còn nhẹ và chưa có sức răn đe.
Cụ thể, tại Mỹ, số tiền phạt uống rượu bia khi lái xe trung bình mất 300-500 USD cho vi phạm lần đầu. Nếu tái phạm mức phạt sẽ nhảy lên 1.000 USD. Người vi phạm sẽ phải tự trả phí cho việc xét nghiệm nồng độ cồn từ 500-1.000 USD.
Ở một số bang như Ohio, người vi phạm sẽ phải ngồi tù, tái phạm nhiều lần có thể bị coi là tội phạm, bị tước quyền công dân.
Tại Singapore, dù là vi phạm lần đầu mức xử phạt cũng có thể lên tới 5.000 đô Sing (80 triệu đồng). Còn nếu tái phạm, số tiền phạt sẽ tăng vài lần.
"Tôi tin rằng, nếu có những quy định nghiêm khắc và tổ chức thực hiện hiệu quả sẽ bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và hạn chế tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia, góp phần hạn chế lạm dụng rượu bia và bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân", bà Trang cho biết thêm.
CSGT đảo chốt xử phạt người vi phạm
Cũng liên quan đến việc này, sáng 25/8, trao đổi với Đất Việt, Trung tá Lê Tú - Đội trưởng đội CSGT số 3 cho biết hiện nay đang xuất hiện tình trạng "lách luật" của một số chủ nhà hàng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho lực lượng CSGT mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về TNGT.
"Thực tế những đối tượng mà chúng tôi đang kiểm tra liên quan đến nồng độ cồn rất phức tạp. Khi có nồng độ cồn trong người thì ý thức kiềm chế bản thân rất kém.
Người ta không ý thức được việc uống bia, rượu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thứ hai là khi tham gia giao thông sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến mình và cộng đồng tham gia giao thông.
Tuy nhiên 1 số nhà hàng đã tìm cách lách luật để giúp đỡ khách hàng chốn sự kiểm tra của lực lượng CSGT. Điều này rất nguy hiểm", Trung tá Tú nói.
Theo Trung tá Tú cũng khẳng định, lực lượng CSGT dựa vào kinh nghiệm và nghiệp vụ để ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra các tài xế lái xe, không phải ai đi từ quán bia, rượu, nhà hàng cũng kiểm tra.
"Trong thời gian vừa qua, chúng tôi tăng cường kiểm tra thì ý thức tự giác của người dân được nâng lên rất cao. Nếu muốn uống bia, rượu thì họ sẽ đi xe ôm hoặc taxi, còn nhà gần thì người ta đi bộ, tình trạng đã giảm đáng kể", Trung tá Tú nói.
Về kế hoạch sắp tới, đội trưởng CSGT số 3 cho biết, sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, nhất là dịp nghỉ lễ 2/9.
"Chúng tôi cũng kiến nghị phải yêu cầu các quán này có những băng rôn, khẩu hiệu dán ở trước cửa hàng là đã uống bia, rượu thì không điều khiển các phương tiện liên quan đến giao thông, như ô tô, mô tô, xe máy, xe đạp điện", Trung tá Tú nói thêm.
Theo Đất Việt
Kiểm tra nồng độ cồn, "ma men" đem "chú Tư" ra dọa Khi bị kiểm tra nồng độ cồn, nhiều "ma men" liều lĩnh tăng ga bỏ chạy; gọi điện cho người thân, mang số điện thoại người quen ra hù dọa và cả đập mũ bảo hiểm xuống đường thách thức. Tối 17-8, Đội Cảnh sát giao thông Tuần tra - Dẫn đoàn (PC67) đã phối hợp cùng lực lượng cảnh sát cơ động...