CSGT đang được sử dụng những công cụ hỗ trợ nào?
CSGT được trang bị 6 loại công cụ hỗ trợ trong đó có súng bắn đạn cao su. Loại súng này là công cụ hỗ trợ, không phải vũ khí.
Trang bị vũ khí cho CSGT: Đủ cơ sở pháp lý nhưng cần nghiên cứu
Bao cao Chinh phu tai Hôi nghi trưc tuyên Chinh phu vơi cac đia phương tô chưc ngay 28.12, Đai tương Trân Đai Quang cho biêt, trong 5 năm (2011-2015) đã xảy ra 231 vụ chống CSGT lam 1 ngươi hy sinh, 76 ngươi bị thương. Riêng năm 2015 xảy ra 37 vụ chông CSGT lam 9 cảnh sát bị thương.
Vu viêc CSGT Đôi 5 Phong CSGT TP Ha Nôi bi tai xê xe tai đâm, keo lê trên QL5 vưa qua la môt trong nhưng vu chông đôi CSGT nghiêm trong năm 2015.
Đê han chê tinh trang chông lai CSGT trong khi thi hanh nhiêm vu, Bộ trưởng Bộ Công an kiến nghị Chính phủ, Quốc hội chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, tăng hình phạt với hành vi này nhằm đủ sức răn đe người vi phạm, đồng thời trong thâm quyên cua ngươi thi hanh công vu đươc sư dung vu khi, công cu hô trơ đê bao vê ban thân trong nhưng tinh huông cu thê theo đung quy đinh phap luât.
Trao đổi với PV về kiến nghị trang bị vũ khí cho lực lượng CSGT, Thiếu tướng Trần Thế Quân cho rằng, CSGT là lực lượng vũ trang của Công an nhân dân nên đủ cơ sở pháp lý trang bị vũ khí.
“Pháp lệnh về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã có quy định lực lượng công an được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong các trường hợp cụ thể. Luật Công an nhân dân cũng quy định chung về trang bị, sử dụng vũ khí quận dụng, công cụ hỗ trợ, các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ. Ngoài ra, Nghị định Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ cũng có quy định, hướng dẫn.
Video đang HOT
Nhìn chung về cơ sở pháp lý đã đủ. Tuy nhiên, việc trang bị, sử dụng như thế nào, ai được sử dụng thì phải phải nghiên cứu, tính toán để vừa đảm bảo hiệu quả công tác phòng chống tội phạm vừa đảm bảo tính mạng cho người dân”, Thiếu tướng Trần Thế Quân nói.
Súng của CSGT không phải vũ khí
Trao đổi với PV, thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, cán bộ CSGT Đội CSGT số 1 (Công an TP Hà Nội) cho biết, hiện tại, trong quá trình làm nhiệm vụ, lực lượng CSGT được trang bị còi, gậy chỉ huy, bộ đàm, súng bắn đạn cao su, dùi cui điện, còng số 8.
Lực lượng CSGT được trang bị 6 loại công cụ hỗ trợ trong quá trình làm nhiệm vụ.
Trong đó, bộ đàm, còi, gậy chỉ huy giao thông được lực lượng CSGT sử dụng làm nhiệm vụ chuyên ngành, cụ thể là công tác đảm bảo trật tự giao thông. Còn súng bắn đạn cao su, dùi cui điện, còng số 8 là những công cụ lực lượng CSGT sử dụng trong những trường hợp cảnh báo, ngăn chặn đối tượng có hành vi chống đối người thi hành công vụ, vi phạm pháp luật.
Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (V19 – Bộ Công an) cho biết, súng bắn đạn cao su lực lượng CSGT đang sử dụng là công cụ hỗ trợ, không phải vũ khí.
Khẩu súng bắn đạn cao su trang bị cho lực lượng CSGT.
Theo thiếu tướng Trần Thế Quân, lực lượng CSGT chỉ sử dụng súng bắn đạn cao su để phòng vệ, chống lại các hành vi xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và chính bản thân chiến sĩ cảnh sát được pháp luật bảo vệ.
Theo Minh Tuấn (danviet.vn)
"Xử lý nghiêm hành vi chống đối cảnh sát giao thông thi hành công vụ"
Đây là đề nghị được Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đưa ra tại hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch kinh tế xã hội năm 2016 của Chính phủ chiều 28-12.
Đại tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an cảnh báo tình trạng chống người thi hành công vụ có hướng gia tăng (ảnh minh họa)
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, năm 2015 tình hình an ninh chính trị, kinh tế trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến mới, phức tạp và khó dự báo, trong nước cũng gặp nhiều khó khăn tác động đến công tác đảm bảo an ninh trật tự. Song đáng mừng là đất nước ta đã đạt được các thành tựu rất to lớn trên tất cả các mặt.
Đóng góp vào thành tựu chung của cả nước đó, lực lượng công an thực hiện tốt chức năng tham mưu, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương; phát huy vai trò nòng cốt; triển khai đồng bộ các kế hoạch và giải pháp đấu tranh ngăn chặn âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, trấn áp tội phạm; tăng cường quản lý nhà nước về an ninh trật tự, xử lý kịp thời các vụ việc phức tạp phát sinh, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị xã hội, nhất là không để xảy ra các tình trạng bị động bất ngờ, không để hình thành các tổ chức đối lập, phản động trong nội địa.
Trên lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm, lực lượng công an và cả hệ thống chính trị đã kết hợp phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ, triển khai đồng bộ tất cả các giải pháp, tập trung đấu tránh với các loại tội phạm trọng điểm, liên tục mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp, truy nã tội phạm theo các chuyên đề, các tuyến, các lĩnh vực, địa bàn; tập trung giải quyết, chuyển hóa các địa bàn phức tạp về an ninh trật tự, góp phần kiềm chế gia tăng tội phạm. Tập trung điều tra, xử lý các vụ án nghiêm trọng, rất nghiêm trọng trong thời gian rất ngắn. Tỷ lệ điều tra phá án, xử lý tin báo tố giác tội phạm đều vượt chỉ tiêu Quốc hội giao, tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí.
Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu 2016, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết, Bộ Công an đã có chỉ thị về đảm bảo công tác an ninh trật tự năm 2016, tới đây sẽ triển khai, quán triệt đến toàn bộ lực lượng công an nhân dân. Trong bối cảnh tình hình vẫn diễn biến phức tạp, có nhiều yếu tố khó lường, đề nghị các địa phương tăng cường chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với các lực lượng liên quan nắm chắc, phân tích, dự báo tình hình liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn, kịp thời có phương án giải quyết kịp thời ngay từ đầu, không để các đối tượng có mục đích xấu lợi dụng, kích động, xuyên tạc gây phức tạp an ninh trật tự; kịp thời phát hiện xử lý các yếu tố gây mất an ninh trật tự ngay tại cơ sở, nhất là các địa bàn trọng điểm.
Ngoài ra, các bộ ban ngành, tỉnh, thành phố cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, trong đó cần quan tâm đến lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ chính trị nội bộ, nâng cao nhận thức trình độ của cán bộ về an toàn an ninh mạng; đấu tranh phòng chống tội phạm, đẩy mạnh và cụ thể hóa việc thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, mua bán người...
Muôn vậy, phải triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động sự tham gia tích cực và rộng rãi của các tổ chức quần chúng và nhân dân trong phòng ngừa, tố giác và đấu tranh phòng chống tội phạm theo hướng thiết thực, hiệu quả, tránh hô hào chung chung. Đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, công nghệ cao... Ngoài ra, cần tăng cường chỉ đạo nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh trật tự.
Đặc biệt, Bộ trưởng Trần Đại Quang thông tin cho biết, gần đây, tình trạng chống người thi hành công vụ nói chung, chống lực lượng cảnh sát giao thông thực thi nhiệm vụ trên các tuyến đường có xu hướng gia tăng, tính chất mức độ rất nghiêm trọng. Riêng năm 2015 đã xảy ra 37 vụ, 9 cảnh sát bị thương; còn tính trong 5 năm (2011-2015) thì có 231 vụ chống cảnh sát giao thông, 1 hy sinh, 76 bị thương.
Trước thực trạng đáng lo ngại đó, Bộ Công an kiến nghị Chính phủ, Quốc hội chỉ đạo, bổ sung sửa đổi các quy định pháp luật để làm sao tăng mức hình phạt, xử lý nghiêm các đối tượng chống đối người thi hành công vụ, đồng thời tăng cường các biện pháp để bảo vệ cho người thi hành công vụ theo đúng quy định pháp luật.
Theo Duy Tiến
An ninh thủ đô
Kỷ luật 2 thủ trưởng cơ quan điều tra để xảy ra bức cung nhục hình "Năm 2015, lực lượng công an đã xử lý 26 điều tra viên vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra, trong đó có 2 điều tra viên bị truy tố; xử lý kỷ luật 2 thủ trưởng cơ quan điều tra để xảy ra bức cung nhục hình", Đại tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an nói. Sáng...